Bên trong đoàn tàu tốc độ cao Trung Quốc chuyển cho Lào
Đoàn tàu tốc độ cao Trung Quốc chuyển giao cho Lào có 5 dãy ghế màu xanh, có thể chở tới 720 người và đạt tốc độ 160 km/h.
Đoàn tàu tốc độ cao đầu tiên trên tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào được chuyển tới thủ đô Vientiane ngày 16/10 và bàn giao cho đơn vị vận hành.
Trong ảnh, đoàn tàu sơn màu trắng, xanh, đỏ tượng trưng cho quốc kỳ Lào dừng ở thị trấn Boten của Lào sau khi vượt qua biên giới Trung Quốc ngày 15/10.
Đại sứ Trung Quốc Khương Tái Đông (trái) và Bộ trưởng Giao thông Công chính Lào Viengsavath Siphandone (phải) đứng cạnh đoàn tàu Lane Xang trong lễ bàn giao ngày 16/10.
Đoàn tàu điện động lực phân tán (EMU) này do Trung Quốc thiết kế và chế tạo, có thể chở tới 720 người.
Đoàn tham quan di chuyển bên trong một toa tàu sau lễ bàn giao. Các toa tàu có 5 dãy ghế màu xanh, trên ghế in biểu tượng của hoa đại, quốc hoa của Lào.
Các toa có quầy bán đồ ăn nhanh và nước giải khát, cùng tiện nghi dành cho người khuyết tật và dịch vụ thông tin với tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Anh.
Một cô gái cầm mô hình đoàn tàu tốc độ cao chạy trên tuyến đường sắt Lào – Trung tại lễ bàn giao.
Video đang HOT
Sau lễ bàn giao, đoàn tàu sẽ được chạy thử trước ngày khai trương tuyến đường sắt Lào – Trung, dự kiến diễn ra vào ngày Quốc khánh Lào 2/12.
Không gian bên trong một toa của đoàn tàu tốc độ cao chạy trên tuyến đường sắt Lào – Trung.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào – Trung dài 414 km từ thị trấn biên giới Boten giáp Vân Nam tới Vientiane được khởi công từ năm 2016, với hợp đồng ban đầu trị giá 1,2 tỷ USD được trao cho Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (CNRG).
Trong ảnh, một kỹ thuật viên Trung Quốc kiểm tra đoàn tàu tốc độ cao Lane Xang sau khi tới ga Vientiane, Lào.
Đoàn tàu dừng tại thị trấn Boten của Lào sau khi di chuyển từ thành phố Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua biên giới ngày 15/10.
Đoàn tàu đi qua đường hầm xuyên biên giới Lào – Trung.
Đoàn tàu đỗ tại ga Vientiane của Lào ngày 16/10.
Hai cô gái đứng chụp ảnh trước đoàn tàu tốc độ cao ở ga Vientiane, Lào.
Tuyến đường sắt Boten – Vientiane là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, với tham vọng kết nối Côn Minh tới Singapore trên tuyến đường sắt xuyên Á dài 5.500 km. Truyền thông Trung Quốc hồi tháng 6/2020 cho biết giá trị của dự án này đã tăng lên 6 tỷ USD.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72%
Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm.
Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,0 Yen/kg, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 211,8 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 214,1, tăng 0,4 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.055 Nhân dân tệ/tấn, giảm 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.175 Nhân dân tệ/tấn, giảm 95 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần đạt gần 5.700 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp gấp 2,3 lần cùng kỳ, đạt 1.629 tỷ đồng.
Mặc khác, các chi phí cũng tăng lên đáng kể như chi phí bán hàng tăng 60% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 95% so với cùng kỳ. Dù vậy lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức cao 1.160 tỷ đồng, tăng trưởng 126%.
Xét theo cơ cấu, sản phẩm mủ cao su đóng góp lớn nhất với tỷ trọng hơn 54% doanh thu thuần, tiếp đến là mảng chế biến gỗ đóng góp 19% và các sản phẩm công nghiệp cao su chiếm hơn 15% doanh thu.
Đây cũng là 3 mảng kinh doanh mang về lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn với con số lần lượt 540 tỷ, 233 tỷ và 383 tỷ đồng.
Thực tế, các sản phẩm chủ lực trên của tập đoàn được hưởng lợi lớn thời gian qua. Giá cao su thế giới dù có điều chỉnh từ đầu năm nhưng luôn ở mức rất cao so với năm 2020.
Giá sản phẩm gỗ trên thế giới cũng đạt đỉnh hồi tháng 5/2021. Các sản phẩm công nghiệp cao su, tiêu biểu nhất là găng tay y tế, được tiêu thụ đột biến khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 77% lên hơn 10.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 2.376 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ gần 1.664 tỷ đồng.
Năm 2021, tập đoàn này đặt mục tiêu tổng doanh thu 26.914 tỷ đồng, tăng trưởng 4% nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến thấp hơn 10% so với năm ngoái, đạt 4.564 tỷ đồng. Với kết quả bán niên trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 52% kế hoạch năm.
Vương gia triều Thanh và cuộc sống xa hoa đến mức điên loạn khiến hậu thế choáng váng Đằng sau cánh cửa Tử Cấm Thành, ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn... Những đặc quyền đặc lợi khủng khiếp Triều đại nhà Thanh của...