Bến Tre xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung theo hướng hữu cơ
Theo UBND tỉnh Bến Tre, đến năm 2025, địa phương triển khai xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung với quy mô 20.000 – 22.000 ha, trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri.
Sơ chế dừa tươi (dừa uống nước) xuất khẩu ở Công ty TNHH Trái cây Mekong, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Đồng thời, hình thành các chuỗi liên kết đầu ra vào giữa các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, hợp tác xã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của chuỗi giá trị dừa.
Cùng với đó, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển thêm ít nhất 13 hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm dừa; trong đó, có 1 hợp tác xã trong chuỗi đạt doanh thu 100 tỷ đồng, 15 hợp tác xã đạt doanh thu là 10 tỷ đồng.
Theo ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục cùng các ngành, đoàn thể, địa phương tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị. Mặt khác, tỉnh quan tâm kết nối chặt chẽ các doanh nghiệp với nông dân, nông dân với nông dân, tích cực hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả các tổ hợp tác, hợp tác xã trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi.
Ông Huỳnh Quang Đức cho hay, thời gian qua, tỉnh đã thành công trong việc tạo vùng sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Mặt khác, Bến Tre có đội ngũ doanh nghiệp năng động, đầy khát vọng vươn lên. Hệ thống nhà máy, thiết bị, công nghệ chế biến khá phát triển, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế khá tốt, thâm nhập vào được các thị trường khó tính.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thực hiện việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn với phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030, đến nay, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ dừa hữu cơ của tỉnh đã phát triển diện tích hơn 16.000 ha. Trong số đó, diện tích đạt chứng nhận hơn 13.000 ha. Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp đã tham gia liên kết sản xuất dừa hữu cơ gồm: Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty cổ Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre, Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu, Công ty TNHH Thực phẩm Dừa Xanh, Công ty TNHH Chế biến nông sản Thuận Phong…
Tỉnh Bến Tre chú trọng xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, đến nay, toàn tỉnh có 91 tổ hợp tác, 57 hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đạt được một số kế quả khả quan.
Riêng chuỗi dừa, tỉnh Bến Tre có 47 tổ hợp tác và 27 hợp tác xã với quy mô hơn 6.404 ha và 6.905 thành viên. Hiện tỉnh đang triển khai xây dựng thí điểm 6 vùng sản xuất dừa hữu cơ tập trung gồm: 5 vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn hữu cơ với diện tích 1.500 ha và 1 vùng sản xuất dừa uống nước tập trung với diện tích 20 ha, gắn phát triển chuỗi giá trị.
Với lợi thế về tính thích nghi và chất lượng sản phẩm dừa của Bến Tre, kết hợp với doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ và xây dựng phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ với quy mô sản xuất lớn, công nghệ chế biến dừa chuyên sâu và khả năng khai thác thị trường khá tốt như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến dừa Lương Quới, Công ty Beinco… Đây yếu tố thuận lợi lớn đối với việc phát triển sản xuất dừa hữu cơ tại Bến Tre, ông Huỳnh Quang Đức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre chia sẻ.
Bến Tre là được xem là “thủ phủ dừa” của cả nước với diện tích khoảng 77.000 ha trồng dừa, tổng sản lượng gần 700.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa. Đến năm 2030, Bến Tre phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ chiếm 30% tổng diện tích dừa toàn tỉnh…
Cháy xe tải trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, giao thông ùn tắc hơn 10 km
Xe tải chở nhiều hàng hóa lưu thông trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương bất ngờ bốc cháy rồi nhanh chóng bị thiêu rụi.
Xe tải bốc cháy dữ dội trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ảnh LÊ LANG
Theo thông tin ban đầu, khoảng 4 giờ 20 ngày 4.8, xe tải mang biển số tỉnh Long An do tài xế Nguyễn Văn Vũ (ngụ H.Thạnh Phú, Bến Tre) điều khiển chở theo nhiều đồ may sẵn, vải và hàng hóa lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hướng từ TP.HCM về Tiền Giang.
Khi đến đoạn km40, thuộc địa bàn xã Tân Hội Đông, H.Châu Thành, Tiền Giang, tài xế phát hiện trên xe có khói cuộn lên nên cho xe dừng vào làn dừng khẩn cấp để kiểm tra và tìm cách dập lửa. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau, ngọn lửa bao trùm toàn bộ xe tải.
Lực lượng cảnh sát PCCC của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An tích cực dập lửa. Ảnh LÊ LANG
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Tiền Giang và Công an tỉnh Long An đã điều nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường dập lửa. Đến 6 giờ 30 cùng ngày, ngọn lửa được khống chế nhưng xe tải và hàng hóa bị thiêu rụi hoàn toàn.
Xe tải cùng hàng hóa bị thiêu rụi. Ảnh LÊ LANG
Do ảnh hưởng vụ cháy nên giao thông theo hướng TP.HCM về miền Tây bị ùn tắc hơn 10 km.
Giao thông ùn tắc hơn 10 km. Ảnh LÊ LANG
Sau khi xảy ra vụ việc, đơn vị quản lý đường cao tốc đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ liên quan điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ cháy xe trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương .
Khẩn trương bàn giao mặt bằng để triển khai thi công cầu Rạch Miễu 2 Ngày 6/10, tại cuộc họp về tình hình triển khai giải phóng mặt bằng phục vụ cho công trình cầu Rạch Miễu 2, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu UBND huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các ngành chức năng khẩn trương vận động người dân bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự...