Bên trong phòng khách sạn của nguyên thủ dự hội nghị G20
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn phòng nghỉ có giá thuê đắt đỏ khi đến Australia tham dự hội nghị G20.
Theo tin tức từ Daily Mail, hội nghị G20 sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tầun tại thành phố Brisbane, Australia với sự tham dự của lãnh đạo các nước như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… Một trong những quyền lợi của nguyên thủ là được hưởng dịch vụ cao cấp trong những chuyến công du.
Căn phòng mà Tổng thống Obama sẽ nghỉ ngơi có giá thuê 1.370 bảng Anh/ngày (hơn 46 triệu đồng).
Tổng thống Obama là nguyên thủ ở khách sạn đắt đỏ nhất. Ông chọn Phòng Tổng thống tại khách sạn Marriott Hotel.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn nghỉ ngơi ở khách sạn Hilton với giá thuê phòng 335 bảng Anh/ngày
Video đang HOT
Phòng Stamford Suite của ông Tập có giá tới hơn 930 bảng Anh một đêm, với 250 m2 không gian để sinh hoạt và một cây đàn piano nhỏ.
Thủ tướng Anh, ông David Cameron, sẽ nghỉ tại khách sạn Treasury, giá thuê 690 bảng Anh. Căn phòng sử dụng nội thất bằng gỗ cổ điển và thanh nhã.
Thủ tướng New Zealand John Key ở khách sạn Sofitel cùng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Francois Hollande. Giá thuê phòng 5 sao ở đây là khoảng 380 bảng Anh.
Thủ tướng nước chủ nhà Australia Tony Abbott chọn khách sạn Rydges khiêm tốn.
Căn phòng của ông Abbott bảo đảm phong cách cổ điển và giá chỉ vào khoảng 170 bảng Anh/ngày.
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ ở phòng khách sạn với mức giá vừa phải, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể chọn một trong những nơi rẻ nhất như khách sạn Novotel.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mỹ xoa dịu Trung Quốc sau nghị quyết Biển Đông
Sau nghị quyết Biển Đông lên án Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong cuộc điện đàm ngày 15/7 (giờ Việt Nam), ông Obama khẳng định muốn xây dựng quan hệ Mỹ-Trung theo hướng hợp tác thực chất và cùng quản lý các khác biệt.
Ông Obama cho rằng hai bên cần duy trì liên lạc và hợp tác để đảm bảo CHDCND Triều Tiên giải trừ hạt nhân.
Mỹ vội xoa dịu Trung Quốc sau nghị quyết Biển Đông
Ông Obama và ông Tập cũng thảo luận các nỗ lực quốc tế nhằm đạt một thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran.
Nhà Trắng cho rằng cuộc thảo luận đã đạt được những "tiến bộ quan trọng". Trong khi đó, ông Tập nói hai nước cần thắt chặt hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có biến đổi khí hậu.
Cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ dường như hàm chứa mục đích xoa dịu Trung Quốc sau cú "vỗ mặt" là nghị quyết về Biển Đông mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua ngày 10/7.
Nghị quyết đã lên án việc gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Dù phía Trung Quốc chưa có phản ứng về nghị quyết này, tuy nhiên đó chẳng phải là điều Trung Quốc mong đợi.
Đó là chưa kể đến Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung vừa kết thúc mà không hề có bước đột phá nào khi cả hai bên Mỹ, Trung Quốc đều bảo lưu quan điểm của mình.
Làm Trung Quốc mếch lòng nhưng Mỹ thừa hiểu hai nước có những lợi ích không thể tách rời. Bản thân Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ lên tới hơn 1.300 tỷ USD, tính đến tháng 11/2013.
Chính vì thế, chiêu bài "vừa đấm vừa xoa" đang được Mỹ áp dụng triệt để.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ - Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ nước lớn "kiểu mới" Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết thúc đẩy quan hệ nước lớn "kiểu mới" giữa hai bên. Cam kết trên được đưa ra tại cuộc gặp không chính thức giữa hai lãnh đạo ở Bắc Kinh tối 11/11 nhân dịp ông Obama đến Trung Quốc tham dự Hội nghị Cấp...