Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Hơn ba thập kỷ kể từ thảm họa núi lửa thảm khốc, thị trấn ở Armero ( Colombia) chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát.
Thị trấn ở Armero (Colombia) giờ đây chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát.Ảnh: AFP
Vào ngày 13/11/1985, núi lửa Nevado del Ruiz ở Tolima, Colombia đột ngột phun trào sau 69 năm không hoạt động. Cú nổ đã khiến bốn dòng lahar (lượng lớn các bùn, đá và tro trượt xuống sườn của núi lửa với tốc độ nhanh) khổng lồ càn quét các thị trấn ở Armero, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 trong số gần 29.000 cư dân sống tại đó.
Các nỗ lực cứu hộ đã bị cản trở do lớp bùn dày đặc, khiến việc di chuyển đến đó vô cùng khó khăn. Khi các nhân viên cứu trợ đến được thị trấn sau 12 giờ xảy ra vụ phun trào núi lửa, nhiều nạn nhân bị thương nặng đã chết. Thị trấn ở Nam Mỹ nhộn nhịp một thời lúc ấy đã tràn ngập cây đổ, thi thể người và đống đổ nát khổng lồ từ những công trình kiến trúc bị sập.
Thảm kịch Armero xảy ra vào ngày 13/11/1985. Ảnh The Sun
Dòng bùn đá (lahar) chảy nhanh từ núi lửa càn quét thị trấn khi người dân đang chìm vào giấc ngủ. Ảnh: The Sun
Theo các báo cáo, thảm họa vốn đã có thể tránh được nếu không bỏ qua những cảnh báo trước đó. Chỉ một tháng trước khi núi lửa phun trào, Marta Lucía Calvache Velasco – giám đốc kỹ thuật của Cơ quan Địa chất Colombia ( SGC) đã nghiên cứu núi lửa. Sau đó, bà và các đồng nghiệp đệ trình một báo cáo lên Quốc hội Colombia, mô tả lịch sử của địa điểm này và cảnh báo rằng có thể sẽ xảy ra một vụ phun trào trong vài tháng hoặc vài năm tới.
Ngày xảy ra thảm họa, nhiều nỗ lực sơ tán đã được thực hiện nhưng một cơn bão dữ dội đã gây hạn chế thông tin liên lạc. Nhiều nạn nhân vẫn ở trong nhà theo như hướng dẫn với suy nghĩ rằng vụ phun trào đã kết thúc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tin rằng tiếng ồn từ cơn bão có thể đã khiến người dân trong khu vực không thể nghe thấy âm thanh núi lửa phun trào.
Video đang HOT
Trận lahar đầu tiên tấn công thị trấn lúc 11 giờ 30 phút tối, tất cả bốn dòng lahar đều kéo dài hơn ba giờ và khiến 85% thị trấn bị bao phủ trong bùn. Những người sống sót mô tả mọi người bám vào những khối bê tông vỡ từ nhà của họ để cố gắng nổi lên lớp bùn dày.
Phần đầu của dòng lahar chứa những tảng đá có thể đè bẹp bất kỳ ai trên đường nó quét qua, phần chảy chậm hơn thì rải rác đầy những viên đá sắc nhọn dễ gây thương tích. Chỉ trong vài phút sau đó, bùn sẽ len lỏi vào các vết thương hở và các bộ phận cơ thể khác như mắt, tai và miệng, gây ngạt thở cho những người bị chôn vùi trong đó.
Tổng cộng có 13 thị trấn và làng mạc bị phá hủy hoàn toàn trong vụ phun trào.
Toàn bộ thị trấn gần như đã bị phá hủy hoàn toàn sau thảm kịch. Ảnh: The Sun
Rễ cây và dây leo bao phủ tàn tích còn lại. Ảnh: The Sun
Rễ cây bao phủ tàn tích còn lại. Ảnh: The Sun
Khung cảnh hoang tàn ở thị trấn không người ở hơn 3 thập kỷ. Ảnh: The Sun
Tổng cộng 13 thị trấn và làng mạc đã bị phá hủy trong thảm kịch Armero. Ảnh: The Sun
Sau thảm kịch, một trong những nạn nhân là cô bé Omayra Sanchez, 13 tuổi đã trở biểu tượng ám ảnh của vụ phun trào núi lửa Nevado del Rúiz. Omayra Sanchez bị mắc kẹt suốt 60 giờ trong nước cao tới tận cổ và đôi chân bị một lớp bê tông đè lên.
Thời điểm đó, phương án cưa phần chân bị đè để cứu cô bé không khả thi, do các bác sĩ địa phương thiếu thiết bị phẫu thuật cần thiết. Và cuối cùng, điều nhân đạo nhất mà họ có thể làm là để em cứ thế ra đi. Đến 16/11, ba ngày sau thảm họa núi lửa tấn công Armero, Omayra Sanchez qua đời.
Sau thảm họa thiên nhiên tàn khốc, Armaro không bao giờ được xây dựng lại và những người sống sót được chuyển đến các thị trấn Guayabal và Lerida, khiến Armero trở thành một thị trấn ma.
Ánh mắt vô vọng đầy xót xa của Omayra Sanchez – nạn nhân trong vụ phun trào núi lửa Nevado del Rúiz kinh hoàng. Ảnh: Frank Fournier
Cảnh báo đáng sợ về núi lửa từng khiến 25.000 người thiệt mạng
Núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia từng khiến 25.000 người thiệt mạng cách đây vài thập kỷ. Gần đây, núi lửa có dấu hiệu sắp thức giấc, cảnh báo nguy cơ về một thảm họa mới.
Nhà chức trách Colombia đã nâng cảnh báo nguy cơ núi lửa lên mức cam.
Nhà chức trách Colombia cảnh báo núi lửa từng khiến 25.000 người thiệt mạng có thể sớm thức giấc, theo Daily Star. Núi lửa Nevado del Ruiz nằm cách Bogota, thủ đô của Colombia khoảng 129km về phía tây, từng có vài lần phun trào nhỏ trong 10 năm qua, nhưng không lần nào đạt đến mức tạo thành thảm họa thiên nhiên như vào năm 1985.
Năm đó, sức nóng từ vụ phun trào làm tan chảy tuyết trên đỉnh núi lửa, tạo ra một vụ lở đất bao phủ gần như toàn bộ thị trấn Armero, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người.
Hơn 20.000 cư dân ở Armero thiệt mạng cùng hàng ngàn người ở các khu vực lân cận. Ở thời điểm đó, chính phủ Colombia bị chỉ trích vì không nghe theo lời cảnh báo của các nhà địa chất để sớm sơ tán người dân.
Lần gần nhất núi lửa gây thảm họa là vào năm 1985.
Hôm 24/3/2023, Cơ quan Địa chất Colombia (SGC) phát hiện hoạt động địa chất của núi lửa tăng mạnh. Kể từ đó, các nhà địa chất Colombia đã ghi nhận hàng ngàn chấn động mỗi ngày.
SGC đã nâng mức cảnh báo nguy cơ núi lửa phun trào từ mức vàng sang mức cam, cảnh báo về một đợt phun trào lớn nhất trong hàng thập kỷ qua và nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Các gia đình sống gần khu vực núi lửa đã được nhà chức trách sơ tán. Công viên Los Nevados nằm gần đó cũng đã phải đóng cửa.
Cảnh báo mới nhất được SGC đưa ra vào ngày 10/4, trong đó vẫn ghi nhận các hoạt động bất thường bên trong núi lửa.
Báo cáo của SGC cho biết: "Chưa thể xác định rõ khi nào núi lửa phun trào, nhưng nếu nó xảy ra, đó sẽ là lần phun trào mạnh nhất trong hàng thập kỷ qua".
"Nếu núi lửa gia tăng cường độ hoạt động, chúng tôi sẽ cảnh báo sang mức đỏ, mức nghiêm trọng nhất", báo cáo cho biết thêm.
SGC khuyến cáo người dân địa phương "bình tĩnh", tuân thủ các hướng dẫn của nhà chức trách. Đây là lần đầu tiên SGC nâng mức cảnh báo núi lửa phun trào lên mức cam kể từ năm 2012.
Núi lửa phun trào cột khói cao 20km tại Kamchatka, Nga Sáng 11/4, núi lửa Shiveluch tại vùng Viễn Đông của Nga phun trào, tạo nên những cột tro bụi cao tới 20km. Chính quyền đang theo dõi tình hình dung nham trong khi cư dân các thị trấn gần đó được yêu cầu ở trong nhà và đeo khẩu trang. Núi lửa Shiveluch tại Kamchatka phun trào tạo ra những cột tro bụi...