Bên trong tàu metro đầu tiên của Việt Nam
Phần đầu máy được bo tròn về phía dưới, có màu xanh da trời, mỗi toa chứa 300 hành khách…, tàu metro số 1 của TP HCM sẽ được vận hành dưới dạng tự động, không nhân viên phục vụ.
Mô hình đầu tàu metro vừa được Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM vận chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam để nghiên cứu và lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các hội đoàn và người dân.
Theo đơn vị mua sắm thiết bị – Công ty Hitachi của Nhật Bản, phần đầu máy được bo tròn về phía dưới làm nổi bật hình dáng 3D, đường cong lớn hơn được thêm vào phần đèn tạo ra một cái nhìn sắc nét về tính hài hòa và năng động của đoàn tàu. Màu xanh da trời được lựa chọn để thể hiện vẻ ngoài tươi trẻ, mạnh mẽ và dễ chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam.
Nhiều chi tiết sẽ được vẽ ở 2 bên thân tàu.
Cabin (buồng lái) được bố trí ở hai đầu đoàn tàu, rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn, có cửa ngăn cách với khu vực của hành khách. Tài xế trên tàu có thể quan sát hành khách và các hoạt động khác bằng hệ thống camera để xử lý kịp thời các tình huống xấu.
Trang thiết bị trong tàu gồm ghế ngồi có khoang trống bên dưới lắp dọc theo thành xe, được chế tạo bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh. Trên toa tàu có bố trí vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật (đi xe lăn). Theo tính toán, thời gian vận hành của các đoàn tàu cách nhau khoảng 5 phút, giờ cao điểm thì 2 phút 10 giây; thời gian dừng tại ga khoảng 30 giây. Hành khách lên xuống tàu bằng hệ thống tự động, không được ăn uống và hút thuốc.
Một dãy ghế ngồi dành cho hành khách với 7 chỗ. Trên mỗi toa tàu có tất cả 6 dãy ghế. Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu gồm 3 toa (tổng chiều dài là 61,5 m). Mỗi toa có thể vận chuyển hơn 300 hành khách. Trong đó, hai toa có gắn động cơ. Hệ thống vận hành của tàu được nối với điện lưới quốc gia. Trong trường hợp có sự cố, máy phát điện đủ cung cấp năng lượng cho tàu vận hành trong vòng 3 giờ để tàu về ga an toàn.
Video đang HOT
Tương tự như xe buýt, phía trên giữa 2 dãy ghế là tay vịn và móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách đứng. Dự kiến, để phục vụ cho toàn tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM sẽ sắm 17 toa tàu, đóng tại Nhật Bản. Tàu metro có vận tốc 110 km/h ở đoạn trên cao, 80 km/h ở đoạn ngầm. Vỏ tàu làm bằng nhôm và thép không gỉ, bên trong có hệ thống máy lạnh. Tàu có cửa sổ lớn, vách ngăn chia rõ khu vực khách đứng và ngồi.
Tàu được vận hành dưới dạng tự động, công nghệ của Nhật, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên tàu không có nhân viên phục vụ. Phí lên tàu được thu ngay từ cửa kiểm soát của nhà ga. Cửa lên xuống của hành khách được thiết kế với mỗi bên thành toa xe có 4 cửa lên xuống và có cửa lên cabin, phía trên cửa là bảng điện tử thông báo ga đến.
Mô hình đầu máy, toa tàu tuyến metro đang được đặt tại đường 11, phường Long Bình, quận 9 (gần depot Long Bình). Dự kiến, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM sẽ tổ chức lấy ý kiến các sở – ngành, nhà khoa học và người dân trong vòng một tháng (15/3-15/4). Sau đó, Ban sẽ thống nhất phương án cuối cùng để đặt hàng nhà sản xuất. Người dân muốn tham quan, đóng góp ý kiến phải thông qua mặt trận tổ quốc quận, huyện để đăng ký nhằm tạo thuận tiện cho việc quản lý, hướng dẫn tham quan.
Dự kiến, đoàn tàu metro đầu tiên sẽ được đưa từ Nhật Bản về Việt Nam vào cuối năm 2016. Sau đó, 16 đoàn tàu khác cũng được đưa về để khai thác tuyến metro số 1 vào năm 2020. Để vận hành và bảo dưỡng cho toàn tuyến metro số 1, khoảng 400 nhân viên, kỹ sư sẽ được đào tạo.
Hữu Công
Theo VNE
Khám phá tháp đồng hồ Bưu điện Hà Nội
Đã gần 40 năm nay, chiếc đồng hồ trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ. Để vận hành được cỗ máy thời gian khổng lồ này là một hệ thống điều khiển khá phức tạp bên trong.
Năm 1976, sau khi toà nhà bưu điện Hà Nội được xây dựng xong thì đây chính là nơi cao nhất và được chọn để đặt chiếc đồng hồ 4 mặt. Đến năm 1978, những tiếng chuông của đồng hồ đã chính thức vang lên, người dân Hà Nội có thể dựa vào đó mà sớm tối đi về.
Chiếc đồng hồ được đặt trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội gồm có 4 mặt giống hệt nhau, mỗi mặt rộng 4,5m vuông. Mặt 1 được quy định hướng về phía Hồ Gươm, mặt 2 hướng về UBND thành phố, mặt 3 hướng về phía sông Hồng và mặt 4 hướng về phía Hàng Bài.
Tuy tháp đồng hồ đặt ở trên cao nhưng phòng điều khiển lại ở tầng 1và để vận hành được nó phải có một tổ kỹ thuật đặt dưới trụ sở VNPT Hà Nội, trực 24/24. Phía trong phòng điều khiển là hệ thống đồng hồ "mẹ" chỉ huy 4 đồng hồ khổng lồ trên đỉnh cao nhằm đảo bao duy trì chính xác.
Bên trong căn phòng điều khiển chứa "đồng hồ mẹ" rộng khoảng 30m2.
Chiếc đồng hồ mẹ sẽ có nhiệm vụ điều khiển chính đưa ra tín hiệu dao động điều khiển chiếc đồng hồ ở trên tháp chạy được ổn định. Ngoài ra, phòng điều khiển còn có hệ thống tăng âm có chức năng khuếch đại âm thanh nhận từ bộ phận phát chuông, sau đó phát lên loa phóng thanh. Bên cạnh tủ tăng âm là tủ công chế, điều chỉnh giờ, điều chỉnh chuông nhạc. Bởi nhiệt độ có ảnh hưởng tới độ chính xác của chiếc đồng hồ nên mức nhiệt trong phòng luôn phải duy trì khoảng 26 độ C, độ ẩm 60%.
Hiện nay, chiếc đồng hồ này được sự quản lý trực tiếp của VNPT Hà Nội tại 75 phố Đinh Tiên Hoàng. Dù đã hoạt động được gần 40 năm và trải qua nhiều lần sửa chữa nhưng chiếc đồng hồ trên nóc tòa nhà Bưu điện Hà Nội vẫn hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ.
Dưới đây là những hình ảnh bên trong chiếc đồng hồ tại Bưu điện Hà Nội.
Bên cạnh chiếc đồng hồ mẹ còn có 6 chiếc đồng hồ con gồm
6 đường đi cấp tín hiệu ra bên ngoài.
Quan sát từ đây, người ta còn có thể nhận biết được đồng hồ nào
chạy nhanh, đồng hồ nào chạy chậm.
Hệ thống tủ biến áp nhận tín hiệu, bao gồm máy ghi âm và băng từ.
Chiếc tháp của đồng hồ được đặt trên tầng 5 của tòa
nhà bưu điện Hà Nội với diện tích khoảng 15m2.
Bên trong tháp có 4 đồng hồ nhỏ nhận chỉ thị từ đồng hồ mẹ
để điều chỉnh 4 mặt đồng hồ tương ứng phía bên ngoài.
Hệ thống cầu thang được lắp đặt vững chắc cùng hơn 100 chiếc đèn
để phục vụ cho việc chiếu sáng vào ban đêm.
Các cần đối trọng tương ứng với 4 chiếc đồng hồ nhằm hỗ trợ
Âm thanh điểm giờ là 16 chiếc loa được lắp đặt ở 4 mặt công suất lớn
để điểm chuông và nhạc vào thời gian nhất định.
Từ trên chiếc đồng hồ có thể quan sát toàn cảnh Hồ Gươm.
Theo Dân Trí
Thuyền phó rất thiếu kinh nghiệm điều khiển phà đắm Hàn Quốc Giới chức Hàn Quốc ngày 20/4 cho biết, thuyền phó được giao điều khiển chiếc phà Sewol bị chìm chưa hề có kinh nghiệm lái phà qua vùng biển này. Và người này cũng không trực tiếp cầm lái mà chỉ giám sát một thuyền viên khác làm nhiệm vụ. Thuyền trưởng Lee Joon-seok (giữa) và hai thành viên thủy thủ đoàn bị...