Bên trong ‘địa ngục Ebola’
Những cảnh tượng rùng rợn đang diễn ra tại Liberia – tâm dịch Ebola, nơi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận dịch bệnh vẫn chưa được đánh giá đúng mức, Mirror đưa tin.
Bảy ngày trước, Oliver Wilson lái xe đưa vợ là Layson tới một phòng khám bị cách ly để kiểm tra vi nghi bị nhiễm Ebola. Nữ y tá 33 tuổi này biết rõ các triệu chứng và tin rằng mình đã nhiễm loại virus đáng sợ nhất thế giới.
Layson biết, cô sẽ chết vì một căn bệnh vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, cô không nói với Oliver và cũng chủ ý không ôm ấp cậu con trai mới một tuổi. Layson lo lắng cô nhiễm bệnh qua một giọt mồ hôi hay một giọt nước mắt, bằng những hiểu biết của mình.
Hôm qua, Oliver quệt nước mắt, đập đầu vào bánh xe ô tô khi nhìn thi hài của Layson được quấn trong túi nilon trắng và chất lên phía sau xe tải. Oliver không có cơ hội tạm biệt người vợ thân thương của mình.
Trong một cảnh tượng rùng rợn, thi thể của 7 nạn nhân Ebola khác, gồm cả một bé trai 7 tuổi, đã được chất lên chiếc xe tải.
Video đang HOT
Tại “địa ngục” của Ebola ở Tây Phi, thi thể các nạn nhân được chôn càng nhanh càng tốt vì ngay cả người chết cũng có thể truyền nhiễm bệnh.
Câu chuyện đầy thương cảm trên diễn ra ở Liberia, nơi dịch bệnh kinh khủng nhất trong lịch sử bùng phát và mỗi ngày đều có nhiều người mới thiệt mạng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận, con số thống kê về số người tử vong trong vùng 1.145 là chưa đánh giá đúng quy mô của dịch bệnh.
Với Oliver, một cựu nhân viên cứu trợ của LHQ, sự ra đi nhanh tới ngỡ ngàng của vợ anh tới giờ vẫn không thể hiểu nổi. “Tôi cố kiên cường, nhưng điều đó quá khó”, Oliver, 36 tuổi nói.
“Layson bị nhiễm Ebola tại nơi làm việc – bệnh viện giáo hội ở Monrovia. Giám đốc viện cũng nhiễm bệnh. Ông ấy dương tính với Ebola. Công việc của vợ tôi là kiểm tra ECG cho ông ấy và đặt miếng thấm dịch lên người ông ta. Cô ấy đã đề phòng bằng cách đeo găng song chỉ vài giây chạm vào người bệnh bằng tay không, để giúp ông ấy ra khỏi giường và ngồi vào xe đẩy…cô ấy đã nhiễm bệnh. Vài ngày sau, người đàn ông đó qua đời”.
Với những người sống ở vùng dịch Ebola, cuộc sống hàng ngày trở thành một cuộc chiến chống lại căn bệnh vô hình và vô phương cứu chữa.
Liberia, tương tự nước láng giềng Guinea – nơi dịch bệnh bùng phát vào tháng 2 – và Sierra Leone, không thể đương đầu với dịch bệnh chết người này.
Liberia không có đủ giường bệnh cho tất cả những người bị bệnh. Nếu như mọi khi, các bệnh nhân sẽ được chữa trị thì giờ đây họ đang chết dần vì đội ngũ y tế đã bị quá tải.
Joanne Liu, thuộc tổ chức nhân đạo y tế MSF tuần trước cảnh báo, sẽ phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch bệnh. Liu ví những gì diễn ra hiện nay như thời chiến và cho hay, “Nếu không ổn định được Liberia, chúng ta sẽ không bao giờ ổn định được khu vực”.
Bác sĩ Moses Massaquoi, người đứng đầu cuộc chiến chống Ebola tại Liberia thừa nhận, con số nạn nhân tử vong chắc chắn phải cao hơn thống kê chính thức rất nhiều.
Theo Vietnamnet
Dịch Ebola: Nữ y tá nghi nhiễm Ebola bỏ trốn khỏi khu cách ly
Nữ y tá người Nigeria nghi bị nhiễm Ebola đã cố gắng trốn khỏi khu vực cách ly ở Lagos để đi gần 300 dặm về gặp người thân.
Nữ y tá cùng 20 người mà cô liên lạc hiện đang được giám sát tại thành phố Enugu ở đông nam Nigeria. Bộ trưởng Bộ thông tin, ông Labaran Maku, cũng cho hay cơ quan chức năng đang theo dõi tình trạng của 189 nghi nhiễm Ebola.
Giới chức Nigeria không nói rõ nữ y tá này đã về nhà bằng cách nào, nhưng Enugu cách Lagos 6 tiếng rưỡi đi bằng ô tô.
Nigeria hiện có 10 trường hợp được xác nhận là nhiễm Ebola, tất cả đều bắt nguồn từ một người Mỹ gốc Liberia tên Patric Sawyer. Sawyer đã đi tới quốc gia đông dân nhất châu Phi này vào ngày 20 tháng 7. Người đàn ông bắt đầu cảm thấy khó chịu và ngất xỉu tại sân bay Lagos. Ông qua đời tại bệnh viện thành phố 5 ngày sau đó và 2 nhân viên y tế điều trị cho ông cũng bị nhiễm bệnh rồi tử vong.
Nạn nhân bị nhiễm Ebola
Tổng số người chết vì dịch bệnh Ebola tính đến ngày 11/8 là 1.069 người, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO. Khu vực có tốc độ lây nhiễm kinh hoàng là Liberia, với 71 trường hợp nhiễm mới và 32 trường hợp tử vong chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 10/8 đến 11/8. Trong khi đó, tại 4 quốc gia châu Phi đang bị virus tấn công, số người nhiễm mới trong giai đoạn này là 128 trường hợp, 56 ca tử vong.
Hôm 8/8, tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cho biết sẽ chi 1,9 tỷ naira (hơn 11 triệu USD) để ngăn chặn Ebola. "Nếu chúng ta kiểm soát tốt, chúng ta có thể vượt qua nó trong hai tháng và sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường", ông nói.
Theo Người Đưa Tin
Mỹ nâng mức độ phản ứng đối với dịch Ebola lên cấp cao nhất Ngày 7/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã quyết định nâng mức độ phản ứng khẩn cấp đối với dịch Ebola lên cấp 1. Theo một người phát ngôn của CDC, cấp 1 là mức phản ứng cao nhất tại trung tâm tác chiến khẩn cấp này. Nhân viên WHO trong trang phục bảo hiểm chuẩn...