Bên trong tàu phá băng tiên tiến chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ tư thuộc Dự án 22220, mang tên Yakutia, đã gia nhập đội tàu phá băng của Nga.
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Yakutia trước lễ hạ thủy tại xưởng đóng tàu Baltic ở St. Petersburg, Nga ngày 22/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài Sputnik, Yakutia có thể hộ tống các tàu chở dầu có trọng tải lên tới 100.000 tấn qua vùng biển đóng băng đầy khắc nghiệt của Bắc Cực. Tàu phá băng này sử dụng hai lò phản ứng hạt nhân RITM-200, mỗi lò cung cấp 175 MWt, kết hợp với hệ thống máy phát điện tua bin đôi để đảm bảo nguồn năng lượng mạnh mẽ.
Yakutia có thể đạt tốc độ lên tới 22 hải lý trên mặt nước và duy trì tốc độ từ 1,5 đến 2 hải lý khi di chuyển trên lớp băng dày 2,8 mét. Khi đối mặt với lớp băng dày 3 mét, tàu vẫn có khả năng hoạt động, dù tốc độ sẽ chậm hơn.
Với chiều dài 173,3 mét, chiều rộng 34 mét và chiều cao 15,2 mét, Yakutia có khả năng phá băng tối đa trên lớp băng dày 3 mét với độ choán nước lên tới 33.540 tấn. Tàu có tuổ.i thọ ước tính là 40 năm và được vận hành bởi một thủy thủ đoàn gồm 53 người.
Dự án 22220 còn bao gồm các tàu phá băng hạt nhân khác như Arktika (Bắc Cực), Sibir (Siberia) và Ural, lần lượt được đưa vào hoạt động vào năm 2020, 2021 và 2022. Các tàu Chukotka, Leningrad và Stalingrad dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Video đang HOT
Những tàu phá băng này sử dụng công nghệ mớn nước thay đổi, giúp chúng hoạt động hiệu quả trong cả vùng nước sâu của biển và lòng sông nông của Siberia. Nhiệm vụ chính của các tàu là đảm bảo giao thông hàng hải quanh năm ở các vùng biển phía Tây Bắc Cực, bao gồm Biển Barents, Pechora và Kara.
Tàu phá băng Yakutia của Dự án 22220 là một phần quan trọng trong chương trình “Cơ sở chính sách nhà nước của Nga tại Bắc Cực giai đoạn đến năm 2035″, nhằm phát triển và mở rộng Tuyến đường biển phía Bắc.
Hiện tại, đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga đang hoạt động liên tục để đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng hải tại Bắc Cực và bảo vệ Tuyến đường biển phía Bắc. Đầu năm nay, Tổng thống Vladimir Putin đã cam kết tiếp tục hiện đại hóa công tác vận chuyển hàng hóa và mở rộng năng lực cảng dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc. Ông cho biết công suất của các cảng trên tuyến đường biển này vào cuối năm 2023 đã vượt 40 triệu tấn.
Khủng hoảng tàu phá băng: Nga đối mặt thách thức lớn ở Bắc Cực
Phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.
Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga. Ảnh: Wiki
Nga, quốc gia sở hữu đội tàu phá băng lớn nhất thế giới, thường được xem là sẽ duy trì vị thế thống trị ở Bắc Cực. Tuy nhiên, phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.
Chúng không thể hỗ trợ các tàu hoạt động xa bờ biển Nga, khiến khả năng duy trì tuyến đường biển phía Bắc (NSR) quanh năm vẫn chưa được đảm bảo.
Các thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở phần phía Đông của tuyến đường và các khu vực xa hơn về phía Bắc, nơi đang lạnh đi thay vì ấm lên theo diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu. Điều này cản trở khả năng thương mại của Nga với Trung Quốc và làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Moskva đối với đáy biển giàu tài nguyên ở Bắc Cực.
Thiếu hụt tàu phá băng nước sâu ngày càng thể hiện rõ, dù Nga đã triển khai một chương trình đóng tàu phá băng hoành tráng. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga thừa nhận rằng chương trình này khó có thể sớm hiện thực hóa.
Phó Tư lệnh Hạm đội phương Bắc, Phó Đô đốc Oleg Golubyov, gần đây thừa nhận các tàu ở phía Đông Bắc Cực thường phải trôi dạt vào ban đêm để tránh băng hoặc nguy cơ mắc cạn ở các khu vực khảo sát chưa kỹ lưỡng.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Golubyov cho biết trong năm nay, các tàu thuộc quyền chỉ huy của ông đã gặp phải băng biển dày đặc ở vùng nước phí Đông Bắc Cực, giữa đảo Wrangel và lãnh thổ Nga, cũng như ở khu vực gần eo biển Bering. Không có tàu phá băng hỗ trợ, các tàu Nga buộc phải chờ hai trực thăng thám sát lộ trình an toàn vào ban ngày trước khi di chuyển.
Ông Golubyov nhấn mạnh rằng đây là giải pháp bất đắc dĩ và Moskva hy vọng sẽ vượt qua tình trạng này bằng cách đóng thêm tàu phá băng, bất chấp những dự đoán rằng biến đổi khí hậu có thể khiến nỗ lực này trở nên không cần thiết.
Tuy nhiên, các vấn đề lâu dài trong ngành đóng tàu của Nga, bao gồm tham nhũng, tác động của các lệnh trừng phạt và cắt giảm ngân sách do xung đột ở Ukraine, khiến Nga khó có thể xây dựng đủ số lượng tàu cần thiết.
Việc phát triển cơ sở hỗ trợ ven bờ dọc theo NSR cũng gần như ngừng lại. Điều này đã tạo ra một tình thế địa kinh tế và địa chính trị mới: dù Nga vẫn là quốc gia có nhiều tàu phá băng nhất, sự thống trị này ngày càng mang tính hình thức hơn là thực tế.
Ngoài ra, các nước như Mỹ, Canada, Phần Lan và Trung Quốc đang tích cực xây dựng đội tàu phá băng của riêng mình để đối phó với những khó khăn của Nga. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng năng lực đóng tàu phá băng, không chỉ về số lượng mà còn rút ngắn thời gian hoàn thiện mỗi tàu.
Moskva lo ngại rằng, trong tương lai, Trung Quốc có thể giành vị thế thống trị ở Bắc Cực, đẩy Nga vào thế yếu, nhất là khi các xưởng đóng tàu của Nga không thể đáp ứng nhu cầu.
Nga hiện không thể đảm bảo hoạt động ổn định qua vùng băng ở phí Đông Bắc Cực và điều này báo hiệu sự thay đổi lớn trong cán cân địa chính trị ở khu vực. Các chính phủ phương Tây sẽ buộc phải mở rộng đội tàu phá băng của mình nếu muốn đối phó hiệu quả với thách thức này.
Phương Tây tìm cách dọa Trung Á không hợp tác với Nga Phương Tây, bao gồm Mỹ và Pháp, đang gây áp lực lên các quốc gia Trung Á để thận trọng khi chọn đối tác năng lượng hạt nhân, lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Nga. Trong khi đó, Nga thúc đẩy các dự án điện hạt nhân và thủy điện trong khu vực. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Tổng thống...