Bến Tre: Mặn đến sớm và diễn biến phức tạp
Không khí lạnh tăng cường, gió mùa đông bắc thổi mạnh liên tục trong các ngày qua nên diễn biến độ mặn có xu thế xâm nhập rất nhanh, rất sâu trong các hệ thống sông ở tỉnh Bến Tre.
Mặn đến sớm khiến cuộc sống của người dân khó khăn. (Ảnh minh họa).
Mặn đến sớm, làng hoa lo mất mùa
Theo Đài Khí tượng thủy văn Bến Tre, dự báo diễn biến xâm nhập mặn cao nhất hằng ngày tiếp tục tăng dần và xâm nhập sâu hơn đến ngày 10/12/2019, sau đó ít biến đổi. Độ mặn xâm nhập sâu nhất ở mức sâu hơn tháng 1/2015, năm 2018 và xấp xỉ thời điểm tháng 2/2016.
Trước tình hình xâm nhập mặn đến sớm, đang diễn biến phức tạp khiến nhiều hộ trồng hoa kiểng, cây giống trên địa bàn huyện Chợ Lách lo lắng nguy cơ sẽ thiếu nước tưới cho vụ mùa hoa kiểng tết năm nay.
Báo Pháp luật Tp HCM thông tin, tại làng hoa kiểng xã Phú Sơn, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, cho biết toàn xã có trên 2.100 hộ dân, trong đó có trên 70% hộ trồng hoa kiểng và cây giống. Hiện độ mặn 1,7 %0 đã xâm nhập vào địa bàn xã. “Chính quyền địa phương đã có tuyên truyền vận động người dân trữ nước sớm phục vụ sản xuất hoa kiểng, cây giống nhưng cũng có một số hộ chủ quan trữ xong họ xả ra nên có vài hộ bị thiếu nước tưới khi mặn đến sớm” – ông Sơn cho biết.
Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cũng khuyến cáo người dân không nên tưới nước mặn cho cây giống và hoa kiểng trong thời điểm này để tránh thiệt hại. Về giải pháp trong thời gian tới, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân nên chở nước ngọt về tưới, đợi cho đến khi qua đợt triều cường, nước kém xuống khi đó nước sông sẽ ngọt lại, thời điểm này người dân nên theo dõi và trữ nước để có đủ nước tưới cho hoa kiểng vụ mùa tết năm nay.
Video đang HOT
Toàn huyện Chợ Lách có hơn 13.000 hộ sản xuất cây giống và hoa kiểng. Mỗi năm địa phương này sản xuất trên 11 triệu sản phẩm hoa kiểng đa chủng loại phục vụ thị trường tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách và ngành chức năng huyện khuyến cáo người dân chủ động trữ nước ngọt…
Trước diễn biến thất thường của thời tiết cũng như độ mặn trên sông tiếp tục tăng cao, Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách và ngành chức năng huyện khuyến cáo người dân chủ động trữ nước ngọt, theo dõi triều cường xuống, nước ngọt trở lại chủ động trữ nước, tưới tiết kiệm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng sức chịu đựng cho cây trong mùa hạn mặn.
Chủ động ứng phó
Báo Đại đoàn kết đưa tin, hiện các địa phương có nguy cơ xâm nhập mặn đã liên tục khuyến cáo người dân cần kiểm tra độ mặn trước khi tưới cho cây trồng, tìm mọi cách để trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, các địa phương cần thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn và thông tin cho người dân được biết để kịp thời bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bến Tre đã có công văn gửi nhiều đơn vị có liên quan yêu cầu khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó. Bởi theo dự báo, tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn biến rất nghiêm trọng ở tỉnh này, dẫn đến khó khăn về nguồn nước ngọt ngay từ tháng 1/2020.
Để chuẩn bị các phương án xấu nhất có thể xảy ra như năm 2016, Bến Tre đã đề nghị ngành chức năng và người dân sử dụng tiết kiệm nước, thực hiện các giải pháp trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô tới. UBND các địa phương triển khai thực hiện ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng. Đồng thời, kiểm tra, rà soát hệ thống bờ bao cục bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa, khắc phục ngay những vị trí không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt.
Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT – khuyến cáo: Nồng độ mặn dưới 0,5 thì mới được tưới cho cây trồng, cả cây lúa và cây ăn trái. Đối với vườn cây ăn trái, khi mặn vào trong các mương thì hết sức nguy hiểm và bà con nông dân cần cẩn trọng trước khi tưới cho cây trồng. Bởi vì nồng độ muối 0,5-1 thì khi nếm không biết, nhưng nó sẽ gây tác hại có thể gián tiếp, có thể trực tiếp đến cây trồng.
Giáo sư Trần Thục – Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam – cũng đưa ra cảnh báo cho vùng ĐBSCL nói riêng và Nam Bộ nói chung: Mùa khô năm 2019-2020, nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ; đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020. Các địa phương ở ĐBSCL nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung cần sớm có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2019-2020″.
Hiện các địa phương trong vùng đã đề ra các biện pháp, phương án ứng phó kịp thời như đóng cống ngăn mặn khi triều cường cao, ngừng bơm nước cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Khi triều xuống, bơm nước vào vùng trữ ngọt để phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân, đồng thời chỉ đạo tất cả các địa phương phải trực chiến 24/24 giờ để có thông tin xâm nhập mặn mới nhất và liên tục gửi cảnh báo đến người dân thông qua tin nhắn trên điện thoại.
Mới đây Bộ NN&PTNT cũng đã khuyến cáo các địa phương vùng ĐBSCL tổ chức xuống giống sớm vụ Đông Xuân để né hạn, mặn, đồng thời cũng có những chỉ đạo cụ thể cho các vụ mùa tiếp theo, đặc biệt là tích trữ nước trong hệ thống kênh rạch, ở các hộ gia đình. Cùng với đó, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi phải chủ động trong vận hành để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra…
PV (tổng hợp)
Theo Dansinh
Sắp có không khí lạnh tăng cường
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 18-12, các tỉnh miền bắc có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. êm và sáng sớm trời rét.
Hiện trường vụ cháy rừng tại xã Noong Luống (huyện iện Biên, tỉnh iện Biên). Ảnh: LAN PHƯƠNG
Từ ngày 19 đến 25-12, có mưa, mưa rào rải rác trong ngày 19 và ngày 20-12, sau có mưa vài nơi. Trời rét. Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp nhiễu động trong đới gió đông trên cao, các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 100 đến 200 mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến bắc Phú Yên 250 đến 350 mm/đợt, có nơi hơn 400 mm. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa. Riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Theo nhận định, ngày 19-12, dự báo một đợt không khí lạnh tăng cường sẽ tràn xuống nước ta khiến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào, trời chuyển rét. Cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày 19 và 20-12 vịnh Bắc Bộ và vùng biển bắc Biển ông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động.
Do diện tích nông nghiệp và rừng trồng bị thiệt hại trong đợt nắng hạn năm 2019, tỉnh Phú Yên đã đề xuất hỗ trợ hơn 156 tỷ đồng khắc phục các ảnh hưởng tới sản xuất và thiếu nước sinh hoạt; hỗ trợ rừng trồng bị chết do nắng hạn hơn 60 tỷ đồng. ược biết, diện tích đất sản xuất bị hạn vụ hè thu trên địa bàn tỉnh là 8.927,8 ha, trong đó mất trắng hơn 1.690 ha và gần 8.555 ha bị hạn hán, thiếu nước tưới phải tăng cường bơm tưới; hơn 11.897 hộ thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, do nắng nóng kéo dài, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 70 vụ cháy rừng, với diện tích hơn 1.180 ha; rừng trồng bị chết do nắng hạn hơn 3.034 ha.
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam, trong vụ đông xuân 2019 - 2020 và cả năm 2020, các địa phương đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai ngay các biện pháp bảo vệ trà lúa đông xuân. Trong những ngày tới, có khả năng bùng phát dịch hại trên các cây trồng chủ lực, đặc biệt là rầy nâu thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Năm 2019, các tỉnh Nam Bộ gieo sạ hơn 4.246 nghìn ha lúa, trồng hơn 236 nghìn ha rau màu các loại, gần 372 nghìn ha cây ăn quả, gần 1,184 triệu ha cây công nghiệp khác.
Những ngày gần đây, có thời điểm nước mặn hơn 2 tràn về TP Mỹ Tho (Tiền Giang), cách cửa Tiểu hơn 60 km. Toàn hệ thống cống đập ngăn mặn, trữ ngọt vùng ngọt hóa Gò Công, dự án Bảo ịnh phải đóng kín. UBND tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp đối phó khẩn cấp với nước mặn; trong đó tập trung bảo vệ hơn 24 nghìn ha lúa, hàng nghìn ha vườn cây thanh long ở vùng ngọt hóa Gò Công.
Ngày 14-12, tại đội 15, xã Noong Luống, huyện iện Biên (tỉnh iện Biên) xảy ra một vụ cháy rừng lớn. Do gặp thời tiết hanh khô, rừng có nhiều tre, nứa nên đám cháy càng bùng phát mạnh, lan nhanh. ến gần 19 giờ cùng ngày, đám cháy cơ bản được dập tắt. Tuy nhiên, dưới bề mặt còn tiềm ẩn nguy cơ cháy ngầm rất cao. ược biết, đây là vụ cháy rừng lớn thứ hai xảy ra trong năm 2019 ở khu vực này. Trước đó, vào đêm 14-5, tại khu vực này cũng đã xảy ra một vụ cháy rừng lớn.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Cảnh báo sóng biển miền Trung và miền Nam cao đến 5 m Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ Trung vào Nam biển động mạnh. Sóng biển nhiều nơi cao tới 5 m. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 6/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên từ nay đến ngày 7/12, Vịnh...