Bệnh án tâm thần của Trung tá Công an bị tố quỵt tiền thể hiện gì?
Theo tìm hiểu của Dân Việt, Trung tá Công an Vũ Thùy L (SN 1980, hiện là cán bộ thuộc Công an tỉnh Thái Bình, người bị 1 lái xe ô tô tố quỵt tiền taxi) đã từng nhập viện điều trị tâm thần, khi bệnh chưa ổn định đã bỏ về.
Trung tá Công an từng đi lung tung, nói nhiều, nghĩ có người đầu độc
Cụ thể, theo thông tin của PV Dân Việt, Trung tá Vũ Thuỳ L đã từng nhập Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình để điều trị vào năm 2011, thời gian điều trị của vị nữ Trung tá công an này là 14 ngày.
Vào thời điểm đó, theo bệnh án tâm thần, bệnh nhân Vũ Thuỳ L nghề nghiệp là cán bộ, bệnh nhân L nằm ở buồng A10, nhập viện lúc 18h ngày 29/3/2011 vào khoa Tâm căn do bác sĩ Phùng Thị Minh Thuận làm trưởng khoa điều trị trực tiếp (bác sĩ Thuận hiện đang là Phó Giám đốc bệnh viện).
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân L thời điểm vào viện được chuẩn đoán “ Rối loạn phân liệt cảm xúc”, mã bệnh là F25.
Lý do bệnh nhân vào viện được thể hiện trong bệnh án ghi rõ “Nói linh tinh, quậy phá”.
Về các biểu hiện ban đầu, sự tiến triển của bệnh, bệnh án tâm thần của bệnh nhân Vũ Thuỳ L thể hiện “Theo chồng bệnh nhân kể, bệnh nhân mới sinh con thứ 2 được 10 tháng, bệnh khởi phát khoảng 1 tuần trước khi nhập viện.
Ăn kém, ngủ ít, nói linh tinh, cho rằng có người có ý định giết bệnh nhân, bỏ thuốc độc vào thức ăn, nước uống, chửi bới…”.
Phương pháp điều trị cho nữ Trung tá Công an Vũ Thuỳ L là an thần kinh, chỉnh khí sắc, trợ lực, tâm lý tiếp xúc.
Bà Vũ Thuỳ L từng phải nhập Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình điều trị gần nửa tháng vào năm 2011, sau đó bỏ về khi bệnh tình chưa thực sự ổn định.
Bệnh nhân L ra viện vào ngày 11/4/2011 nhưng không phải là được ra viện, xin về hay đưa về mà bệnh nhân bỏ về. Các bác sĩ kết luận, tình trạng của bệnh nhân L khi ra viện là chưa ổn định, còn nói nhiều, không chịu uống thuốc.
Trao đổi với PV Dân Việt vào chiều ngày 4/12, bác sĩ Phùng Thị Minh Thuận cho biết, bệnh nhân L bị rối loạn phân liệt cảm xúc, điều trị giai đoạn hưng cảm tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình vào năm 2011.
“Giai đoạn bệnh đó thì bệnh nhân trong tình trạng kích động, tức là hưng phấn, sẵn sàng khi không ổn định là cáu gắt, quay sang chửi bới y bác sĩ.
Video đang HOT
Thậm chí còn doạ kiện y bác sĩ, cho rằng các bác sĩ không có quyền cố định bệnh nhân để tiêm thuốc, không nhận việc đó là tốt cho mình.
Sau đó không hiểu lý do gì, bệnh nhân chưa ổn định hẳn thì gia đình xin về, sau đó không thấy quay lại nữa” – nguyên Trưởng khoa Tâm căn của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình thông tin.
Cũng trao đổi với PV, nói về trường hợp bệnh nhân L, ông Nguyễn Văn Ngọc – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình khẳng định bệnh nhân này không có sổ tâm thần.
Theo vị giám đốc bệnh viện, chỉ có 2 loại bệnh được cấp sổ để uống thuốc duy trì hàng ngày tại gia đình đó là bệnh tâm thần phân liệt và bệnh động kinh.
Ngoài 2 loại bệnh đó ra, không có loại bệnh nào mà bệnh nhân được cấp sổ lĩnh thuốc hàng tháng.
Với việc xuất viện thì có 2 trường hợp, 1 là bệnh nhân ổn định, bác sĩ cho ra viện; 2 là bệnh nhân tự ý bỏ về hoặc gia đình xin về.
Chia sẻ chung về những bệnh nhân khi đã nhập vào Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình mà bỏ về hoặc không điều trị dứt điểm, bác sĩ Ngọc cho biết điều này có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh.
“Nếu điều trị không tích cực thì người bệnh sẽ không tự chủ được, các hoạt động tâm thần sẽ bị ảnh hưởng. Có thể người bệnh có những hành vi gây rối cho bản thân, gia đình hoặc cộng đồng” – bác sĩ Ngọc nhận định.
Không có chuyện quỵt tiền?
Liên quan đến các thông tin bị 1 tài xế ô tô tố cáo quỵt tiền đi xe, trao đổi với PV Dân Việt, Trung tá Vũ Thuỳ L xác nhận mình có đi xe của lái xe B.Đ.H (28 tuổi, trú tại huyện Vũ Thư, Thái Bình).
Tuy nhiên, Trung tá L phủ nhận việc quỵt tiền của lái xe này. “Mọi chuyện giờ Công an tỉnh đang giải quyết, chờ kết luận chính thức” – vị cán bộ đang công tác tại phòng PV06 Công an tỉnh Thái Bình thông tin.
Theo bà L, sau khi tài xế tố bà quỵt tiền đi taxi, bà đã làm bản tường trình gửi tới lãnh đạo trình bày về toàn bộ diễn biến vụ việc.
Nữ Trung tá Công an tỉnh Thái Bình phủ nhận việc quỵt tiền của tài xế xe ô tô như bị tố cáo.
Về các thông tin đăng tải trên facebook cá nhân của bà này, trao đổi với PV, lúc bà L nói là do chồng sử dụng, tuy nhiên khi nhắc tới các bình luận khuyên xoá trạng thái đăng tải trên mạng xã hội liên quan tới vụ việc bị tố quỵt tiền xe, bà L lại nói “ sao phải xoá” khiến dư luận băn khoăn về tính chính xác của các thông tin do bà L đưa ra.
Cũng theo tìm hiểu của PV, thông qua nguồn tin từ tài xế H, một tài xế khác tên T cũng thông tin cho rằng mình cũng là một nạn nhân của nữ Trung tá Công an Vũ Thuỳ L.
Theo thông tin từ lái xe T, trong một lần bị lực lượng chức năng phát hiện và xử lý vi phạm giao thông trên đường, T đã liên hệ nhờ bà L xin giúp để không bị xử lý.
Khi đó bà L đã nói tài xế T đưa 2 triệu đồng để xử lý, tuy nhiên sau đó tài xế vẫn bị xử phạt. Trước việc nhờ không thành, tài xế T đã liên hệ để lấy lại 2 triệu đồng đã đưa cho nữ Trung tá Vũ Thuỳ L nhưng không được.
Trao đổi với PV về vấn đề này, bà L cho biết có nhận được cuộc gọi từ phía lái xe T, tuy nhiên bà L nói giúp tài xế T để việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh hơn chứ không phải là xin lực lượng chức năng bỏ qua cho vi phạm của tài xế này.
Về thông tin tài xế T nói đưa tiền cho mình, Trung tá L phủ nhận và cho biết đó là thông tin vô căn cứ, không có bằng chứng.
Thông tin của Dân Việt, Công an tỉnh Thái Bình đã nhận được đơn của anh B.Đ.H trình báo về việc bị bà Vũ Thuỳ L cố tình “quỵt” số tiền 2 triệu đồng thuê chạy xe. Hiện đơn của tài xế H đang được phòng PV06 tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền. Lực lượng chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ nội dung đơn thư của anh H.
Dân Việt tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự việc này.
Theo danviet.vn
Nghệ An: Người mẹ 16 năm tìm con gái mất tích
16 năm trước, con gái bà Hòe bỏ học ra Hà Nội làm thuê rồi bỗng dưng mất liên lạc. Từ đó đến nay, bà ròng rã đi tìm con với nhận định bị lừa bán qua Trung Quốc.
Những ngày cuối tháng 11, vừa tan buổi chợ, bà Cao Thị Hòe ở xã Diễn Hoa (Diễn Châu), lại tất bật chạy về nhà lo cơm nước. Quần quật buôn bán hoa, quả ở chợ, nhưng thu nhập cũng chẳng khấm khá. Mỗi lần dư dả được ít tiền, bà Hòe lại dùng để mua vé xe đi tìm con gái. Kể từ khi cô con gái đầu mất tích, căn nhà tềnh toàng ở cuối làng cũng vắng tiếng cười. Cũng chính vì thế, khuôn mặt của bà Hòe già hơn so với cái tuổi 53 của mình. "Trước khi chết, tôi chỉ muốn tìm được con", bà nói.
Vợ chồng bà Hòe có 5 người con, trong đó Nguyễn Thị Hiền (SN 1988) là con đầu. Gia cảnh khó khăn, năm 2003, bà vay mượn tiền với mong muốn đi xuất khẩu lao động, còn chồng cũng đi làm thuê xa nhà. 5 người con đành phải gửi nhờ ông bà ngoại chăm sóc.
"Khi tôi đang học tiếng ở Hà Nội để chuẩn bị đi nước ngoài thì Hiền bỏ học rồi theo bạn bè đi làm thuê. Lúc đó nó đang học lớp 8. Sau khi dò la, chúng tôi tìm được nó ở Hà Nội, đang đi phụ giúp ở một quán ăn, liền đưa về. Nhưng về nhà chưa được bao lâu, cháu lại bỏ đi, lần này dẫn theo cả em gái", người phụ nữ khuôn mặt khắc khổ kể.
Bà Hòe già hơn so với cái tuổi 53 của mình. Ảnh: Tiến Hùng
Bỏ dở việc học tiếng, bà Hòe lại tiếp tục ra Hà Nội tìm con. Thấy con gái đang phụ quán ăn, bà thuyết phục nhưng cô không chịu về ngay mà hẹn bố mẹ làm hết hợp đồng rồi dẫn em gái về. Đúng hẹn, Hiền bắt xe cho em gái về trước, còn chị về sau.
"Về nhà chẳng bao lâu, Hiền lại bỏ đi lần thứ 3. Hai vợ chồng lại tiếp tục ra Hà Nội tìm, nhưng lần này thì không thấy tung tích. Lúc đó, tôi đang vướng chuyện bị lừa đi xuất khẩu lao động, mất hết tiền bạc, lại mất thêm con gái, nên sốc nặng, nửa năm điều trị tâm thần mới có thể hồi phục", bà kể.
Vài năm sau, một bức thư viết tay từ Hiền gửi về nhà, báo tin chị đang ở Trung Quốc. Trong thư, Hiền nói đang làm thuê ở Trung Quốc và đã có bạn trai ở nước này. Cô còn kể đang cùng bạn bè mở một quán cơm. "Nó bảo cũng nhớ gia đình lắm và có đính kèm số điện thoại 178008613726988790 cùng một vài bức ảnh cá nhân. Bố mẹ gọi qua số đó thì đúng số nó. Suốt 1 tháng sau đó, cả nhà vẫn giữ liên lạc. Nhưng rồi đột ngột không còn gọi được nữa", bà Hòe nói thêm.
Bức ảnh của Hiền gửi về báo đang ở Trung Quốc hơn 10 năm trước.
Cuộc điện thoại cuối cùng giữa Hiền với gia đình, cô gái này kể rằng khách đến ăn quán cơm bị ngộ độc, nên đang phải làm việc với cảnh sát địa phương. Những ngày sau đó, gia đình liên tục gọi vào số điện thoại Hiền nhưng không liên lạc được. Sau 1 năm, gọi lại thì có người bắt máy nhưng người ta nói số điện thoại này đã đổi chủ.
Từ đó cho đến nay không còn bất kỳ tung tích gì về Hiền nữa. Những năm gần đây, gia đình đã cố gắng đăng tải thông tin ở nhiều nơi, nhưng những phản hồi về chị đều không chính xác. "Mẹ cứ khóc suốt mỗi lần nhớ về chị Hiền. Cả nhà đang rất mong gặp chị để đoàn tụ", Nguyễn Văn Dương (22 tuổi) em trai Hiền tâm sự.
Bà Hòe nói rằng, suốt mười mấy năm qua, kể từ khi chị Hiền bị mất tích, bà không lúc nào nguôi nhớ con. "Gia đình chúng tôi rất lo lắng, nhưng không biết làm cách nào để tìm con. Nếu có ai biết nó đang ở đâu thì xin báo lại cho gia đình để gia đình đi tìm nó về", bà nghẹn ngào. Thông qua Báo Nghệ An, gia đình bà Hòe mong muốn, ai có thông tin về chị Nguyễn Thị Hiền (sinh ngày 29/3/1988) vui lòng gọi về số 0328114233 (gặp Dương, em trai chị Hiền).
Bà Hòe hiện sống một mình. Ảnh: Tiến Hùng
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có không ít trường hợp phụ nữ bị lừa bán qua Trung Quốc hoặc tự nguyện đi rồi mất liên lạc với gia đình. Từ đầu năm đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh giải cứu nhiều phụ nữ bị lừa bán qua Trung Quốc.
Mới đây nhất, 2 đơn vị này đã đưa chị Hồ Thị Hiền (44 tuổi ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu) về với gia đình. Chị Hiền là nạn nhân của tội phạm mua bán người, bị lừa bán làm vợ đàn ông Trung Quốc suốt 25 năm nay. Cuộc trùng phùng diễn ra trong nước mắt, bởi khi trở về, cả bố lẫn mẹ của nạn nhân đã qua đời từ lâu sau nhiều năm mong ngóng tin tức của cô con gái. Năm 18 tuổi, Hiền bị bắt cóc khi đang làm thuê tại một quán ăn trên địa bàn rồi bị những kẻ buôn người đưa sang Trung Quốc, bán làm vợ ở vùng nông thôn hẻo lánh. Hàng ngày, chị phải chịu đựng những trận đòn roi từ nhà chồng.
Nghệ An hiện là địa phương trọng điểm về tội phạm mua bán người. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện còn gần 300 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân hoặc nghi là nạn nhân của mua bán người. Hàng năm, Nghệ An xảy ra từ 12 đến 16 vụ mua bán người. Đa số nạn nhân có độ tuổi từ 14 đến 30. Tuy nhiên, ngoài số nạn nhân đã xác định này, tại các bản, làng miền núi, hàng năm vẫn có nhiều phụ nữ, trẻ em bỏ nhà đi khỏi địa phương nghi bị bán. Số người này hầu hết ở tuổi trưởng thành không muốn ở nhà lam lũ nương rẫy đã tự móc nối tìm những người đi trước hoặc bị dụ dỗ trốn nhà đi rồi mất tích. Phần lớn trong đó nghi bị đưa sang Trung Quốc lấy chồng hoặc làm mại dâm trong nước.
Tiến Hùng
Theo baonghean.vn
Uẩn khuất trong vụ chết người sau khi mổ ở BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng Bệnh nhân khám, nhập viện tại Bệnh viện phụ sản nhi Đà Nẵng để mổ nội soi thế nhưng khi tình hình xấu thì nơi này chuyển sang bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục mổ và tử vong sau đó. Nạn nhân là chị Bùi Thị Tám, sinh năm 1980, ở thôn Tây Giang, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình,...