Bên trong địa đạo Củ Chi được đề nghị là Di sản thế giới
Hệ thống đường hầm phức tạp, bí ẩn dài hơn 200 km ở Củ Chi sẽ được trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng xin ý kiến chủ trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục Di sản thế giới.
Theo UBND thành phố, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật: là công trình khoa học quân sự, chứng tích lịch sử tiêu biểu và ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, địa đạo Củ Chi có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa, trong truyền bá kiến thức quân sự, khoa học kiến trúc và là một trong những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.
Với những giá trị trên, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Mô hình hệ thống hầm ở địa đạo Củ Chi. Hệ thống hầm là công trình khoa học quân sự gồm hệ thống hầm nhân tạo dài hơn 200 km, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Đây là nơi để quân đội trú ẩn, sinh sống, họp hội và chứa vũ khí chiến tranh.
Du khách tham quan địa đạo Củ Chi vào sáng 9-9. Hằng năm, địa đạo củ Chi đón hàng ngàn lượt khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Tháng 12-2015, Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và tính sáng tạo.
Anh La Văn Hoạch (hướng dẫn viên) mô phỏng cách chui qua cửa hầm dẫn vào địa đạo. Cửa hầm được thiết kế vừa với thân hình bộ đội Việt Nam, cửa được ngụy trang trên mặt đất rất kỹ.
Video đang HOT
Ngày nay, để thuận tiện cho khách tham quan hầm, nơi đây đã cho xây dựng lối vào có bậc thang rộng rãi hơn.
Hệ thống hầm với cấu trúc 2 đến 3 tầng thông nhau, chịu được các loại bom có sức công phá cao.
Lỗ thông hơi được ngụy trang như hình một ụ mối. Trên suốt chiều dài của tất cả các đường hầm đều có khoét những lỗ thông hơi và thông gió bí mật, thông lên trên mặt đất và được ngụy trang rất kín đáo.
Du khách tham quan các loại bẫy chông tự tạo.
Trong chiến tranh, cạm bẫy của Việt Nam là những vũ khí thô sơ tự chế nhưng vô cùng nguy hiểm. Những loại chông như chông kẹp nách, chông bẫy cọp, chông đinh sắt, chông trục xoay… đều khiến cho quân thù khiếp sợ.
Nhà công binh xưởng.
Địa đạo Củ Chi không chỉ là công sự, là hầm trú ẩn mà còn đóng vai trò công binh xưởng, cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến tranh nhằm tiêu diệt quân thù.
Ngoài binh công xưởng, trong địa đạo còn có đầy đủ nhà ăn tập thể, bếp tập thể, nhà cứu thương, xưởng may mặc đồ quân dụng và dân sự.
Bếp Hoàng Cầm với hệ thống thông khói theo từng ụ, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao, cũng như ở gần.
Nơi đây còn lưu giữ vô số những hiện vật chiến tranh như bom pháo, đạn dược, khí tài quân sự.
Máy bay vận tải C-130.
10 thành phố cổ đang bị phá hủy trên thế giới
Những thành phố cổ tuyệt đẹp có tuổi đời hàng nghìn năm đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chiến tranh hoặc do chính con người không nỗ lực bảo tồn.
Shibam, Yemen: Thành phố Shibam có từ thế kỷ 16 với biệt danh "Manhattan của sa mạc", bao quanh bởi một bức tường thành cổ. UNESCO ca ngợi nơi đây là một trong những thành phố lâu đời và quy hoạch đô thị tốt nhất. Tuy nhiên, thành phố đang bị đe dọa do cuộc xung đột vũ trang trong nước.
Thành phố cổ Sana'a, Yemen: Thủ đô Sana'a của Yemen là một trong những thành phố lâu đời và cao nhất thế giới. Nơi đây nổi tiếng với những tòa nhà nhiều tầng đặc biệt xây dựng bằng đất khô và được trang trí các hoa văn hình học. Thành phố đã chịu thiệt hại nghiêm trọng do tình trạng xung đột dân sự và các cuộc không kích.
Maritime Mercantile, Liverpool, Anh: Liverpool là một trong những trung tâm thương mại lớn của thế giới ở thế kỷ 18-19. Năm 2004, bến cảng nổi tiếng của thành phố, Maritime Mercantile, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Kế hoạch phát triển thành phố đã khiến bến cảng này, bao gồm sáu khu vực xung quanh trung tâm cũ, được đưa vào danh sách nguy cấp từ năm 2012.
Damascus, Syria: Thủ đô của Syria, Damascus, là thành phố có cư dân sinh sống lâu đời nhất trên thế giới. Nơi đây có 125 di tích từ nhiều nền văn minh khác nhau là Hy Lạp, La Mã, Byzantine và Hồi giáo. Damascus bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến tranh khiến nhiều di tích quan trọng bị hư hại.
Bosra, Syria: Bosra từng là một thành phố thịnh vượng thời La Mã cổ đại. Đây cũng là điểm dừng chân của những người hành hương trên tuyến đường đến Mecca. Địa điểm này bao gồm một nhà hát La Mã tráng lệ từ thế kỷ thứ 2, những tàn tích Cơ đốc giáo thời kỳ đầu và một số nhà thờ Hồi giáo. Hậu quả của cuộc nội chiến dai dẳng đã gây ra những thiệt hại không thể bù đắp cho di tích lịch sử quý giá này.
Aleppo, Syria: Syria có tổng cộng 6 Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Tất cả đều đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiệm trọng trong cuộc nội chiến đang diễn ra. Vào năm 2013, những di sản này đều được đưa vào danh sách nguy cấp khi căng thẳng leo thang. Một trong những địa điểm này là thành cổ Aleppo, bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Umayyad và các công trình lịch sử quan trọng khác.
Hebron (Al-Khalil), Palestine: Thành phố cổ Hebron ở dải Gaza là địa điểm hành hương của ba tôn giáo khác nhau: Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Vào năm 2017, Hebron được UNESCO công nhận là Di sản thế giới của Palestine, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ Israel. Hiện nay, trung tâm lịch sử này đã được đưa vào danh sách nguy cấp cần bảo vệ.
Timbuktu, Mali: Timbuktu là một trong những thành phố cổ xưa có ý nghĩa nhất của châu Phi. Nơi đây từng là trung tâm thúc đẩy Hồi giáo ở châu Phi vào thế kỷ 15-16. Mặc dù liên tục được trùng tu, những di tích này vẫn bị đe dọa bởi xung đột vũ trang và nạn buôn bán trái phép.
Jerusalem, Israel: Jerusalem là thành phố linh thiêng của đạo Do Thái, Cơ Đốc và Hồi giáo. Thành phố lâu đời này là nơi lưu giữ vô số kho báu và các di tích lịch sử, bao gồm Mái vòng đá và Bức tường than khóc. Từ năm 1982, thành phố này được đưa vào danh sách nguy cấp cần bảo vệ.
Potosí, Bolivia: Thành phố Potosí ở phía nam Bolivia từng được coi là khu phức hợp công nghiệp lớn nhất thế giới. Khu vực này mang đầy ý nghĩa khảo cổ học và nhiều di tích lịch sử. Một bộ phận ngọn núi đã sạt lở khiến cho các tòa nhà tuyệt đẹp của thành phố đang trong tình trạng nguy hiểm.
Báo Tây gợi ý vịnh Hạ Long là điểm ngắm bình minh đẹp trên thế giới Theo Love Exploring, khoảnh khắc bình minh thức giấc, báo hiệu một ngày mới là thời điểm lý tưởng để bạn trải nghiệm những điều mới mẻ ở các điểm du lịch nổi tiếng. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, Việt Nam) là một một trong những kỳ quan ngoạn mục của châu Á và thế giới. Được bao phủ bởi rừng rậm và...