Bệnh bạch tạng là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh bạch tạng là căn bệnh không hiếm gặp và có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy bệnh bạch tạng là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh có khả năng di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác với các đặc điểm phổ biến là da giảm sắc tố, lông và tóc trên cơ thể bạc, sợ ánh sáng. Không chỉ thế, người mắc bệnh bạch tạng còn dễ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và mặt tâm lý. Tỉ lệ người mắc bệnh này hiện nay khá cao với con số là 1:20000 ở thế giới.
1. Bệnh bạch tạng là gì?
Bệnh bạch tạng không bắt đầu xảy ra khi lớn lên mà bệnh mang tính chất bẩm sinh. Nguyên nhân bởi do sự rối loạn trong quá trình tổng hợp lượng sắc tố melanin, dẫn đến bệnh nhân có tóc, da, mắt có màu nhạt.
Với người mắc bệnh này khả năng cao bị bỏng nắng và ung thư da nếu không che chắn kỹ khi ra ngoài vào ban ngày. Một số các ảnh hưởng khác ảnh hưởng đến thị giác là giảm thị lực, sợ ánh sáng, rối loạn thị giác.
2. Dấu hiệu bệnh bạch tạng ở trẻ sơ sinh
Ngay từ khi mới sinh ra bạn có thể quan sát bằng những dấu hiệu sau:
Biểu hiện trên da:
Điển hình nhất là da trẻ thường hồng hào và có lông, tóc trên cơ thể màu trắng.
Có một số trường hợp hiếm thì có thể vẫn giữ được màu da nâu, vàng như người bình thường tuy nhiên sắc tố da ở họ vẫn nhạt hơn.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu bạn có thể quan sát cả ở trẻ nhỏ và người trưởng thành là:
- Có nhiều tàn nhang.
- Da dễ bị sạm do lượng sắc tố melanin tăng lên, đặc biệt khi ra ngoài vào ban ngày.
- Có nhiều nốt ruồi với sắc tố có thể là nâu đen hoặc đỏ hồng.
- Da dễ bị rám nắng.
Tóc: màu tóc ban đầu có thể là trắng và chuyển dần sang nâu khi trưởng thành hoặc thậm chí giữ nguyên màu trắng.
- Màu mắt: Khi mới chào đời thường có màu xanh và nâu và có thể thay đổi khi lớn lên. Bên cạnh đó, sắc tố giảm dần có thể dẫn đến mắt bị mờ đi, trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Video đang HOT
Bệnh về mắt bị ảnh hưởng:
- Dễ bị cận hay viễn thị sớm từ khi còn nhỏ.
- Mất khả năng nhìn về một hướng hay di chuyển cùng 1 hướng.
- Loạn thị.
3. Nguyên nhân
Như đã nói ở trên, đây là căn bệnh di chuyển theo gen lặn đồng hợp tử. Gien này là yếu tố quyết định cơ thể có thiếu men tyrosinase hay không (giúp hỗ trợ vào việc hình thành melanin). Còn melanin chính là yếu tố quyết định màu sắc da và cũng là chất giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím. Với người mắc bệnh bạch tạng do thiếu melanin nên sắc tố da giảm, từ đó mắt mất màu, tóc cũng trở nên bạc trắng.
Nếu bố mẹ bị bạch tạng hay có gen thì khả năng cao thế hệ sau mắc bệnh tương tự. Còn nếu một trong hai người bị bạch tạng thì con có thể bên ngoài như người bình thường nhưng bên trong mang gen lặn bệnh lý.
Đây là căn bệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử (Nguồn: Internet)
4. Hậu quả của bệnh bạch tạng
Nhãn khoa: Thị lực bị ảnh hưởng nên chất lượng công việc, học tập, đi lại cũng khó khăn hơn người bình thường. Ngoài ra, tình trạng tròng đen của mắt trở nên trong suốt, ánh sáng có thể đi qua nên bệnh nhân bạch tạng dễ nhạy với ánh sáng chói như ánh sáng tự nhiên ban ngày, đèn xe,…
Da liễu: Nếu không che chắn kỹ thì rất dễ dẫn đến hiện tượng cháy nắng. Nó có thể góp phần hình thành dày sừng ánh sáng hay nghiêm trọng hơn là ung thư da.
Màu da: Da của những bệnh nhân bạch tạng do sắc tố giảm nên thường có màu nhạt. Với những bệnh nhân sống ở nơi khí hậu nhiệt đới nắng nóng quanh năm thì tuyệt đối phải dùng kem chống nắng, che chắn thật kỹ nếu không dễ bị bỏng nắng hay thậm chí ung thư da.
Màu mắt nhạt: Bệnh nhân bạch tạng có thể sở hữu màu mắt nâu, xanh lá cây, xanh da trời.
Rối loạn thị giác không gian: Không chỉ ảnh hưởng đến sắc tố mà thành phần melanin còn tác động đến sự phát triển của thần kinh thị giác. Với người bình thường, thị giác được điều hành bởi cả hai bán cầu não – mỗi bán cầu có một phần hình ảnh của cả hai mắt từ võng mạc. Còn ở bệnh nhân bạch tạng, hình ảnh không được bán cần não xử lý như người bình thường nên dễ bị rối loạn thị giác không gian.
5. Cách chữa bệnh bạch tạng
Vì là căn bệnh có tính chất di truyền nên khả năng chữa khỏi khó có thể xảy ra. Người bệnh chỉ có tập trung vào chăm sóc thị giác và theo dõi da để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Điều trị thường bao gồm:
- Chăm sóc mắt: Việc kiểm tra thị lực định kỳ mỗi năm là vô cùng cần thiết để kiểm tra dấu hiệu bật thường. Đối với bệnh nhân có chứng rung giật nhãn cầu bác sĩ có thể chỉ định để phẫu thuật.
- Chăm sóc da và phòng tránh ung thư da: Do người bệnh bạch tạng dễ bị các vấn đề về da nên bắt buộc phải khám hàng năm để kiểm tra có nguy cơ mắc ung thư da hay không.
6. Cách bảo vệ khi mắc bệnh bạch tạng
- Khi ra ngoài vào ban ngày bắt buộc phải mặc áo chống nắng, mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ khỏi tia cực tím.
- Dù là trời nắng hay râm phải dùng kem chống nắng có chỉ SPF từ 30 trở lên.
Đối với trẻ em mắc bệnh bạch tạng nên:
- Ngồi khu vực gần bảng vì thị lực yếu
- Sách giáo khoa hoặc máy tính bảng sử dụng chữ khổ lớn
- Tài liệu in có độ tương phản cao, ví dụ như chữ đen trên giấy trắng
- Tránh ánh sáng mạnh trong môi trường học tập hay công việc
Bệnh cần kiểm soát tốt từ đầu (Nguồn: Internet)
6. Cách phòng tránh bệnh bạch tạng
Hiện nay chưa có cách nào có thể phòng tránh hay chữa bệnh bạch tạng. Bạn chỉ có thể theo dõi tiền sử gia đình mình và gia đình chồng có người mắc bệnh này hay không và đi xét nghiệm. Tuy bên ngoài bạn trông vẫn bình thường nhưng nếu mang gien lặn khả năng cao trẻ dễ bị.
7. Các câu hỏi thường gặp
7.1. Bệnh bạch tạng có lây không?
Bệnh bạch tạng chỉ mang yếu tố di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không lây lan khi tiếp xúc. Nếu cả cha và mẹ đều phải mang gene bệnh, khả năng trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng là 1/4.
7.2. Bệnh bạch tạng có chữa được không?
Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt các ảnh hưởng lên da và thị giác như:
- Dùng kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV
- Mặc quần áo chống nắng dày, dài tay và sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF ít nhất 30 trở lên
- Dùng kính thuốc để khắc phục các vấn đề về thị lực
7.3. Bệnh bạch tạng sống được bao lâu?
Căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh. Do đó, bạn không cần lo lắng về việc bệnh bạch tạng sống được bao lâu. Hãy cứ lạc quan và bảo vệ cơ thể bằng cách che chắn khỏi tia UV và mỗi năm nên đi xét nghiệm định kỳ để kiểm tra.
Hy vọng bài viết trên giải đáp được những thông tin cơ bản về bệnh bạch tạng và các triệu chứng của bệnh. Nhờ đó mà bạn có cách phòng tránh cũng như biết thông cảm với người mắc bệnh để họ có thể hòa nhập dễ dàng hơn trong cộng đồng.
5 tác hại của việc nằm võng cha mẹ cần biết
Nằm võng là thói quen của người Việt từ rất lâu thậm chí trẻ nhỏ dành cả tuổi thơ để nằm võng nhưng tác hại của nó ít ai biết đến.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết những bé hay khóc quấy thì chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi nằm trên chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt, thi thoảng nằm thư giãn, ngả lưng thì được còn nếu nằm rất lâu để ngủ thì không tốt cho sự phát triển chung của trẻ.
Võng là vật dụng có độ con rất lớn, nằm võng lại thường đung đưa cảm giác dễ chịu nhưng thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nằm võng đung đưa hại nhiều hơn lợi.
Thứ nhất, bác sĩ Thanh cho biết, khi nằm võng trẻ bị hội chứng rung lắc. Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.
Thứ hai, ức chế thần kinh, khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn bế trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.
Nằm võng gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.
Thứ ba, ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực, do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.
Thứ tư, BS Thành cho biết nằm võng sẽ khiến hệ thần kinh vận động kém phát triển. Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.
Thứ năm, hạn chế cơ bắp phát triển. Bởi vì cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ.
Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.
Đối với người lớn, PGS Nguyễn Hoài Nam - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nằm võng để ngủ thì chỉ nên sử dụng cho những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, còn ngủ dài như ngủ ban đêm thì rất không tốt vì tư thế nằm võng như vậy rất khó chịu, cơ thể bị bó hẹp ở tư thế nằm đầu cao, chân cao, ngực bị ép sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, bệnh nhân dễ bị suy hô hấp, thiếu oxy não, làm giấc ngủ không có chất lượng.
Đau mắt đỏ khi mang thai có đáng lo? Tôi đang mang thai được 23 tuần thì bị đau mắt đỏ. Tôi rất lo lắng sẽ ảnh hưởng tới con, xin bác sĩ tư vấn! Nguyễn Thị Liên (Hà Nội) Ảnh minh họa Đau mắt đỏ là bệnh do virus nhóm Adeno gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đặc biệt,...