Bến Tre: Rừng phòng hộ đặc dụng ven biển chết chưa rõ nguyên nhân
Gần 24 ha rừng đước phòng hộ, đặc dụng xung yếu của tỉnh Bến Tre có vai trò chắn sóng và chống sạt lở đất ven biển tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại bị chết khô. Nguyên nhân vẫn chưa được các cơ quan chuyên môn xác định.
Gần 24 ha rừng đước phòng hộ tại Bến Tre chết chưa rõ nguyên nhân
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre: qua khảo sát đã phát hiện gần 24 ha rừng đước ven biển, thuộc các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại bị chết khô. 24ha rừng này chiếm gần 19% tổng diện tích rừng hiện có của tỉnh Bến Tre. Đây là rừng phòng hộ, đặc dụng xung yếu của địa phương có vai trò chắn sóng và chống sạt lở đất ven biển.
Dù các cơ quan chuyên môn chưa xác định được nguyên nhân, nhưng nhận định ban đầu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre, cây đước chết có thể là do trước đây trồng mật độ cao, thiếu không gian và dinh dưỡng. Mặt khác, một số khu vực do người dân nạo vét vuông nuôi tôm lấy đất lắp xung quanh lô rừng làm hạn chế nước lên xuống mặt đất rừng vào mùa nắng và không thoát được nước vào mùa mưa.
Ông Tiết Kim Chiêu, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre cho biết, năm ngoái, tỉnh Bến Tre cũng có hơn 20 ha rừng phòng hộ ven biển bị chết do sạt lở đất và cát tràn. Đối với số rừng đước bị chết, tỉnh Bến Tre sẽ có tờ trình xin ý kiến Bộ Nông nghiệp- PTNT để có phương án chăm sóc, quản lý rừng có hiệu quả.
“Chúng tôi tham mưu cho Sở Nông nghiệp-PTNT chỉ đạo Ban quản lý rừng, khuyến cáo các hộ nhận khoán rừng có biện pháp điều tiết mặt nước ở vuông tôm, cho nước lên, xuống đảm bảo cho cây sinh trưởng. Vấn đề nạo vét, cải tạo các bờ mương, hướng dẫn cho người dân không đổ đất bao xung quanh rừng để cho cây sinh trưởng, phát triển. Đồng thời, Ban quản lý rừng tăng cường công tác kiểm tra rừng, để khi rừng có biểu hiện gì lạ, báo cáo cho các ngành chức năng có hướng xử lý cho kịp thời.” – Ông Chiêu nói.
Đồng Khởi
Video đang HOT
Theo congluan
Hi hữu: Dùng tiếng chim lạ để 'đấu' tiếng chim yến
Sau đó hộ ông Đức, Văn Tuấn, Thanh Tuấn đã về lắp loa âm thanh phát ra các tiếng chim đại bàng, chim heo, chim cú mèo, tắc kè với lý do để... đuổi chim lạ.
Ông Lê Văn Minh là một giáo viên tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre. Khoảng hai năm trước, ông Minh mua một căn nhà 3 tầng thuộc khu nhà chung dãy liền kề ở khu chợ mới An Hiệp, thuộc ấp 4, xã An Hiệp. Ông Minh cùng gia đình dọn về nhà mới sinh sống và mở quầy thuốc tây cho con gái bán.
Ban đầu nhiệt tình, sau khiếu nại
Kế nhà ông Minh có hộ của ông Phạm Minh Đức (bán tạp hóa); hộ anh Nguyễn Văn Tuấn và hộ anh Nguyễn Thanh Tuấn (bán shop quần áo); hộ anh Đặng Minh Trí (kinh doanh tiệm net). Mặc dù gia đình ông Minh mới về ở nhưng quan hệ với các hộ liền kề rất tình nghĩa.
Nóc nhà của các hộ liền kề
Sau đó ông Minh được những người bạn mách nhau về việc nuôi chim yến hiệu quả và có thu nhập bền vững. Ông Minh thấy nhà mình còn tầng trên cùng vẫn chưa sử dụng nên cải tạo để làm nhà yến vào giữa năm 2017. Lúc này, hộ ông Đức chủ động cho ông Minh nhờ nóc nhà của mình để chuyển vật tư lên xuống trong quá trình làm nhà nuôi yến.
Nhưng khi nhà yến của ông Minh hoạt động được một tháng thì cuối tháng 9-2017 hộ ông Đức, ông Văn Tuấn và hộ ông Thanh Tuấn gửi đơn đến UBND xã An Hiệp khiếu nại. Theo các hộ này ông Minh cải tạo nhà ở để nuôi chim yến gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì các hộ dân sử dụng nước mưa để uống và sinh hoạt. Chim yến ỉa trên nóc nhà ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của các hộ. Ngoài ra, ông Minh gắn máy phát loa để dụ chim yến về ây tiếng ồn xung quanh suốt ngày...
Ông Lê Văn Chiến (chủ tịch UBND xã An Hiệp) cho biết, sau khi nhận đơn, UBND xã đã mời các hộ này đến để hòa giải. Ông Minh cho rằng, chim yến không ỉa phân khi bay bên ngoài mà chỉ đậu trong nhà yến mới ỉa. Do đó phân trên nóc nhà của các hộ thưa ông không phải phân của chim yến. Còn tiếng loa thu hút chim yến thì âm thanh như tiếng chim kêu trên không trung, không ảnh hưởng gì lớn.
Phía ông Đức và các hộ liên quan thì vẫn khẳng định phân trên nóc nhà của họ là của chim yến. Việc phát loa dụ chim rỉ rả suốt ngày ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và nghỉ ngơi của họ. Cuối cùng hai bên không hòa giải được.
Từ đó UBND xã đề nghị cơ quan chuyên môn về môi trường của huyện đến hiện trường đo tiếng ồn và lấy phân chim, nước mưa về phân tích xem việc nuôi chim yến có ảnh hưởng gì hay không. Kết quả cho thấy tiếng ồn của loa phát tiếng chim yến được kết luận trong ngưỡng cho phép, còn kết quả thử phân chim và nước mưa thì chưa có.
Tuy vậy, với mục đích hàn gắn tình làng nghĩa xóm nên phía Ủy ban xã vẫn tích cực vận động hòa giải. Cụ thể nếu ông Minh tiếp tục nuôi chim yến thì hỗ trợ các hộ này tiền mua nước sinh hoạt (ông Minh đồng ý hỗ trợ mỗi hộ 400 trăm ngàn đồng/năm). Nhưng các hộ này không chịu, mà yêu cầu ông Minh phải ngừng ngay việc nuôi chim yến.
Phát loa chim đại bàng, cú mèo đuổi chim yến
Các bên đã trải qua hai lần hòa giải tại UBND xã nhưng không thành. Sau đó hộ ông Đức, Văn Tuấn, Thanh Tuấn đã về lắp loa âm thanh phát ra các tiếng chim đại bàng, chim heo, chim cú mèo, tắc kè với lý do để... đuổi chim lạ.
Hai loa, 1 phát tiếng chim yến và 1 phát những tiếng chim lạ
Giữa tháng 12-2017, đến lượt vợ chồng ông Minh gửi đơn yêu cầu không cho các hộ hàng xóm lắp loa trên nóc nhà phát ra tiếng cú mèo, tắc kè để xua đuổi chim yến. Bởi theo ông Minh chim yến là loài rất sợ những âm thanh này.
Việc gia đình ông làm nhà nuôi yến đúng theo quy định của thông tư 35/2013 ngày 22-7-2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông tư này không có quy định về xử lý phân chim yến bên ngoài nhà yến không khi kết quả quan trắc đo độ ồn của Sở Tài nguyên môi trường huyện thì tiếng loa nhà ông nằm trong ngưỡng cho phép. Việc làm các hộ kế bên đã làm số yến sụt giảm đáng kể, gây thiệt hại đến kinh tế của gia đình ông.
Nhận được đơn này UBND xã An Hiệp lại tiếp tục mời tất cả các hộ lên hòa giải, nhưng kết quả vẫn không thành. Vì thế các đơn khiếu nại liên quan đến vụ việc khá hi hữu này đã được UBND xã chuyển lên UBND huyện chờ giải quyết.
Có thể khởi kiện ra tòa
Trao đổi về vụ việc có một không hai này Phó viện trưởng VKS huyện Ba Tri (Bến Tre) Trần Văn Tư, cho biết rất khó để giải quyết cho rốt ráo. Bởi một bên phát tiếng chim yến, một bên phát tiếng chim lạ và họ đều có mục đích, lý do. Nó cũng giống như việc bên nhà này thích nuôi chó, còn nhà kế bên thì thích nuôi hổ, mà chó thì rất sợ hổ. Theo ông Tư các bên có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết. Nhưng người đứng đơn kiện phải chứng minh được lỗi của bên kia gây thiệt hại cho mình. Chẳng hạn như như những âm thanh lại gây thiệt hại về tinh thần, gây giảm sút việc chăn nuôi của bên kia; phân chim gây ô nhiễm, thiệt hại về sức khỏe ra sao?. Nếu chứng minh được thì tòa án sẽ lấy đó làm cơ sở để xem xét giải quyết vụ kiện.
Theo Thu Giang
(Báo Pháp luật TPHCM)
Phát hiện thi thể lõa thể, nhiều vết thương trên mặt đường Thi thể một người đàn ông chưa rõ danh tính được người dân phát hiện nằm chết trên mặt đường. Trên người nạn nhân không mặc quần áo và có nhiều vết thương. Chiều 11.5, nguồn tin của Pháp luật TP.HCM cho biết Công an tỉnh Bến Tre đang xác minh danh tính và điều tra làm rõ nguyên nhân một người đàn...