Bệnh cúm dễ nhầm với bệnh gì?
Nhiều người khi có các biểu hiện nhức đầu , sổ mũi , sốt … cho rằng đây là biểu hiện của bệnh cúm .
Tuy vậy, có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm.
Các biểu hiện của bệnh cúm có thể nhầm với bệnh gì?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh do triệu chứng cúm và cảm lạnh tương đồng với nhau. Ngoài các dấu hiệu nhận biết là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh) thì bệnh còn có các dấu hiệu như sau:
Sốt vừa đến cao (trên 38 độ C)
Cảm giác ớn lạnh
Đau đầu, chóng mặt
Đau nhức cơ bắp
Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 ngày. Sau khoảng 5 ngày, triệu chứng sốt và các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ hết trong vòng một hoặc hai tuần.
Một số biểu hiện của bệnh cúm dễ nhầm lẫn với các bệnh sau:
Cảm lạnh
Video đang HOT
Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh do virus gây ra, có nhiều triệu chứng giống nhau như đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi . Sự khác biệt chủ yếu là tốc độ phát triển các triệu chứng. Cảm lạnh thường diễn biến chậm, trong khi cúm lại diễn tiến nhanh, đột ngột. Người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu bệnh trong khoảng 1-7 ngày, thông thường là 48-72h sau khi tiếp xúc với virus cúm.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Cúm và viêm họng liên cầu khuẩn có chung nhiều triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau nhức toàn thân, đau họng, mệt mỏi…. Tuy nhiên ở bệnh nhân mắc viêm họng liên cầu khuẩn thường không có triệu chứng như ngạt mũi, chảy mũi (triệu chứng chính trong bệnh cúm). Ngoài ra, viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây sưng hạch vùng cổ, vùng mang tai, sưng amidan, xuất hiện sưng đỏ trong cổ họng, các mảng trắng trong miệng. Những triệu chứng này đều không phải là điển hình của bệnh cúm.
Viêm phổi
Viêm phổi có triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với cúm. Nó có thể xảy ra riêng biệt hoặc là biến chứng của bệnh cúm. Viêm phổi xảy ra trong hoặc sau khi bị cúm có thể do chính virus cúm gây ra, hoặc do đồng nhiễm virus cúm và vi khuẩn. Trong đó, viêm phổi do vi khuẩn rất nghiêm trọng, gây cơn ho dai dẳng, có đờm nhầy, thường kèm theo đau ngực, khó thở, sốt. Viêm phổi gây ra bởi virus thường ít nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị nghẹt mũi, chảy mũi, ho khan, mệt mỏi, tuy nhiên do tốc độ lây lan nhanh nên nó có thể gây ra đại dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao…
Mắc COVID-19
Khi mắc COVID-19 người bệnh bị sốt, ho, đau họng, mất vị giác và khứu giác… Một số trường hợp COVID-19 cũng có thể gây đau đầu, đau cơ, mệt mỏi tương tự như cúm. Nên dựa vào các triệu chứng và diễn tiến của bệnh sẽ thấy sự khác nhau.
Trường hợp nào nên tiêm vaccine phòng cúm?
Tiêm vaccine phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm.
Trong đó, những người lớn tuổi; người có các bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, hô hấp, béo phì; người suy giảm miễn dịch hoặc ghép tạng là những người có nguy cơ diễn biến nặng cao hơn khi mắc cúm. Vì vậy, đây sẽ là nhóm đối tượng nên ưu tiên thực hiện chủng ngừa hơn.
Virus cúm được khuyến cáo tiêm hằng năm, nhất là ở đối tượng nguy cơ cao.
Do virus cúm có khả năng thay đổi kháng nguyên thường xuyên nên các nhà sản xuất phải căn cứ vào xu thế thay đổi kháng nguyên của virus cúm để sản xuất ra các lô virus phù hợp với mỗi mùa cúm hằng năm. Vì vậy virus cúm được khuyến cáo tiêm hằng năm, nhất là ở đối tượng nguy cơ cao.
Thông thường phải mất khoảng 2-3 tuần sau khi tiêm phòng cúm thì cơ thể mới có đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ chống lại virus cúm. Khả năng bảo vệ của vaccine cúm đạt mức cao nhất khoảng 2-3 tuần sau khi tiêm, có thể kéo dài từ 6 -12 tháng, vì vậy mỗi năm chỉ tiêm một lần là đủ.
Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền, phụ nữ có thai cần tiêm vaccine ngừa cúm. Một số trường hợp không nên tiêm vaccine cúm là người có tiền sử dị ứng với vaccine hoặc đang bị sốt cao.
Hành tây có thực sự hút virus cúm?
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc dùng hành tây để 'hút' virus cúm.
Thực hư về vấn đề này như thế nào?
Hệ lụy khi mắc bệnh cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do nhiễm virus Influenza. Bệnh thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác.
Các chủng virus cúm A phổ biến như A/H5N1, A/H1N1, A/H7N9 có khả năng lây lan cao tạo thành dịch. Trong khi đó, virus cúm B biến đổi chậm hơn virus cúm A, do đó chỉ có một type huyết thanh và không gây những vụ dịch lớn. Virus cúm C gây ra các trường hợp tản phát với triệu chứng lâm sàng không điển hình và các vụ dịch nhỏ ở địa phương.
Bệnh cúm gây tổn thương đường hô hấp trên và dưới với các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể.
Virus cúm gây bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Phần lớn người bệnh phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn tiến nặng, nhiều biến chứng, chủ yếu tại phổi, thậm chí gây tử vong, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn dịch, trẻ em, phụ nữ có thai...
Hành tây có 'bẫy' được virus cúm?
Một tài khoản chia sẻ câu chuyện về gia đình nông dân tại châu Âu vào năm 1919, thời điểm diễn ra đại dịch cúm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, vẫn sống khỏe mạnh giữa đại dịch nhờ đặt hành tây trong nhà. Khi kiểm tra dưới kính hiển vi, bác sĩ phát hiện hành tây chứa đầy vi khuẩn.
Bài viết đã thu hút nhiều lượt tương tác, với hy vọng giúp phòng chống cúm. Tuy nhiên, thông tin về việc hành tây có thể hút virus cúm là không chính xác và chưa được khoa học chứng minh.
Hành tây có tên khoa học là Allium cepa L., thuộc họ Hành (Alliaceae). Hành tây chứa hàm lượng phenolic và flavonoid cao, chủ yếu là quercetin đã được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn cao, có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như E. coli , Pseudomonas fluorescens , Bacillus cereus ...
Hành tây vị cay ngọt, tính bình, không độc, chủ trị bệnh mạch vành tim, đái tháo đường, thương phong nhiều đờm, chán ăn...
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác dụng của hành tây đối với virus, đặc biệt là virus cúm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên tin vào những thông tin không có căn cứ khoa học về việc hành tây có thể hút virus cúm. Thay vào đó, mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cúm đã được chứng minh hiệu quả, như:
Tiêm phòng cúm đầy đủ.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hô hấp, những người ho, sổ mũi nên nghỉ làm, nghỉ học, không ra ngoài.
Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
Khi bị cúm người bệnh cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, đặc biệt là corticoid, vì có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại khó lường. Đối với người cao tuổi và người có bệnh nền, cúm có thể gây nguy hiểm hơn, vì vậy cần đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện triệu chứng hô hấp.
Cách phòng chống bệnh cúm mùa và bệnh sởi Ngày 15/2, Sở Y tế Lâm Đồng vừa ban hành hướng dẫn phòng chống bệnh cúm mùa và bệnh sởi nhằm giúp người dân phòng các bệnh này trong tình hình gia tăng các ca bệnh, có nguy cơ rất cao bùng phát dịch bệnh. Ngành y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em trong trường học ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sai lầm khiến trẻ dễ tái nhiễm giun dù tẩy giun đều đặn

Những người nên hạn chế uống nước chè xanh

Mắc tiểu đường có được uống nước mía?

Thói quen ăn uống tai hại dễ dẫn đến ung thư, rất nhiều người mắc

3 không khi ăn thịt ngan

Người đàn ông nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ sai lầm khi sơ cứu

Người đàn ông tử vong sau khi bị dơi cắn

Can thiệp dinh dưỡng trong điều trị thừa cân, béo phì

Vì sao uống cà phê trong thời tiết nóng có thể không phải là lựa chọn tối ưu?

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày có 6 lợi ích vàng cho sức khỏe

Cách giữ cơ thể đủ nước và điện giải khi tập thể dục mùa hè

Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?
Có thể bạn quan tâm

"Én nhỏ" Triệu Vy kiện kẻ đồn cô tham gia đường dây buôn người ở Myanmar
Sao châu á
12:59:31 14/07/2025
Thụy Điển: 11 điểm đến không nên bỏ qua tại thiên đường du lịch giữa lòng Bắc Âu
Du lịch
12:57:51 14/07/2025
Gemini cho biến hình ảnh thành video sống động có âm thanh
Thế giới số
12:57:47 14/07/2025
Sơn Tùng "trượt tay" để lộ hình ảnh trong điện thoại khiến "cõi mạng" dậy sóng?
Sao việt
12:56:58 14/07/2025
Đừng để style mãi nhạt nhẽo, tham khảo ngay 10 cách mặc đồ màu sắc để nổi nhất đám đông mà vẫn sang chảnh
Thời trang
12:17:20 14/07/2025
Sắc vóc nóng bỏng của mỹ nhân 'Thương ngày nắng về'
Người đẹp
12:15:54 14/07/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI đổi style, dân tình đua nhau nhắc lại drama cũ
Phong cách sao
12:08:57 14/07/2025
Danh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạn
Tin nổi bật
11:57:10 14/07/2025
Công an Ninh Bình công bố đặc điểm nhận dạng đối tượng truy nã Nguyễn Việt Anh
Pháp luật
11:54:17 14/07/2025
Mỹ thăm dò phản ứng của đồng minh về khả năng xung đột liên quan Đài Loan?
Thế giới
11:31:07 14/07/2025