Bên trong ngôi nhà cổ trăm tuổi của đại gia đình hơn 20 người ở TPHCM
Phía sau bức tường mang phong cách châu Âu, ngôi nhà cổ tuyệt đẹp với những cột, vách gỗ được chạm trổ tinh xảo, đen bóng theo thời gian là nơi ở của hơn 20 thành viên trong một đại gia đình.
Mặt tiền căn nhà cổ mang phong cách châu Âu. Ảnh: Hà Nguyễn
Trên đường Gò Công (quận 5, TPHCM) có căn nhà cổ hơn trăm tuổi, nằm lọt thỏm giữa khu đô thị sầm uất. Đây là nơi sinh sống của hơn 20 thành viên trong đại gia đình gốc Hoa.
Ông Dương Cơ Sở (62 tuổi, sinh sống trong nhà) cho biết, căn nhà có từ thời ông cố của mình. Ông và những người sinh sống tại đây là đời thứ 6.
Do đã quá lâu, ông không nhớ chính xác ngôi nhà được xây dựng năm nào. Cũng như ông, nhiều thành viên khác trong nhà cho rằng, nhà được xây vào những năm 1890.
|
Cửa trước, cửa sổ căn nhà được trang trí bằng hoa văn đắp nổi đẹp mắt. Ảnh: Hà Nguyễn
Theo các thành viên đang sinh sống tại ngôi nhà, căn nhà cổ được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 500m2 với kết cấu một trệt, một lầu. Ngoài sân trước rộng khoảng 50m2, căn nhà có giếng trời nằm giữa nhà trước và nhà sau.
Mặt tiền ngôi nhà thu hút khách tham quan bởi bức tường gạch được trang trí họa tiết đắp nổi thường thấy ở các kiến trúc châu Âu.
Bên trong, ngôi nhà được dựng bằng gỗ quý, đậm nét văn hóa người Hoa. Sau cửa chính, ngăn cách tiền sảnh với phần hiên nhà là vách gỗ có hoa văn trang trí đẹp mắt.
|
Các bức vách gỗ trong nhà đều được chạm lộng họa tiết tinh xảo, hài hòa. Ảnh: Hà Nguyễn
Video đang HOT
Các hoa văn trên bức vách này được tạo từ nhiều con tiện cùng kích thước, hoa văn chạm lộng họa tiết tinh xảo, hài hòa vừa để trang trí vừa lấy sáng, thông gió cho căn nhà.
Tiền sảnh căn nhà là nơi gia chủ đặt bàn thờ gia tiên. Bức vách sau án thờ cũng được chạm trổ, bài trí hoa văn đẹp mắt. Trên vách có tranh thờ với những liễn bằng tiếng Hán.
Ông Sở cho biết, trước kia đây là khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình. Tiền sảnh cũng là khu vực gia đình tổ chức các sự kiện lớn như giỗ chạp, hội họp, tiếp khách.
Tại đây còn hàng cột lớn bằng gỗ quý đen bóng. Bên ngoài, hàng cột có treo những tấm liễn bằng gỗ khắc chữ Hán. Bên trên hàng cột có vách gỗ được chạm trổ, khắc hoa văn mềm mại, tinh xảo.
Tại tiền sảnh, ngôi nhà có gian thờ gia tiên và những người đã khuất. Ảnh: Hà Nguyễn
Hiện nay, tiền sảnh ngôi nhà cổ xuống cấp, được tận dụng để làm nơi giữ xe. Giữa tiền sảnh căn nhà có lối đi dài khoảng 40m. Lối đi này dẫn thẳng đến các gian nhà phía sau.
Hai bên lối đi, gia chủ sắp xếp đan xen các phòng ở, khu vực bếp và nhà vệ sinh. “Hiện nay, nhà có nhiều thành viên là con cháu họ Dương sinh sống. Mỗi gia đình ở, sinh hoạt trong các phòng nhỏ bên trong ngôi nhà lớn này”, ông Sở chia sẻ.
Nơi ở của 6 thế hệ
Trải qua trăm năm, ngôi nhà cổ từng có đến 6 thế hệ sinh sống xuống cấp trầm trọng. Vách gỗ phía trước tiền sảnh căn nhà có dấu hiệu mối mọt, xiêu đổ.
Gia chủ phải gia cố bằng cách dựng thêm các cột gỗ. Trong khi đó, một số họa tiết trang trí chạm lộng cũng vỡ, gãy và được cố định bằng dây kẽm…
Bên trên hệ thống cột gỗ còn chắc chắn, lên nước đen bóng là những bức vách chạm lộng tinh xảo. Ảnh: Hà Nguyễn
Nền nhà trước đây được lát bằng gạch tàu đỏ nay cũng lún, vỡ. Đặc biệt, phần mái nhà đã được lợp lại bằng mái tôn thay phần ngói âm dương cũ, hỏng.
Những người sinh sống tại căn nhà cho biết, trước đây, đại gia đình từng một thời giàu có. Theo truyền thống người Hoa, ông bà cố của họ mong muốn con cháu sống chung thành một đại gia đình.
Do đó, ngôi nhà được xây dựng rộng với nhiều phòng. Vào thời hoàng kim của đại gia đình, căn nhà có nhiều nội thất sang trọng.
Bàn ghế tại phòng khách đều được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ tinh xảo. Tranh, chữ viết trên các liễn treo trong nhà đều được cẩn xà cừ ngũ sắc lấp lánh, lối đi chung được trải thảm đỏ.
Vợ của ông Sở cũng là người Hoa. Bà về làm dâu tại căn nhà lớn đã nhiều năm. Dù vậy, bà cũng không nhớ, hiểu hết về ngôi nhà cũng như các thành viên từ những đời trước.
Bà chỉ biết gia đình chồng là người Hoa gốc Phúc Kiến. Sau khi đến vùng Chợ Lớn làm ăn, thành đạt họ xây dựng căn nhà lớn làm nơi ở cho tất cả thành viên gia đình.
Hiện nay, ngôi nhà vẫn là chỗ ở của hơn 20 thành viên của một đại gia đình. Ảnh: Hà Nguyễn
Bà chia sẻ: “Trước kia, nhà rất đông thành viên. Đến nay, dù một số đã mất từ rất lâu, số khác rời quê ra nước ngoài định cư nhưng căn nhà vẫn còn khoảng 20 thành viên sinh sống cùng nhau.
Những năm gần đây, ngôi nhà cổ của gia đình được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Dù vậy, vì không biết nhiều về kiến trúc, quá trình xây dựng nên chúng tôi cũng không cung cấp được gì nhiều cho người đến tham quan”.
Khám phá bản Sông Moóc - Sapa thu nhỏ của Bình Liêu
Nằm ở lưng chừng núi, bản Sông Moóc - xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được bao bọc bởi núi cao, mây phủ, trập trùng ruộng bậc thang dát một màu lúa chín, thấp thoáng những ngôi nhà cổ và thác nước hiền hòa xa xa...
Cảnh quan trong lành, yên bình, hoang sơ đặc trưng này được dưới phượt thủ ví là "Sa Pa thu nhỏ" tại vùng cao Bình Liêu. Nhờ những gì thiên nhiên ban tăng mà bản Sông Moóc trở thành một trong số những địa điểm hấp dẫn khi tới Bình Liêu.
Khung cảnh bình yên của bản Sông Moóc
Nếu Sapa những năm gần đây trở thành nơi du lịch được nhiều người biết tới và đã thương mại hóa đi rất nhiều, không còn vẻ đẹp thiên nhiên vốn có nữa vậy thì hãy tới ngay bản Sông Moóc, nơi hội tụ tất cả những gì bình yên và hoang sơ nhất và cũng là nơi thích hợp để bạn có một kỳ nghỉ dưỡng thoải mái nhất. Ấn tượng đầu tiên khi tới bản Sông Moóc có lẽ là sự bình dị của nơi này, những thuở ruộng bậc thang kéo dài ngả màu vàng óng, những căn nhà cổ người Dao in hằn dấu vết của thời gian, từ trên cao nhìn xuống bản sương mù bao quanh mờ ảo... Tất cả những điều này khiến du khách sẽ đem lòng yêu bản làng nhỏ này ngay từ khi mới đặt chân đến.
Vẻ đẹp bình yên của bản Sông Moóc
Bản Sông Moóc có diện tích tự nhiên trên 375ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 69ha. Nằm ở độ cao trên 1000m, toàn bộ bản nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè-Cao Ba Lanh. Do đó, bản Sông Moóc phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m, nhưng nơi cao nhất lại hơn mực nước biển trên 700m.
Đặc điểm này đã tạo ra một bản làng nằm giữa trùng điệp núi rừng với cảnh đẹp nên thơ, đẹp mắt, mang đủ các đặc trưng của vùng cao Bình Liêu. Với đặc trưng trên, đất canh tác ở đây chủ yếu là ruộng bậc thang nối tiếp nhau.
Vì thế, khi tới Sông Moóc chắc hẳn du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước khung cảnh hoang sơ, trong lành của bản làng giữ núi rừng, đặc biệt là những thửa ruộng bậc thang "lên xuống như cung đàn ..." vàng rực. Xen kẽ là màu xanh của núi rừng, mái nhà cổ, của sương mờ, mây trắng bao phủ gần như quanh năm. Có lẽ đẹp nhất là khi thu về, lúa đang độ chín, cả bản làng như một bức tranh đa sắc.
Sắc xanh của những cánh đồng lúa trải dài tại bản Sông Moóc
Một điểm thú vị là cư dân khu vực sông Moóc thuần là người Dao, sống ở 2 bản là Sông Moóc A và Sông Moóc B. Không chỉ gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, người dân ở đây rất hiền hòa, chân thật và hiếu khách.
Một điểm thú vị là cư dân khu vực sông Moóc thuần là người Dao, sống ở 2 bản là Sông Moóc A và Sông Moóc B. Không chỉ gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, người dân ở đây rất hiền hòa, chân thật và hiếu khách.
Thác Sông M oó c hùng vĩ có những bãi đá kì thú với nhiều hình thù khác nhau
Hiện Sông Moóc là điểm đến đang được quan tâm đầu tư phát triển du lịch. Tuy là bản cao vùng sâu vùng xa, nhưng đến với Sông Moóc không khó, bởi đường giao thông thuận lợi, bản chỉ cách trung tâm thị trấn Bình Liêu khoảng 30km. Bản cũng được đầu tư khá đầy đủ về điện, đường, trường, trạm, hệ thống thông tin liên lạc... Có dịp tới Bình Liêu, bạn hãy thử một lần khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp sông Moóc.
Bảo tồn, khai thác nhà cổ trong lòng di sản Tràng An Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 nhờ các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo, cảnh quan và nền văn hóa được kết tinh,...