Bên trong toà nhà Keangnam đang được rao bán có gì đặc biệt?
Công trình xây dựng cao nhất Việt Nam Keangnam đang được tòa án Hàn Quốc rao bán ở mức 830 tỷ won (khoảng 770 triệu USD), trong khi, công trình này ngốn của nhà đầu tư 1,05 tỷ USD. Vậy bên trong toà nhà này có gì đặc biệt?
Khi xây dựng các tòa nhà này, công ty đến từ Hàn Quốc coi đây là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng, dịch vụ, thúc đẩy phát triển cho TP.Hà Nội.
Toà nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower cao 72 tầng được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất Việt Nam và đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ.
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình là 1,05 tỷ USD, bao gồm 2 tòa chung cư cao cấp 48 tầng và tòa nhà tổ hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm giải trí 72 tầng. Tuy nhiên, thực tế, các căn hộ ở hai khối nhà 48 tầng đã được bán gần hết cho các cư dân.
Năm 2008, bắt đúng đỉnh của cơn sốt bất động sản Việt Nam, giá căn hộ tại đây được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá căn hộ lên tới 7-8 tỷ đồng/căn.
Theo thông tin của Công ty Keangnam Vina – chủ sở hữu khu Keangnam Ha Noi Landmark Tower, trong số 3 tòa nhà cao tầng của tổ hợp Keangnam, có 2 tòa nhà chung cư cao 48 tầng với 922 căn hộ cao cấp, hoàn thành, bàn giao căn hộ vào tháng 3.2011, hiện đã lấp đầy khoảng 70 – 80% tổng số căn hộ.
Đứng sát bên cạnh, chung khối đế với các tòa chung cư này là tòa tháp Keangnam Landmark 72, cao 350 mét – cao nhất Việt Nam. Suốt thời gian thi công, công trường thi công tòa Landmark 72 luôn có 8.000 công nhân làm việc ngày đêm.
Bên trong khu Keangnam gồm có bể bơi, khu mua sắm Parson, rạp chiếu phim Lotte… Tuy nhiên, mới đây trung tâm mua sắm Parson tại tầng 1 của tòa tháp đã đóng cửa.
Tòa tháp Landmark 72 có khu vực văn phòng hạng A từ tầng 12 đến tầng 46, có view thoáng ra phong cảnh toàn TP.Hà Nội. Từ tầng 48 đến tầng 60 là khu căn hộ dịch vụ cho thuê, còn từ tầng 62 đến 70 là khách sạn Intercontinental.
Điểm được nhiều người biết đến nhất của tòa nhà cao nhất Việt Nam là đài quan sát trên nóc tòa nhà. Ở độ cao 350 mét, khách thăm quan có thể ngắm toàn cảnh TP.Hà Nội từ trên cao.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hội trường lớn trong tòa nhà có sức chứa đến 2.000 người. Ngoài ra, trong khuôn viên khu vực tòa nhà cao nhất Việt Nam còn có khu tổ chức sự kiện ngoài trời, bar ngoài trời, bể bơi ngoài trời…
Trước đó, chia sẻ về quá trình xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chủ đầu tư cho biết, do nền đất ở Hà Nội không vững chắc nên đã phải dùng loại cọc lớn, tổng cộng phải dùng đến 980 chiếc cọc có đường kính hơn 2 mét để đóng xuống. Riêng thời gian làm móng cho cả khu phức hợp là đã mất hơn 1 năm.
Để rút ngắn thời gian thi công, các tòa nhà đã sử dụng rất nhiều công nghệ thi công tiên tiến trên thế giới. Điển hình nhanh là chỉ trong 5 ngày đã dựng xong cốt pha một tầng của tòa Landmark 72 với diện tích mỗi sàn rộng trên 5.000m2.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình xây dựng và điều hành Landmark 72, Keangnam liên tiếp vướng phải những rắc rối lớn về sai phạm an toàn xây dựng (khiến 7 công nhân tử vong), vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng.
Song song với đó là không ít vướng mắc chưa thể tháo gỡ với cư dân hai tòa chung cư cao cấp 48 tầng về vấn đề ăn gian diện tích xây dựng, giá và chất lượng dịch vụ…
Keangnam Landmark cũng là dự án vướng phải khá nhiều kiện tụng do phí chung cư quá đắt đỏ. Năm 2012, chủ đầu tư này còn dọa cắt điện, cắt thang máy của cư dân, rồi tuyên bố sẽ trả lại tòa nhà cho TP Hà Nội vì… lỗ, phí chung cư không đủ trang trải phí vận hành tòa nhà.
Chủ đầu tư này cũng từng bị phạt do thanh toán căn hộ bằng ngoại tệ, phải hầu tòa do khách hàng kiện tính gian diện tích…
Sau gần 50 năm tồn tại và phát triển, tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises đang đứng trên bờ vực phá sản. Để tự cứu lấy mình, Keangnam buộc phải rao bán một loạt các dự án xây dựng tại nước ngoài và cả Landmark 72 tại Việt Nam, công trình mà cố Chủ tịch Sung Wan-Jong đặt nhiều hy vọng.
Theo Hoàng Long
Một Thế giới
Những vụ tai tiếng bậc nhất của Keangnam tại Việt Nam
Sau gần 8 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc "dính" phải một số tai tiếng liên quan tới chuyển giá, kiện tụng...
Sau khi dính phải nghi vấn tham nhũng, Tập đoàn xây dựng Keangnam của Hàn Quốc mới đây đã chính thức bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc làm dấy lên lo ngại khối bất động sản do hãng này phụ trách ở nước ngoài, trong đó bao gồm cả Việt Nam sẽ rơi vào nguy cơ đổ vỡ.
Tại Việt Nam, Tập đoàn này được biết đến là chủ đầu tư tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark Tower. Đồng thời, là chủ thầu của gói thầu xây lắp A4 và A5 thuộc dự án Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tham gia dự án "Thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì" giá trị hàng chục triệu USD tại Việt Trì, Phú Thọ.
Keangnam vào Việt Nam từ tháng 7/2007, tham gia vào một số dự án trọng điểm trong nước và được hưởng khá nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động tại đây, điểm lại có thể thấy vị đại gia xứ Hàn này đã vướng phải không ít tai tiếng.
Đường cao tốc vừa xong đã nứt, lún
Sau khi thông xe được 2 ngày, cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã xảy ra lún nứt tại Km83 với chiều dài 73m, thuộc gói thầu do Keangnam thực hiện.
Nội Bài - Lào Cai là dự án đường cao tốc dài nhất Việt Nam với 245km. Dự án có 8 gói thầu xây lắp, trong đó Keangnam là chủ thầu của gói thầu xây lắp A4 và A5 (đoạn qua tỉnh Phú Thọ và Yên Bái) thuộc dự án Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trong thời gian thi công, gói thầu A4 và A5 từng chậm tiến độ và phải gia hạn nhiều lần phần nào ảnh hưởng tới việc đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Vì nguyên nhân này, có thời điểm Bộ trưởng Đinh La Thăng phải yêu cầu đại diện chủ đầu tư Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phải chấm dứt hợp đồng và tịch thu bảo lãnh hợp đồng đối với nhà thầu Keangnam. Tuy nhiên sau đó, Keangnam đã kịp thời xử lý nên hợp đồng đối với Keangnam vẫn được duy trì.
Sau khi thông xe được 2 ngày, cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã xảy ra lún nứt tại Km83 với chiều dài 73m, thuộc gói thầu A4. Mặc dù vị trí vết nứt mặt đường tại km83 là một trong 10 đoạn xung yếu trên toàn tuyến, nhưng vết nứt ương đối lớn được cho là bất thường. Keangnam đã lên tiếng nhận trách nhiệm về sự cố lún nứt trên cao tốc dài nhất Việt Nam này, đồng thời cam kết sử dụng nguồn lực tài chính của Tập đoàn để khắc phục, sửa chữa dứt điểm sự cố.
Ngoài dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Keangnam còn tham gia dự án hệ thống thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì được khởi động từ năm 2009, trị giá hơn 41 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc gần 33 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh. Dự án được xây dựng tại phường Minh Nông và Dữu Lâu của TP Việt Trì với diện tích gần 10 ha. Trong đó, trạm xử lý đặt tại phường Minh Nông với công suất xử lý đạt 15.000 m3 ngày/đêm.
Nghi án chuyển giá "khủng"
Keangnam Vina từng bị buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng.
Trong hơn 5 năm đầu tư vào Việt Nam từ 2007 - 2011, Keangnam Vina (công ty 100% vốn Hàn Quốc của Keangnam) liên tục báo lỗ vài chục tỷ mỗi năm. Năm 2011, dù bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower nhưng vị đại gia ngoại này vẫn tiếp tục báo lỗ tới 140 tỷ đồng. Do khai báo lỗ liên tiếp nên sau nhiều năm hoạt động tại Việt Nam, Keangnam Vina vẫn chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ đóng thuế VAT, thuế sử dụng đất không đáng kể.
Tuy nhiên, bất ngờ vào năm 2013, Keangnam Vina đã bị Tổng cục Thuế phanh phui làm rõ và buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Kết luận tại thời điểm đó, Cục thuế Hà Nội yêu cầu Keangnam Vina phải nộp 95,2 tỷ đồng truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho mảng kinh doanh bán căn hộ.
Đặc biệt, khi kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng tại Keangnam Vina được duyệt, đại gia xứ Hàn này đã có những bước đi để đối phó. Mức lãi suất của khoản vay 400 triệu USD mà Keangnam-Vina vay từ ngân hàng Kookmin Bank (Hàn Quốc), cũng là một người anh em trong cùng tập đoàn ban đầu được kê khai tới 12%/năm, gấp đôi cả mức lãi suất vay USD của các ngân hàng Việt Nam thời điểm đó, khiến tổng mức chi trả cho lãi vay lên tới 2.030 tỷ đồng. Nhưng ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự hạ khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5-7%.
Liên tiếp tai tiếng tại tòa nhà cao nhất Việt Nam
Keangnam Hanoi Landmark Tower được mệnh danh là tòa nhà chọc trời tại Việt Nam.
Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower cao 72 tầng được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất việt Nam và đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ. Năm 2008, bắt đúng đỉnh của cơn sốt bất động sản Việt Nam, giá căn hộ tại đây được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá căn hộ lên tới 7-8 tỷ đồng/căn.
Keangnam Landmark cũng là dự án vướng phải khá nhiều kiện tụng do phí chung cư quá đắt đỏ. Năm 2012, chủ đầu tư này còn dọa cắt điện, cắt thang máy của cư dân, rồi tuyên bố sẽ trả lại tòa nhà cho TP Hà Nội vì... lỗ, phí chung cư không đủ trang trải phí vận hành tòa nhà. Chủ đầu tư này cũng từng bị phạt do thanh toán căn hộ bằng ngoại tệ, phải hầu tòa do khách hàng kiện tính gian diện tích...
Mới đầu năm nay, tại tòa nhà này lại chứng kiến một sự kiện khá hy hữu khi một thương hiệu bán lẻ hạng sang ngoại có mặt tại Việt Nam từ lâu là Parkson đột ngột tuyên bố đóng cửa trung tâm mua sắm lớn nhất của mình tại Hà Nội với nguyên nhân là làm ăn thua lỗ và còn nhiều khúc mắc với phía Keangnam Hanoi Landmark 72.
Phương Dung
Theo Dantri
Hàn Quốc thêm rúng động vì di ngôn của cố chủ tịch Keangnam Trước khi tìm đến cái chết, cố chủ tịch tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc nói rằng ông số tiền bất chính mà ông có từng được đem góp cho cuộc bầu cử tổng thống, nhưng những người liên quan mạnh mẽ bác bỏ điều này. Cố chủ tịch Keangnam Sung Wan-jong. Ảnh: rjkoehler Tờ giấy được tìm thấy trong túi quần của...