Bến Tre: Nhiều giải pháp căn cơ khắc phục sạt lở bờ biển, bờ sông
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho biết, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp căn cơ nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây.
Sạt lở bờ biển khu vực cồn Lợi, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (ảnh tư liệu).
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương rà soát lại những khu vực xung yếu, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao để khẩn trương có giải pháp gia cố, khắc phục; hạn chế phát sinh tình huống phức tạp. UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan, chủ động tham mưu các công trình, dự án theo mức độ ưu tiên trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn chế, eo hẹp; không để sạt lở rồi mới đưa máy móc, thiết bị đến gia cố, sửa chữa.
Bên cạnh đó, đối với các công trình, dự án đã có chủ trương và kế hoạch được phê duyệt thì bên thi công cần đẩy nhanh tiến độ thi công để vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa nhanh chóng giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã phân bổ. Các đơn vị có liên quan cần tăng cường công tác phối hợp; nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo tình hình thiên tai, sạt lở và xâm nhập mặn để tham mưu đề xuất với UBND tỉnh triển khai các công việc, xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó. Đồng thời, các cơ quan có liên quan cần tăng cường thông tin, cảnh báo người dân để không bị động, bất ngờ. Các địa phương cần có phương án sơ tán người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Video đang HOT
Hiện tại, tỉnh Bến Tre đang triển khai xây dựng nhiều công trình khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả sạt bờ biển, bờ sông, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Cụ thể, tỉnh đang triển khai thi công hai công trình chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển khu vực xã Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre) và khu vực Cồn Lợi (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú). Các công trình này có chức năng kịp thời khắc phục, ứng phó với tình hình sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân và công trình hạ tầng giao thông, với tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng.
Trước đó, tỉnh Bến Tre quyết định chi hơn 1,8 tỷ đồng từ Quỹ Phòng, chống thiên tai để xử lý, khắc phục sạt lở đoạn đê bao khu vực Ấp 4 (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại) và đoạn đê sông Cổ Chiên thuộc ấp Phú Hiệp (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách).
Theo UBND tỉnh Bến Tre, khoảng 5 năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất, dân sinh của người dân. Hiện tại, các vụ sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài khoảng 114,5 km, gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của hàng trăm hộ dân; các vụ sạt lở bờ biển với tổng chiều dài khoảng 19 km đã làm mất khoảng 200 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển.
Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch
Tỉnh Bến Tre đang đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười cho biết, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực rà soát, hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với các nhóm chính sách chưa phát sinh hồ sơ.
Tỉnh tăng cường các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động; đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan kết nối với các doanh nghiệp để tổ chức cho người lao động trở lại làm việc kịp thời sau khi dịch bệnh được kiểm soát; rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động trong tỉnh sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Cùng với đó, tỉnh rà soát nhu cầu của người lao động trở về địa phương do bị ảnh hưởng của dịch để triển khai đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới phù hợp; tập trung thực hiện an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, nhất là hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; hỗ trợ kịp thời người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 thông qua "túi an sinh xã hội" .
UBND tỉnh đã lãnh đạo triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời, góp phần giúp người lao động, người sử dụng lao động, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 giải quyết khó khăn trước mắt. Hiện 9/9 đơn vị huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chi hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Đến ngày 1/10, tỉnh đã rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho 197.503 người lao động và 8.182 hộ kinh doanh, doanh nghiệp với kinh phí dự kiến hỗ trợ 266,7 tỷ đồng. UBND cấp huyện phê duyệt 171.308 đối tượng người lao động và 5.279 hộ kinh doanh, doanh nghiệp, kinh phí hơn 202,6 tỷ đồng.
Đến nay, các địa phương đã chi hỗ trợ cho 150.454 người lao động, đạt 87,83% so với số đối tượng được phê duyệt; chi hỗ trợ 2.968 hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đạt 56,22%; tổng số tiền chi hỗ trợ hơn 160 tỷ đồng. Tỉnh Bến Tre đã hoàn thành cấp phát gạo cho 71.082 hộ với 160.551 nhân khẩu.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh vần còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số địa phương chưa mạnh dạn xem xét hỗ trợ đối với người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của các doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" do những doanh nghiệp này không thể sắp xếp, bố trí người lao động làm việc như bình thường mà chỉ bố trí khoảng 30 - 50% số lượng lao động. Số lao động còn lại thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp phải tạm dừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo phòng, chống dịch, người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương mới được xem xét hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn hoạt động. Do đó các địa phương chưa mạnh dạn xem xét đối với người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động nghỉ việc không hưởng lương ở những doanh nghiệp này.
Bộ GTVT đề nghị Bến Tre thống nhất vị trí di dời trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn vừa ký công văn số 8953/BGTVT - ĐTCT gửi UBND tỉnh Bến Tre đề nghị thống nhất phương án di dời và vị trí đặt trạm thu phí Dự án BOT cầu Rạch Miễu và cải tạo, nâng cấp 4 đoạn tuyến Quốc lộ 60. Cầu Rạch Miễu nằm trên Quốc lộ 60,...