Bến Tre: Lần đầu tiên 1 HTX sở hữu khu phức hợp về trái bưởi, Canada tài trợ vốn đầu tư 12 tỷ đồng
Với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng do Tổ chức Socodevi (Canada) tài trợ, HTX Bưởi da xanh Bến Tre là HTX đầu tiên tại tỉnh này sở hữu một khu phức hợp đa chức năng hoàn thiện chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, thu mua, kho trữ hàng hóa đến chế biến sản phẩm.
Khu phức hợp đa chức năng đầu tiên của HTX Bưởi da xanh Bến Tre .
Công trình khu phức hợp đa chức năng được HTX bưởi da xanh Bến Tre tổ chức khánh thành sáng ngày 24/3/2022.
Khu phức hợp đa chức năng gồm 4 hạng mục, được xây dựng trên tổng diện tích hơn 4.000m 2, tại trung tâm thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Khu phức hợp đa chức năng của HTX bưởi da xanh Bến Tre. Ảnh: Nguyên Vỹ
Các hạng của khu phức hợp gồm: Khu nhà sơ chế, vệ sinh, đóng gói, trữ hàng (kho mát); khu chế biến nước ép với 4 loại nước ép từ bưởi, thanh long đỏ và thanh long trắng, cam, xoài.
Ngoài ra là khu văn phòng và trưng bày các sản phẩm, đồng thời còn có khu tiếp khách đến giao dịch mua bán (được xây 1 trệt, 1 lầu); kho vật liệu, vật tư.
Hiện nay, HTX đã trang bị dây chuyền rửa bưởi, nhiều thiết bị sản xuất nước ép trái cây.
Khu vực phân loại bưởi nằm trong Khu phức hợp đa chức năng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ngoài ra HTX còn có 1 xe tải 2,5 tấn, 1 xe nâng vận chuyển hàng lên cotainer, 1 xe nâng tay và các thiết bị văn phòng như máy chiếu, máy vi tính, bàn ghế…
Bên cạnh đó, Dự án VCED đã giúp cho HTX xây dựng một website khá chuyên nghiệp tại địa chỉ: https://htxbuoidaxanhbentre.com.
Dây chuyền rửa bưởi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đây là địa chỉ để HTX xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu “Cô gái bưởi hồng” cho sản phẩm bưởi tươi và sản phẩm nước ép trái cây “Hương Mekong”.
Video đang HOT
Thương hiệu “Cô gái bưởi hồng” của HTX Bưởi da xanh Bến Tre. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch HĐQT HTX Bưởi da xanh Bến Tre cho biết, Khu phức hợp đa chức năng được Tổ chức Socodevi của Canada tài trợ thông qua Dự án VCED.
Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch HĐQT HTX Bưởi da xanh Bến Tre. Ảnh: Nguyên Vỹ
Sau 6 năm hoạt động, các thành viên của HTX được nâng cao nhận thức và niềm tin đối với hoạt động của HTX.
“Với khu phức hợp đa chức năng, HTX tự tin sẽ phát triển bền vững”, ông Bảo nói.
HTX Bưởi da xanh Bến Tre hiện có 348 thành viên, diện tích trồng bưởi của HTX là 110ha.
HTX Bưởi da xanh Bến Tre còn có 1 đơn vị thành viên là HTX Tân Thiềng với 223 thành viên. Tổng thành viên của HTX Bưởi da xanh Bến Tre hiện lên tới 571 thành viên.
Thành viên HTX Bưởi da xanh Bến Tre chăm sóc vườn bưởi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Sự hỗ trợ của Canada
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT) nhận định: “Cho đến nay, sau 7 năm thực hiện, cơ bản các mục tiêu của dự án VCED đã được thực hiện và có những mục tiêu vượt mong đợi của chúng tôi.
Đây là dự án đã giúp Việt Nam với những kết quả hết sức cụ thể mà có thể sử dụng cả về mặt lý luận, mặt phát triển chính sách hay áp dụng mô hình thực tế ở các địa phương”.
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Thịnh, quá trình xây dựng chiến lược phát triển HTX của Việt Nam hay nghiên cứu sửa đổi luật HTX, ban hành các nghị định, thông tư đều có sự tham gia của Dự án VCED.
Bộ NNPNNT đánh giá cao kết quả dự án. Dự án cũng là một điển hình về hợp tác quốc tế của Việt Nam với Canada nói riêng và với các đối tác quốc tế nói chung.
Thành viên HTX Bưởi da xanh Bến Tre phân loại bưởi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Những HTX mà dự án VCED hỗ trợ, trong đó có HTX Bưởi da xanh Bến Tre là 1 mô hình điển hình mà ngành nông nghiệp muốn nhân rộng.
“HTX không chỉ chủ động trong sản xuất, đạt tiêu chuẩn mà còn chủ động về mặt thị trường. HTX đang hướng đến kinh tế tuần hoàn, đảm bảo một quy trình sản xuất khép kín không gây ô nhiễm môi trường”, ông Thịnh chia sẻ.
VCED là dự án được tài trợ bởi Chính phủ Canada thông qua Bộ Ngoại giao Canada, được phối hợp thực hiện bởi tổ chức Socodevi và Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển Nông thôn II (CMARD II), trực thuộc Bộ NNPTNT.
Sản phẩm chế biến của HTX Bưởi da xanh Bến Tre. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mục đích quan trọng nhất của dự án là giúp cải thiện sinh kế cho nam và nữ nông dân một cách công bằng và bền vững, thông qua phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp trong mô hình HTX kiểu mới.
5 HTX kiểu mới quy mô lớn nằm trong khuôn khổ dự án là: HTX Bưởi da xanh Bến Tre, HTX Nho Evergreen Ninh Thuận, HTX Bò sữa Đơn Dương, HTX Bò sữa Evergrowth, HTX Thanh long Thanh Bình.
Ông Brian Allemekinders – Tham tán, Trưởng ban Phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ
Sau 7 năm thực hiện, dự án đã trực tiếp hỗ trợ sự cải thiện sinh kế của hơn 8 ngàn nông hộ; đào tạo hơn 500 người trẻ tuổi về mô hình HTX và tinh thần khởi nghiệp bằng mô hình này; đào tạo gần 100 cán bộ nguồn về HTX.
Ông Brian Allemekinders – Tham tán, Trưởng ban Phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam cho biết, Canada rất vui mừng được hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế tập thể và HTX trong hai thập kỷ qua.
Các HTX do dự án VCED hỗ trợ đã thành công trong việc kết nối nông dân với các chuỗi giá trị toàn cầu, giúp tăng thu nhập của người nông dân trong bối cảnh đại dịch.
Điều này cho thấy mô hình kinh tế hợp tác có thể giúp thúc đẩy các mục tiêu chung của Canada và Việt Nam như tăng trưởng toàn diện, biến đổi khí hậu và trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Cây quế đem lại thu nhập cao cho đồng bào vùng Định Hóa
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện đã trồng được hơn 2.900 ha cây quế với hơn 4.000 hộ đồng bào các dân tộc tham gia vào các dự án trồng quế tại 22 xã trong huyện; trong đó, nhiều xã có diện tích trồng quế lớn như: Linh Thông, Quy Kỳ, Tân Thịnh, Kim Phượng...
Một góc rừng quế thuộc xóm Đồng Đình, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa.
Bước đầu, dù mới có hơn 500 ha cho thu nhập từ việc tỉa thưa cành lá nhưng cây quế đã đem lại thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ha/năm, mở ra nhiều hướng đi mới trong hình thành nghề rừng, xây dựng nông thôn mới, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương...
Đến xóm Đồng Đình, xã Kim Phượng, nơi có hơn 90% đồng bào các dân tộc chọn cây quế là cây trồng chủ lực, ông Triệu Thanh Bình, Trưởng xóm Đồng Đình cho biết, cây quế được người dân trồng ở đây từ đầu nhũng năm 1990 nhưng từ năm 2014 trở lại đây mới phát triển mạnh.
Đa số các hộ trong xóm đều có rừng quế với diện tích từ 0,5 đến hơn 10 ha/hộ. Hiện ở xóm, dù chỉ có một số khoảnh rừng quế trên 5 năm tuổi bắt đầu cho tỉa cành, lá, tỉa thưa nhưng đã có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây quế như hộ ông Lý Ngọc Đình, Lý Ngọc Cương, Lý Văn Kiên...
Theo tính toán của ông Bình, tất cả các bộ phận của cây quế đều có thể thu lợi nhuận như: hiện tại giá mỗi kg cành, lá quế được thu mua ngay tại rừng với giá 1.500 đồng/kg, vỏ quế từ 22.000-27.000 đồng/kg; gỗ quế sau khi bóc vỏ cũng bán được 1,8 triệu đồng cho tới trên 2 triệu đồng/m3 tùy vào đường kính cây gỗ.
Trồng quế chỉ vất vả trong 3 năm đầu khi thường xuyên phải chăm sóc, phát cỏ còn các năm sau không mất công là mấy, cứ vào rừng tỉa cành, tỉa lá là... có tiền. So với các cây trồng khác, cây quế có đầu ra ổn định bởi đang có nhiều doanh nghiệp muốn ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm quế với người dân lâu dài.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó trưởng Ban quản lý rừng ATK Định Hóa cho biết, cây quế là loại cây đa tác dụng, cung cấp tinh dầu làm dược liệu cho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm. Đồng thời, cũng là nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản, sản xuất đồ mỹ nghệ và có tác dụng phòng hộ, che phủ rừng, có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Mặc dù vòng đời của cây quế là 15 năm nhưng việc thu hoạch sản phẩm có thể thực hiện từ năm thứ 5 khi tiến hành tỉa thưa và tỉa cành, lá.
Với mặt bằng giá hiện tại, tổng chi cho trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế cho mỗi ha trong 15 năm khoảng 160 triệu đồng. Còn tổng thu bắt đầu tư năm thứ 5 cho mỗi ha khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 1,05 tỷ đồng/ha. Trung bình, lợi nhuận bình quân 1 năm khoảng 70 triệu đồng/ha. So với cây keo lợi nhuận bình quân chưa đầy 2 triệu đồng/ha/năm thì rõ ràng trồng quế cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh tế vượt trội...
Để khuyến khích mở rộng diện tích trồng quế, huyện Định Hóa đã xây dựng cơ chế hỗ trợ người dân trồng quế có diện tích đất lâm nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao khoán, đất lâm nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài.
Chế biến sản phẩm từ cây quế tại Công ty TNHH Vũ Hoa, Thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa.
Theo đó, huyện hướng dẫn người trồng quế trồng với mật độ 5.000 cây/ha; trong đó, huyện hỗ trợ chi phí mua cây giống 1.700 cây/ha, hỗ trợ 60% lãi suất trong 3 năm với khoản vay 50 triệu đồng/ha, thời hạn vay vốn tối đa là 10 năm, trong 3 năm đầu hỗ trợ lãi suất ngân hàng các hộ không phải trả nợ gốc, chỉ trả lãi... Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng mới 400 ha quế của năm 2021.
Theo Chủ tịch UBND huyện Định Hóa Nguyễn Minh Tú, huyện Định Hóa có trên 13.700 ha đất quy hoạch rừng sản xuất do vậy tiềm năng để phát triển cây quế còn rất lớn. Thời gian qua, các chính sách về hỗ trợ trồng rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ vùng đệm khu rừng đặc dụng đã tăng thêm thu nhập, taọ sinh kế cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, đối với rừng sản xuất, huyện đặt mục tiêu trồng rừng sản xuất 3.100 ha; trong đó, riêng trồng quế là 2.900 ha, hình thành vùng trồng quế tập trung, xây dựng một số mô hình sản xuất, chế biến quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ để tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao tiến tới xuất khẩu...
Để đạt được mục tiêu này, cùng với việc tăng cường khuyến lâm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng, chăm sóc rừng, huyện đẩy mạnh thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp có đủ khả năng đầu tư theo chuỗi khép kín vào ngành lâm nghiệp, phát huy vài trò của doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm, nhất là các sản phẩm từ cây quế...
Tranh cãi bóc xúc xích sao mới chuẩn: Cẩn thận hãy hết răng Xúc xích được coi là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình khi đáp ứng được các tiêu chí nhanh - gọn - ngon. Đặc biệt trong thời điểm bụng "réo" nhưng không có sẵn đồ ăn, có thể thưởng thức vài cây xúc xích thì còn gì bằng. Thế nhưng, có một thực tế là không phải ai cũng cảm thấy...