Bệnh Alzheimer có thể được điều trị nhờ một ca phẫu thuật cổ đơn giản
Các bác sĩ Trung Quốc cho biết mức chi phí phải chăng và 60-80% số bệnh nhân mắc Alzheimer có thể khỏi bệnh.
Những thông tin được tờ SCMP đăng tải ngày hôm nay đã dấy lên hy vọng đây có thể là bước ngoặt đối với những người mắc căn bệnh này.
Phương pháp phẫu thuật này bao gồm bốn vết rạch nhỏ ở cổ bệnh nhân, đã được thực hiện trên hàng trăm bệnh nhân tại các bệnh viện công hàng đầu trên khắp Trung Quốc.
Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa được biết chắc chắn, nhưng có một giả thuyết cho rằng sự lắng đọng của một chất trong não được gọi là beta-amyloid, có thể gây ra cái chế.t của các tế bào thần kinh, đẩy nhanh sự khởi phát và tiến triển của bệnh. Đây chính là ý tưởng dẫn tới sự ra đời của phương pháp điều trị được đề cập trong bài viết.
Quy trình này, được gọi là “ nối mạch bạch huyết-tĩnh mạch” (LVA), kết nối các mạch bạch huyết của bệnh nhân với các tĩnh mạch gần cổ, tăng tốc độ lưu thông và dẫn lưu dịch bạch huyết, mà các bác sĩ tin rằng có thể thúc đẩy quá trình loại bỏ các protein có hại, bao gồm cả beta-amyloid, khỏi não, do đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer.
Kết quả cho đến nay đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Một tờ báo địa phương ở thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc đã đưa tin vào tháng trước rằng một phụ nữ 68 tuổ.i đã trải qua ca phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, trực thuộc Đại học Westlake, và khả năng nhận thức của bà đã cải thiện một tuần sau đó.
Đầu tháng 11, thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc cũng báo cáo rằng họ đã hoàn thành ca phẫu thuật đầu tiên cho bệnh Alzheimer, do nhóm phẫu thuật thần kinh từ Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Trùng Khánh thực hiện.
Trong một loạt video được đăng tải trên mạng xã hội vào tháng trước, Cheng Chongjie, một bác sĩ thuộc nhóm Trùng Khánh, cho biết ca phẫu thuật có hiệu quả với hơn một nửa số bệnh nhân.
Ông cho biết: “Hai trung tâm y tế trong nước đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật LVA và kết quả cho thấy thủ thuật này có hiệu quả đối với 60 đến 80% số bệnh nhân”, nhưng cũng nói thêm rằng hiệu quả rất khác nhau, với khoảng 30% bệnh nhân không thuyên giảm bệnh.
Tuy nhiên, Cheng khuyến khích bệnh nhân cân nhắc phẫu thuật vì đây là một thủ thuật tương đối không xâm lấn. “Ngay cả khi phẫu thuật không hiệu quả, nó cũng không có tác động lớn”, ông nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc điều trị không gây ra gánh nặng tài chính lớn. Cheng cho biết chi phí phẫu thuật chưa đến 6.900 USD và chi phí cho bệnh nhân thậm chí còn ít hơn sau khi được bảo hiểm y tế quốc gia Trung Quốc chi trả.
Cheng, người từng được đào tạo ngắn hạn tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts của Đại học Harvard, cho biết trong đoạn video clip của mình: “Ca phẫu thuật này do người Trung Quốc phát minh, nên việc hỏi các [chuyên gia] nước ngoài là vô ích, họ thậm chí có thể không tin người Trung Quốc có thể tìm ra cách điều trị bệnh Alzheimer”.
Vào tháng 4, Bệnh viện Nhân dân số 9 Thượng Hải đã triển khai thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra phương pháp điều trị phẫu thuật này.
Bác sĩ phẫu thuật hàng đầu tại bệnh viện này là Zhang Yixin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo The Paper có trụ sở tại Thượng Hải vào thứ Hai rằng cho đến nay đã có gần 30 bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật và “các triệu chứng của mọi người đều đang cải thiện” – mặc dù ở các mức độ khác nhau.
Zhang cho biết: “Điều này phụ thuộc vào số lượng tế bào thần kinh hoạt động tốt còn lại trong não”, đồng thời nói thêm do tổn thương tế bào thần kinh do protein có hại là không thể phục hồi nên phẫu thuật sẽ không mang lại sự cải thiện đáng kể nếu não đã bị tổn thương quá nhiều.
Vào tháng 6, một nhóm chuyên gia lâm sàng từ một số viện ở Thượng Hải đã báo cáo rằng sáu người được điều trị đã có những cải thiện nhỏ, đặc biệt là về sự chú ý và thời gian phản ứng. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí General Psychiatry.
Nghiên cứu do Li Xia thuộc Trường Y khoa Đại học Giao thông Thượng Hải dẫn đầu đã lưu ý những kết quả tích cực trong trường hợp đầu tiên cho thấy “quy trình cải tiến này có thể trở thành một phương pháp tiếp cận mới quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát” bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, một số người trong lĩnh vực này cũng tỏ ra hoài nghi về ca phẫu thuật này. Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội vào tháng trước, Zhu Jianhua, một bác sĩ thần kinh tại Hoa Kỳ, đã bác bỏ ca phẫu thuật này, nói rằng “không có khả năng” điều trị, chứ đừng nói đến việc chữa khỏi bệnh Alzheimer giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối.
Ông cho biết có hai lý do cho điều này. Đầu tiên, quy trình này không thể loại bỏ tất cả các protein có hại vì có ba màng bao quanh não và chỉ có màng ngoài cùng có hệ thống bạch huyết, nghĩa là vẫn còn hai rào cản giữa màng ngoài, được gọi là màng cứng, và chất não.
Ngoài ra, ông cho biết, protein amyloid không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến bệnh Alzheimer, do đó, việc loại bỏ thêm protein này sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn và ngay lập tức trong việc điều trị bệnh.
Nhà thần kinh học cho biết ông có những cảm xúc trái ngược nhau về sự phổ biến của liệu pháp này ở Trung Quốc. Zhu cho biết ông muốn thấy Trung Quốc đi đầu trong khoa học y tế, nhưng ông cũng lo ngại các bác sĩ Trung Quốc không nghiêm ngặt trong việc điều trị các rối loạn não ở người, điều này có thể dẫn đến tổn hại về thể chất và tài chính cho bệnh nhân.
Bác sĩ Cheng ở Trùng Khánh thừa nhận cơ chế điều trị LVA “hiện tại vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng”. Ông nhấn mạnh vẫn cần cải tiến hơn nữa trong quá trình điều trị.
Bác sĩ phẫu thuật Zhang ở Thượng Hải cũng lưu ý ông không muốn phóng đại hiệu quả của ca phẫu thuật. Ông cho biết ca phẫu thuật không thể khôi phục mức độ nhận thức của bệnh nhân trở lại bình thường và những tác động lâu dài vẫn chưa được nhìn thấy.
Zhang cho biết: “Thời gian theo dõi dài nhất [trong các thử nghiệm] hiện nay chỉ là bảy hoặc tám tháng và chúng tôi cần thu thập bằng chứng theo dõi dài hơn và quy mô mẫu lớn hơn để xác nhận hiệu quả của nó”.
Bệnh Alzheimer – nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất trí nhớ – là một chứng rối loạn não bộ dần dần phá hủy trí nhớ và khả năng tư duy, và cuối cùng là khả năng thực hiện những nhiệm vụ đơn giản nhất.
Trong số hơn 55 triệu người trên toàn thế giới mắc chứng mất trí, ước tính có 60 – 70% mắc bệnh Alzheimer. Tại Hoa Kỳ, khoảng 6,9 triệu người từ 65 tuổ.i trở lên đang sống chung với căn bệnh này.
Trong hơn một thế kỷ kể từ khi bệnh Alzheimer được mô tả lần đầu tiên, có rất ít tiến triển trong việc phát triển thuố.c để điều trị căn bệnh này. Mặc dù một số loại thuố.c mới được chấp thuận trong những năm gần đây có thể làm chậm quá trình tiến triển của suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân giai đoạn đầu, căn bệnh này vẫn chưa thể chữa khỏi.
Mới U30 đã thường xuyên quên tắt nước nóng, đóng nắp thùng gạo
Chỉ mới 20-30 tuổ.i, không ít người trẻ giật mình khi biết mình bị mắc bệnh suy giảm nhận thức vốn chỉ thường gặp ở người cao tuổ.i.
N.M.T, đang là sinh viên năm 3 của một trường đại học trên địa bàn thành phố. Thời gian gần đây, M.T không thể tập trung vào bài học vì vừa nghe giảng hoặc đọc sách xong, cậu đã không nhớ gì cả. Nhất là vào giai đoạn thi cuối kỳ, M.T càng căng thẳng hơn vì càng cố gắng học, cậu càng nhanh quên.
Không chỉ không nhớ được bài vở, nhiều công việc đơn giản hàng ngày như tắt nước nóng, đóng nắp thùng gạo... cậu cũng không nhớ.
Lo ngại trước tình trạng quên liên tục diễn ra và kéo dài, M.T đã đến bệnh viện để kiểm tra. ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh (Bệnh viện Quân y 175) cho biết, ca bệnh trên đã đến khám tại đơn vị Sa sút trí tuệ khoảng 1 tháng trước.
Kiểm tra mức độ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ của người bệnh tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: T.Chính
Sau khi làm bài kiểm tra thần kinh nhận thức cũng như khai thác kỹ tiề.n sử, các bác sĩ nhận định na.m sin.h bị hội chứng suy giảm nhận thức chủ quan do căng thẳng, stress, mất ngủ.
Bệnh nhân được hướng dẫn điều chỉnh giấc ngủ, điều trị bằng các phương pháp dùng thuố.c và không dùng thuố.c. Sau 3 tuần điều trị, khi tái khám, khả năng tập trung chú ý và trí nhớ của bệnh nhân cải thiện đáng kể.
Một trường hợp khác là chị N.M, 28 tuổ.i, nhân viên văn phòng của một công ty đầu tư. Công việc của chị liên quan đến rất nhiều loại giấy tờ, hợp đồng, hoá đơn nên chị rất có ý thức rèn luyện trí nhớ. Tuy nhiên, khoảng nửa năm nay, khi tình hình tài chính khó khăn, công ty cắt giảm nhân sự, trong khi công việc phải nhận nhiều hơn, lại ít có thời gian nghỉ ngơi... nên trong công việc chị liên tục mắc lỗi.
Bị nhắc nhở, chị càng căng thẳng nhiều hơn, dẫn đến không ăn, không ngủ được, tình trạng "nhớ nhớ quên quên" càng nặng khiến chị buộc phải xin nghỉ phép để đi điều trị.
Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh "quên"
Chia sẻ tại hội thảo "Chẩn đoán và điều trị suy giảm nhận thức" diễn ra ngày 29/6 tại Bệnh viện Quân y 175, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa cho biết, suy giảm nhận thức thường gặp ở người lớn tuổ.i, nhóm người mắc sa sút trí tuệ hay bệnh alzheimer. Tuy nhiên, hiện nay người trẻ đến bệnh viện khám với các triệu chứng hay quên ngày càng tăng.
Người bệnh đến khám tại khoa trong độ tuổ.i từ 20-50 chiếm đến 50%, đa phần trong tình trạng trí nhớ giảm sút. Tuy nhiên, khi thực hiện các bài kiểm tra, hầu hết các trường hợp này không thuộc dạng sa sút trí tuệ mà chủ yếu là suy giảm nhận thức.
Theo bác sĩ Nghĩa, suy giảm nhận thức ở người trẻ là căn bệnh có thể điều chỉnh được. Nguyên nhân có thể do stress, căng thẳng, rối loạn lo âu, mất ngủ... ảnh hưởng đến trí nhớ và tình trạng nhận thức của người trẻ.
Tại khoa còn có nhiều bệnh nhân suy giảm nhận thức chủ quan do lạm dụng rượu bia, sử dụng bóng cười, các chất kích thích... phải điều trị nội trú dài ngày.
Bác sĩ Nghĩa cho biết, sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng. Việc chẩn đoán, điều trị vẫn gặp khó khăn do người dân chưa nhận thức về bệnh đầy đủ và đúng mức.
Nhiều người có triệu chứng nhẹ như lơ đãng, mất tập trung nhưng chủ quan không đi thăm khám. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán, điều trị chuyên sâu còn hạn chế...
Theo TS.BS Trần Công Thắng, Chủ tịch Hội bệnh alzheimer và rối loạn tâm lý nhận thức Việt Nam, sa sút trí tuệ là bệnh có thể phòng ngừa. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể làm chậm tiến triển của bệnh, thậm chí đảo ngược tình hình.
Thống kê từ Liên đoàn bệnh alzheimer và sa sút trí tuệ thế giới cho hay, cứ 3 giây lại có một người suy giảm nhận thức tiến triển thành sa sút trí tuệ. Tại Việt Nam, năm 2022, ước tính có khoảng 500.000 người bệnh sa sút trí tuệ nhưng 75% không được chẩn đoán kịp thời.
Xét nghiệm má.u hứa hẹn cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer Một nghiên cứu đột phá tại Thụy Điển cho thấy xét nghiệm má.u có thể giúp phát hiện bệnh Alzheimer chính xác hơn các bác sỹ có kinh nghiệm. Xét nghiệm má.u hứa hẹn cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA), xét nghiệm mới này có thể cách...