Bên trong siêu tăng tàng hình có một không hai trên thế giới
Thiết kế của PL-01 không giống với bất kỳ loại xe tăng nào từng được giới thiệu trên thế giới và đây có thể được xem là điểm khởi đầu cho thế hệ xe tăng mới của nhân loại được ra đời. Cùng tìm hiểu thêm về loại siêu tăng tàng hình có một không hai trên thế giới này.
PL-01 là sản phẩm liên kết chế tạo của Công ty cổ phần các hệ thống phòng thủ của Ba Lan với Công ty hệ thống BAE (BAE Systems).
Xe tăng PL-01 là sự kết hợp của một khung gầm module đa nhiệm với tháp pháo tự động không người lái sử dụng pháo nòng trơn 105mm hoặc 120mm cho phép bắn cả đạn pháo và tên lửa.
Tháp pháo có bộ nạp đạn ở phía sau với 16 viên sẵn sàng trong tổng số 29 viên đạn có thể mang theo. Pháo có tốc độ bắn 6 phát/phút và có góc nâng từ âm 10 độ tới dương 20 độ.
Các bộ phận hỏa lực khác bao gồm một súng máy đồng trục 7,62mm bên trái pháo chính, một bệ vũ khí điều khiển từ xa trang bị súng 7,62mm hoặc 12,7mm và 2 giàn ống phóng lựu 40mm tự động, mỗi giàn có thể mang tới 6 ống phóng.
Hệ thống điều khiển hỏa lực là sự kết hợp giữa camera quang học, kính ngắm hồng ngoại hoạt động ngày đêm và thiết bị đo xa bằng laser gắn bên phải pháo chính hoạt động ở chế độ “thợ săn-sát thủ” cung cấp thông tin về vị trí và mục tiêu cần phá hủy mà không cần có xạ thủ.
Video đang HOT
Nó được mệnh danh là xe tăng tàng hình số 1 thế giới, vượt qua các loại siêu xe tăng hiện đại như Abrams của Mỹ và Armata của Nga.
PL-01 có thiết kế mang tính tương lai với chiều dài ngắn, khung gầm được bảo vệ bởi lớp giáp bọc kín xung quanh và một tháp pháo có thiết kế góc cạnh.
Chiếc xe tăng có trọng lượng 50 tấn, sử dụng động cơ diesel đốt trong F-54.
Khi chạy trên đường đất, xe tăng PL-01 có thể đạt tốc độ lên tới 50km/giờ và nhanh hơn khi chạy trên đường nhựa, tới 70km/giờ.
Quanh tháp pháo là các hệ thống cảm biến và cảnh báo khi bị chiếu laser. Hệ thống thông tin liên lạc, bảo vệ và quản lý chiến trường tích hợp cũng có một bộ quang điện tử, laser tác chiến ngày đêm tương tự trên tháp pháo, nó cung cấp cho kíp lái cái nhìn gần như toàn cảnh với góc quét 350 độ.
PL-01 cũng có thể được trang bị bộ dẫn đường vệ tinh, thiết bị phân biệt bạn-thù.
Ngoài ra, PL-01 còn được giới thiệu là áp dụng các biện pháp trinh sát âm thanh – hình ảnh – hồng ngoại hết sức tiên tiến, hệ thống điều khiển hỏa lực, thông tin chiến trường hoàn toàn tự động làm cho nó khả năng phát hiện sớm và tấn công trước khi địch kịp phản ứng, nâng cao khả năng tồn tại trên chiến trường.
Hệ thống điều khiển hỏa lực là sự kết hợp giữa camera quang học, kính ngắm hồng ngoại hoạt động ngày đêm và thiết bị đo xa bằng lade gắn bên phải pháo chính hoạt động ở chế độ “thợ săn-sát thủ” cung cấp thông tin về vị trí và mục tiêu cần phá hủy mà không cần có xạ thủ.
Mặt trước của PL-01 được bổ sung thêm một lớp giáp chống đạn thanh xuyên dày 30mm, trong khi toàn thân có khả năng chống mìn cấp độ 4 theo chuẩn NATO. Do được thiết kế theo công nghệ module nên thân xe hoàn toàn có thể “đắp” kín người bằng các loại giáp chống đạn xuyên và đạn HEAT.
Theo Lao Động
Chiến đấu cơ tàng hình tự chế đầu tiên của Nhật sắp "tung cánh"
Dự kiến trong mùa Hè này, chiến đấu cơ tàng hình rất được chờ đợi F-3, do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo sẽ được đưa ra bay thử nghiệm, đánh dấu bước đột phá của nước này về công nghệ tàng hình và động cơ công suất cao, báo giới Trung Quốc đưa tin.
Chiến đấu cơ F-3 của Nhật (Ảnh: Internet)
Thông tin được tờ PLA Daily của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đăng tải. Theo đó, chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 ra đời theo chương trình thí điểm trình diễn công nghệ cao của Nhật, được thiết kế để đem lại khả năng hoạt động xuất sắc ở cả 4 tiêu chí đánh giá, gồm tàng hình, bay hành trình tốc độ siêu thanh, dễ dàng điều khiển và hệ thống điện tử hàng không tích hợp.
Về công nghệ tàng hình, lớp vỏ của F-3 được khẳng định có chứa vật liệu hấp thụ sóng điện từ, giúp giảm thiểu phản xạ sóng radar. Ngoài việc lẩn tránh sự phát hiện của radar, chiến đấu cơ này còn được thiết kế với mục tiêu loại trừ các tín hiệu ánh sáng có thể thấy bằng mắt thường, tín hiệu điện tử, nhiệt và tiếng ồn, khiến đối phương khó phát hiện.
Khả năng bay hành trình của F-3 sẽ dựa trên động cơ công suất cao 15 tấn, được phát triển bởi IHI Corporation của Nhật và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ của Bộ quốc phòng. Động cơ được trang bị công nghệ cùng vật liệu đặc biệt giúp tăng khả năng chịu nhiệt.
Thông thường, các chiến đấu cơ sẽ phải đánh đổi giữa khả năng tàng hình và mức độ dễ dàng trong điều khiển, nhưng thiết kế của chiếc F-3 được khẳng định đã hóa giải trở ngại này. Máy bay có trọng lượng nhẹ và sẵn sàng tác chiến đa nhiệm, với cánh hình kim cương và không cần bộ phận thăng bằng phía đuôi.
F-3 cũng tận dụng ưu điểm về thiết kế của các chiến đấu cơ Mỹ khác, khi hốc đón gió tương tự chiếc X-32, còn đuôi có hình chữ Y, giống chiếc YF-23.
Hệ thống điện tử của F-3 được tích hợp radar mảng pha quét điện tử, hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến RF đa năng, với sợi dây cáp quang cho phép tăng khả năng điều khiển và công nghệ radar cải tiến giúp mở rộng diện tích và cự ly phát hiện mục tiêu.
Dù vậy, theo PLA Daily, dù có thiết kế ấn tượng, F-3 hiện phải đối diện với một số trở ngại, bao gồm việc chế tạo các máy nén và buồng đốt cho một động cơ công suất cao như vậy. Động cơ trên chiếc F-2 tiền nhiệm dù không mạnh bằng F-3, nhưng đã gặp trục trặc trong khi bay, với các vấn đề như rung lắc ở tốc độ cao.
Ngoài ra, hệ thống điện tử của máy bay cũng còn nhiều vấn đề về phần mềm và phần cứng. Hệ thống thủy lực của máy bay được tin là cũng gây quan ngại, do thiết kế có phần mỏng manh.
Thanh Tùng
Theo Want China Times
Sức mạnh của siêu tăng T-90 Việt Nam có thể mua (Phần 1) Thời gian qua, báo điện tử VZ.ru và Đài tiếng nói nước Nga đã đưa tin về việc Việt Nam đang xem xét khả năng mua xe tăng T-90 để hiện đại hóa lực lượng Tăng-Thiết giáp. Hiện tại T-90 chính là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nga, chỉ được biên chế cho những đơn vị...