Bên trong trung tâm Nga cảnh báo tên lửa đạn đạo Mỹ
Trung tâm Serpukhov-15 là lớp cảnh báo đầu tiên trong hệ thống phòng thủ tầm xa, giúp Nga phát hiện và đối phó đòn phủ đầu hạt nhân của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 16/2 đăng video về một trong những trung tâm chỉ huy vệ tinh nhân kỷ niệm 50 năm vận hành Hệ thống Cảnh báo Tấn công Tên lửa (SPRN), lá chắn bảo vệ Nga khỏi các đòn tấn công tên lửa đạn đạo.
Video dường như được quay tại trung tâm Serpikhov-15 ở tỉnh Kaluga, cách thủ đô Moskva khoảng 145 km về phía tây nam, cho thấy lực lượng trực chiến bên trong phản ứng với kịch bản Mỹ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM) Minuteman III nhằm vào Nga.
Hoạt động tại trung tâm Serpikhov-15. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
Màn hình chính hiển thị hàng loạt thông tin quan trọng, trước khi kíp trực ban khởi đầu quy trình gồm phân loại vật thể, xác nhận vụ phóng là thật hay không. Một bản đồ với đường bay dự kiến của tên lửa cũng được hệ thống máy tính tự động xây dựng, cho thấy vị trí khai hỏa từ Mỹ và mục tiêu của quả đạn ở Nga.
Video cũng cho thấy toàn cảnh cơ sở này, với 8 cụm ăng ten nằm dưới các mái vòm bảo vệ. Một trong số đó là ăng ten chảo được dùng để liên lạc với mạng lưới vệ tinh cảnh báo sớm.
SPRN là lưới cảnh báo đầu tiên trong lá chắn bảo vệ Nga, có khả năng phát hiện cột khói và quầng lửa từ ICBM nhờ hệ thống vệ tinh giám sát ở độ cao 36.000 km. Nó cũng có thể cung cấp tham số mục tiêu cho hệ thống đánh chặn A-135, được thiết kế để bảo vệ thủ đô Moskva và khu vực phụ cận.
Nhiệm vụ của SPRN không chỉ là giám sát các đòn tấn công tiềm tàng bằng ICBM, mà còn hỗ trợ duy trì trạng thái “sẵn sàng phóng khi có cảnh báo”, cho phép quân đội Nga tung đòn trả đũa ngay khi phát hiện mối đe dọa từ ICBM đối phương, thay vì chờ đến khi đầu đạn hạt nhân bị kích nổ trên lãnh thổ nước này.
“Đây là một trong những hệ thống đầu tiên có trách nhiệm phát hiện đòn tấn công tiềm tàng bằng tên lửa đạn đạo trong chế độ hoàn toàn tự động. Nó liên tục được hiện đại hóa trong những năm vận hành, bao gồm trang bị radar và hệ thống không gian mạnh hơn”, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Serpukhov-15 là một trong hai trung tâm điều hành vệ tinh của Nga, bên cạnh cơ sở tại Komsomolsk-on-Amur ở vùng Viễn Đông. Chúng liên tục tiếp nhận và xử lý dữ liệu theo thời gian thực, sau đó chuyển tiếp cho trung tâm chỉ huy ở Solnechnogorsk.
Quân đội Nga cho biết SPRN đã phát hiện hơn 2.000 vụ phóng tên lửa đạn đạo trong nước và nước ngoài, cùng gần 1.000 vụ phóng tên lửa vũ trụ trong suốt 50 năm vận hành.
Khoảnh khắc lá chắn tên lửa Nga khai hỏa
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nga diệt thành công mục tiêu giả định trong đợt thử nghiệm đầu đạn mới tại thao trường Sary-Shagan.
"Kíp chiến đấu thuộc Lực lượng Phòng không Vũ trụ đã phóng thử thành công mẫu tên lửa mới trong hệ thống lá chắn tên lửa của Nga từ thao trường Sary-Shagan tại Kazakhstan. Quả đạn đánh trúng mục tiêu giả định, xác nhận các tính năng kỹ chiến thuật qua hàng loạt đợt bắn thử", Bộ Quốc phòng Nga hôm nay ra thông cáo cho biết.
Video do quân đội Nga công bố cho thấy quả đạn đặt trong ống phóng kín, được xe tải đưa tới vị trí giếng phóng và lắp đặt trước đợt bắn thử. Sau lệnh khai hỏa, tên lửa tạo ra cột lửa lớn khi rời giếng phóng và nhanh chóng lao thẳng lên trời.
Khả năng tăng tốc và lấy độ cao rất nhanh sau khi phóng là yếu tố quan trọng với các lá chắn tên lửa, cho phép quả đạn tiếp cận mục tiêu như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thường có tốc độ trên 20.000 km/h trong thời gian ngắn nhất.
Tên lửa đánh chặn phóng từ thao trường Sary-Shagan hôm 26/11. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
Đây là đợt thử nghiệm vũ khí mới cho lá chắn tên lửa của Nga trong chưa đầy một tháng qua. Nước này đang phát triển hai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, gồm phiên bản hiện đại hóa của lá chắn tầm xa A-135 "Amur" và tổ hợp phòng thủ cơ động A-235 "Nudol" hoàn toàn mới.
Phiên bản A-135 hiện đại hóa có khả năng đánh chặn ICBM đơn lẻ hoặc phóng theo loạt lớn. Tính năng này nhằm đối phó với học thuyết quân sự Mỹ, vốn luôn ưu tiên đánh phủ đầu bằng số lượng lớn ICBM để áp đảo và làm quá tải hệ thống phòng thủ đối phương.
Nga đang triển khai 5 trận địa A-135 tại tỉnh Moskva, mỗi trận địa có 12-16 tên lửa đánh chặn 53T6. Nga từng thử nghiệm biến thể hiện đại hóa của tên lửa này hồi năm 2018, cho thấy nó có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao tới mục tiêu ở độ cao 5-30 km và tầm xa 80 km, đạt tốc độ tối đa 21.000 km/h chỉ trong vòng ba giây sau khi phóng.
Trong khi đó, hệ thống A-235 Nudol có tầm bắn và độ chính xác vượt trội so với A-135. Nudol có thể bảo vệ các vùng lãnh thổ Nga trước đòn tấn công của ICBM trang bị nhiều đầu đạn hồi quyển độc lập và hệ thống mồi bẫy hiện đại. Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng Nudol có thể diệt vệ tinh, trong khi Nga tuyên bố hệ thống này chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đối phương.
Hệ thống Nudol sử dụng nhiều loại tên lửa để đối phó với các mục tiêu khác nhau. Phiên bản tầm xa sử dụng tên lửa 51T6 có tầm bắn 1.500 km và trần bay 800 km, phiên bản tầm trung dùng tên lửa 58R6 nâng cấp với tầm bắn 1.000 km và trần bay 120 km, trong khi phiên bản tầm ngắn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 350 km và trần bay 50 km. Phiên bản tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân, hai biến thể còn lại sử dụng đầu đạn động năng.
Chuyên gia: Nga là nước duy nhất có thể tấn công hạt nhân quy mô lớn vào Mỹ Theo chuyên gia, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thực hiện đòn tấn công hạt nhân lớn nhằm vào Mỹ, do đó chính quyền Biden cần tập trung kiềm chế Nga. Các tài liệu vừa công bố tại Mỹ đã đề cập đến vấn đề xem xét các lựa chọn tối ưu để cải thiện kho vũ khí...