Bên trong hầm trú ẩn hạt nhân tối mật của Trung Quốc
Hầm trú ẩn hạt nhân mà Trung Quốc xây dựng bên trong một dãy núi vào những năm 1960 có tiềm năng trở thành điểm du lịch lý tưởng của những người tò mò.
Hầm trú ẩn bí mật được xây dựng bên trong ngọn núi Thụy Xương, tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc theo lệnh của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Nó từng bị bỏ hoang nhiều năm dù rất có tiềm năng thu hút khách tham quan.
Lối dẫn vào hầm là hai tấm cửa lớn.
Nó dẫn du khách tới hành lang sâu hun hút và hoàn toàn không có ánh sáng.
Video đang HOT
Nhà vệ sinh phía trong khu hầm. Nó rất đơn sơ và hoàn toàn không có hệ thống xả nước.
Khu hầm có 6 phòng và một khu vực được dùng làm phòng điều khiển. Phần lớn nội thất, bao gồm các bàn ghế bằng gỗ, đã bị thời gian phá hủy.
Toàn bộ hầm trú ẩn đều đã xuống cấp vì bị bỏ hoang trong nhiều năm qua.
Trung tâm của hầm chứa nằm sâu 100 m so với mặt đất. Nó được xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho các loại vũ khí quan trọng.
Vào mùa hè, người dân sống gần hầm hạt nhân chui vào trong để tránh nóng.
Cửa vào hầm nằm trên vách núi đá.
Theo Tri Thức
Ấn Độ quyết chi 13 tỷ USD nâng cấp vũ khí phòng Trung Quốc
Chính phủ Ấn Độ hôm 25/10 đã quyết định thông qua các dự án vốn bị trì hoãn lâu nay trị giá 13,1 tỷ USD để hiện đại hóa số vũ khí dưới thời Liên Xô cũ và thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.
Động thái này đã thể hiện tham vọng của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi nhằm nâng cấp lực lượng quân đội Ấn Độ cũng như năng lực quốc phòng nhất là sau các vụ đụng độ với Pakistan và đối đầu với quân đội Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp.
Theo tờ Press Trust of India (PTI), Hội đồng Thu mua Quốc phòng Ấn Độ hôm 25/10 đã phê chuẩn các bản đề xuất mua sắm vũ khí trị giá 800 tỷ rupee (13,1 tỷ USD) trong cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley chủ trì.
Máy bay Dornier của quân đội Ấn Độ.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, hiện đang triển khai chương trình nâng cấp quốc phòng trị giá 100 tỷ USD. Hồi tháng Sáu, Ấn Độ cũng đã phê chuẩn các bản đề xuất mua sắm vũ khí gần 3,5 tỷ USD.
Với vị trí là quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới, Ấn Độ đã giúp Mỹ chiếm vị trí là nhà cung cấp vũ khí số 1 của quốc gia này từ tay Nga. Tuy nhiên, do trong nhiều thập niên qua, quá trình thu mua vũ khí diễn ra chậm chạp cùng việc chính phủ tiền nhiệm không mua sắm khí tài, đã khiến quân đội Ấn Độ thiếu vắng nhiều vũ khí chủ chốt.
Song, dưới sự điều hành của đảng Bharatiya Janata, Ấn Độ đã dần từng bước cải thiện lĩnh vực quân sự khi nhập khẩu tới 70% vũ khí quốc phòng.
Hồi tháng Tám, Thủ tướng Modi còn hối thúc Ấn Độ xây dựng một đội quân mà bất cứ nước nào cũng phải "nể sợ" quốc gia Nam Á này. Ngoài ra, ông Modi kêu gọi Ấn Độ cần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí mà cần tập trung vào nghiên cứu, thiết kế và sản xuất khí tài nội địa.
Dẫn lời giới chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, PTI cho hay New Delhi đã phê chuẩn đề xuất đầu tư 500 tỷ rupee để sản xuất 6 tàu ngầm nội địa cho lực lượng hải quân và mua 8.356 quả tên lửa của Israel cùng 12 máy bay Dornier. Thậm chí, chính quyền của Thủ tướng Modi còn cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành quốc phòng Ấn Độ để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân sự.
Ấn Độ và Pakistan đã từng xảy ra 3 cuộc chiến. Trong đó, 2 cuộc chiến liên quan tới vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir trên dãy Himalaya. Ngoài ra, chương trình hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ còn nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng lớn của quân đội Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Press Trust of India (PTI), tờ báo lớn nhất tại Ấn Độ, đặt trụ sở tại New Delhi.
Theo Infonet
Quân đội Ai Cập tập trận lớn trên biển, đất liền Các tàu chiến, xe tăng Ai Cập gần đây đã có cuộc tập trận lớn dường như là nhằm đối phó với tình hình căng thẳng trong khu vực. Đáng lưu ý, trong cuộc tập trận này, Hải quân Ai Cập đã cho thấy một số loại vũ khí Trung Quốc mà nước này đang sử dụng. Trong ảnh là loại tàu pháo...