BỆNH CƯỜM NƯỚC: Không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa
Bệnh Glaucoma (còn gọi là cườm nước, thiên đầu thống, hay chứng tăng nhãn áp) là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây mù lòa.
Bệnh không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ở ca trẻ sơ sinh. Nếu không kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn.
Bác sĩ Bệnh viện Mắt tinh khám mắt cho bệnh nhân bị bệnh Glaucoma.
Ông Nguyễn Đức Đằng (60 tuổi, tổ 3, khu phố 4, phường Phước Hưng, TP. Bà Rịa) bị bệnh Glaucoma ca 2 mắt đã 5 năm nay. Khi mới phát hiện bệnh, ông thường co triêu chưng nhức mắt, mắt chảy nước nhiều, nhức đầu, sức khỏe có phần giảm sút. Do vây, ông rât ái ngại khi gặp gỡ, giao tiếp với người khác. Để điều trị bệnh Glaucoma, mỗi tháng ông Đằng phải đến Bệnh viện Mắt khám 1 lần. “Bệnh Glaucoma không có khả năng chữa lành hoàn toàn nên người bị bệnh phải thường xuyên đi khám, uống thuốc, nay sinh nhiêu bât tiên”, ông Đằng nói.
Lâu nay, nhiều người hay lầm tưởng bênh nay chi xay ra ơ người lớn tuổi. Thực tế, bênh vẫn xảy ra với những người trẻ. Chị Hoàng Thị Thu Thủy (27 tuổi, tổ 4, ấp Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ) bị bệnh Glaucoma 5 năm nay. Hiện tại, chị đang phải uống thuốc và nhỏ mắt hàng ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chị Thủy cho biết: “Khi bac si chân đoan bi bênh cươm nươc, tôi rât bất ngờ vì không nghĩ mình còn trẻ mà đã bị bệnh này. Từ khi măc bệnh Glaucoma, cuộc sống, công việc của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều”.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, bệnh Glaucoma là một bệnh lý về mắt do áp suất của thủy dịch trong mắt tăng đến mức làm tổn thương thần kinh thị giác. Tình trạng tăng áp suất xảy ra do lượng thủy dịch sinh ra quá mức hoặc đường dẫn lưu thủy dịch trong mắt bị tắc nghẽn. Bệnh làm giảm thị lực vì khi áp lực trong mắt tăng có thể gây chèn ép các mạch máu nuôi dưỡng cấu trúc thần kinh nhạy cảm phía sau mắt.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển chậm và bệnh nhân thường không biết tình trạng mất dần thị lực cho đến khi thị lực suy giảm đáng kể. Y hoc chia Glaucoma thanh cac loai bênh như: Glaucoma góc-mở tiên phát. Loại này chiếm phần lớn tỷ lệ Glaucoma tại hầu hết các quốc gia, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người trung niên. Các thành viên trong gia đình của những người bị bệnh Glaucoma sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì bệnh thường liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh Glaucoma tiến triển chậm và thường không thể nhận biết qua nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Loại thứ hai là Glaucoma góc-đóng cấp tính. Đây là loại Glaucoma phổ biến nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ơ người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, do sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng của áp suất trong mắt. Nếu không được điều trị ngay, trong một thời gian ngắn, bênh có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn. Tình trạng Glaucoma cấp tính thường có các triệu chứng rõ ràng như đau mắt dữ dội, mờ mắt, đỏ mắt, xuất hiện quầng sáng xung quanh nguồn sáng và buồn nôn.
Loại thứ ba là Glaucoma bẩm sinh. Loại này hiếm gặp và xảy ra lúc mới sinh. Mắt của trẻ bi bênh thương mở lớn, chảy nước mắt và nhạy cảm bất thường với ánh sáng. Thứ tư, Glaucoma thứ phát, do các tình trạng khác gây ra như viêm mắt, khối u trong mắt, phẫu thuật mắt, chấn thương mắt hoặc đục thể thủy tinh ở các giai đoạn nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Tùng, Trương Khoa Khám bệnh cấp cứu, phụ trách bệnh Glaucoma (Bệnh viện Mắt tỉnh) cho biết, những nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh Glaucoma gồm: người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên; gia đình có người bị Glaucoma (yếu tố di truyền); người có tiền sử chấn thương mắt, hoặc đã có phẫu thuật về mắt; tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp. “Bệnh Glaucoma không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân bị Glaucoma cần có thời gian điều trị lâu dài theo lộ trình để duy trì nhãn áp ổn định. Vì vậy, khi được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân cần kiên trì đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ”, bác sĩ Tùng khuyên.
Bác sĩ Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh phân tích thêm, bệnh Glaucoma được ví như “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng”. Do vậy, khi phát hiện mắt có triệu chứng mờ, đau nhức, người bệnh không tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, điều trị bệnh. Tùy theo loại, mức độ của bệnh, bac si se có những phac đô điều trị khác nhau, nhưng chủ yếu co 3 phương pháp, gồm: thuốc; phẫu thuật bằng laser và phẫu thuật thông thường. Hiện nay, Bệnh viện Mắt đang điều trị, lập hồ sơ theo dõi cho khoảng 300 bệnh nhân bị Glaucoma. “Bệnh viện Mắt có đủ nhân lực, điều kiện để điều trị bệnh Glaucoma cho bệnh nhân”, bác sĩ Giáp nói thêm.
Không khí ô nhiễm dễ gây mù lòa
ANH - Ô nhiễm không khí có thể gây ra bệnh cườm nước do sự co thắt mạch máu, dễ dẫn đến mù lòa, theo các nhà nghiên cứu ở Đại học London.
Kết quả nghiên cứu công bố ngày 25/11, cho thấy người dân sinh sống tại các khu vực ô nhiễm có nguy cơ cao bị cườm nước (Glaucoma), còn gọi là chứng tăng nhãn áp dẫn đến mù vĩnh viễn. Glaucoma xảy ra do sự tổn hại các tế bào võng mạc ở đáy mắt.
Ô nhiễm môi trường dễ khiến cư dân mắc bệnh cườm nước dẫn đến mù lòa. Ảnh: The Independent.
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 trên 111.370 người Anh. Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra mắt, đo nhãn áp và quét laser võng mạc người tham gia, sau đó so sánh dữ liệu này với nồng độ ô nhiễm trong khu dân cư sinh sống, tập trung vào các yếu tố như bụi mịn P2.5.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 6% dân số trong các khu vực ô nhiễm nặng mắc bệnh cườm nước, cao hơn nhiều so với những vùng có môi trường trong lành. Nhiều người có giác mạc mỏng, một trong những tiến triển điển hình của bệnh glaucoma.
Tiến sĩ Sharon Chua, Viện Nhãn khoa và Bệnh viện mắt Moorfields, Đại học London, kết luận ô nhiễm không khí có thể gây ra bệnh cườm nước do sự co thắt mạch máu, dẫn đến mù lòa.
Giáo sư Paul Foster đứng đầu công trình nhấn mạnh, nghiên cứu được thực hiện tại Anh, nơi có nồng độ ô nhiễm tương đối thấp so với nhiều khu vực. Kết quả nghiên cứu toàn cầu có thể còn tiêu cực hơn nhiều.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cườm nước là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai, chiếm tỷ lệ 8%. Ước tính đến năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 79,6 triệu người mắc bệnh glaucoma, trong đó số bệnh nhân châu Á chiếm 47%. Dự đoán số người mù cả hai mắt là 5,3 triệu người.
Thục Linh
Theo Science Focus/VNE
Bác sĩ Nhi: 6 biểu hiện có thể cảnh báo u não ở trẻ nhưng dễ nhầm sang "bệnh vặt" Những triệu chứng lâm sàng của u não thường dễ bị cha mẹ bỏ qua, trì hoãn việc điều trị tốt nhất cho trẻ và làm tăng khó khăn cho việc chữa bệnh. Bác sĩ Ma Kiệt - Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh Nhi, Bệnh viện Tân Hoa Xã, Đại học Giao thông Thượng Hải đã liệt kê 6 dấu hiệu sớm...