Bến Tre khuyến cáo tiêm vaccine phòng thủy đậu
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre, đến sáng 27/12, tỉnh ghi nhận 164 ca mắc thủy đậu phát sinh ở một công ty may mặc thuộc Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành.
Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, ngay sau khi nhận được thông báo trên, đơn vị phối hợp Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Trạm Y tế xã An Phước (huyện Châu Thành) điều tra, giám sát hoạt động chống dịch tại doanh nghiệp. Ngành Y tế tỉnh Bến Tre lập đoàn đến trực tiếp giám sát ổ dịch thủy đậu tại công ty này, yêu cầu y tế cơ quan lập danh sách trường hợp mắc, nghi ngờ mắc và thực hiện báo cáo hàng ngày cho Trạm Y tế An Phước đến khi tình hình dịch ổn định.
Công ty tiếp tục giám sát, theo dõi chặt chẽ trước mỗi ca làm việc, y tế cơ quan thông báo cho công nhân và yêu cầu thực hiện báo cáo ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc thủy đậu như, sốt, nổi bóng nước, phát ban…
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
Video đang HOT
Bến Tre đề nghị, công ty thực hiện khử khuẩn, lau chùi bề mặt thường xuyên bằng Cloramin B 0,5% hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt chú ý đến các khu vực dễ lây nhiễm như nhà ăn, nhà vệ sinh, tay nắm cửa… Đồng thời tăng cường lưu thông khí tại các khu vực nhà xưởng, mở cửa ra vào.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Định cho biết, thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây lan thông qua dịch tiết từ các nốt phỏng thủy đậu. Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ và trên da xuất hiện nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mặt rồi lan ra toàn thân. Thủy đậu là bệnh lành tính, gặp ở mọi lứa tuổ.i, đặc biệt phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ nguy hiểm vì bệnh có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Ông Nguyễn Hữu Định khuyến cáo, khi mắc bệnh, người dân thực hiện nghiêm biện pháp “2K” (khẩu trang-khử khuẩn); sử dụng vật dụng cá nhân riêng biệt nhằm hạn chế lây lan cho người khác; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Đồng thời, nghỉ học hoặc nghỉ làm việc ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban, kèm theo bóng nước khô vảy hoàn toàn hoặc khi có giấy xác nhận khỏi bệnh của bác sĩ điều trị.
Người chưa mắc thủy đậu cần tiêm vaccine phòng bệnh, bởi đây là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người đang mắc hoặc nghi ngờ mắc thủy đậu; thực hiện tốt “2K”, tăng cường đề kháng bằng cách tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc thủy đậu cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Như phóng viên TTXVN đã đưa tin,
Bến Tre phát hiện hàng loạt ca mắc thủy đậu tại một công ty may mặc thuộc Khu công nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành). Ca bệnh đầu tiên xuất hiện ngày 6/11, sau đó, tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp bệnh xuất hiện rải rác tại xưởng 3. Tính từ ngày 6/11 đến sáng 27/12, công ty này ghi nhận 164 ca mắc thủy đậu (trong đó, ngày 23/12 ghi nhận 75 ca), một số trường hợp đã phục hồi sức khỏe, trở lại làm việc.
Cảnh báo nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu do lây từ mẹ
Nếu người mẹ bị mắc thủy đậu trong giai đoạn đang cho con bú thì cần phải vệ sinh sạch sẽ bàn tay, đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn lây trực tiếp qua giọt bắ.n hay dịch tiết từ nốt phỏng nước.
Bác sĩ theo dõi sức khỏe cho một trẻ sơ sinh mắc thủy đậu. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngày 15/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin các bác sĩ của bệnh viện vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân sơ sinh mắc thủy đậu. Điều đáng chú ý là cả 2 bệnh nhân đều bị lây từ mẹ.
Trường hợp thứ nhất là b.é tra.i 5 ngày tuổ.i ở Hà Nội. Mẹ của bé phát hiện mình bị thủy đậu vào ngày thứ 3 sau khi sinh và đã cách ly ngay với con. Tuy nhiên ngày thứ 5 sau khi chào đời, bé bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của thủy đậu như nốt phát ban và phỏng nước toàn thân. May mắn tình trạng của bé tốt vì ăn bú được bình thường và không có biến chứng gì. Hiện tại, các vết ban của bé đã se gần hết và không xuất hiện những nốt ban mới.
Trường hợp thứ 2 là b.é tra.i 2 tháng tuổ.i ở Hà Nội. Cách ngày vào viện 3 ngày, bé bắt đầu xuất hiện những vùng nốt phỏng nước lan ra khắp mặt và toàn thân kèm theo ho, khò khè. Ban phỏng nước mọc nhiều và lan nhanh, dầy đặc. Bé sốt đến 38 độ thì được người nhà đưa vào viện. Khi vào viện, bé có tình trạng viêm phổi, kèm theo ban phỏng nước toàn thân đa hình thái, đa lứa tuổ.i khắp cơ thể. Bé đã được cho dùng kháng sinh và thuố.c kháng virus, khí dung. Hiện tại, các ban cũ của bé đã se lại, không mọc ban mới và tình trạng viêm phế quản phổi đã ổn định.
Bác sĩ Lê Thu Trang - Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, gây dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có biểu hiện sốt, phát ban phỏng nước nhiều lứa tuổ.i trên da, ban có ngứa. Hầu hết bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên có thể có một số biến chứng như viêm da bội nhiễm, viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận, viêm khớp và thường hay xảy ra trên những cơ địa đặc biệt như người suy giảm miễn dịch (người ung thư, điều trị hóa chất, dùng thuố.c ức chế miễn dịch), trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính.
Thời gian ủ bệnh thông thường của thủy đậu trung bình từ 10-14 ngày. Bệnh thủy đậu sẽ lây cho người xung quanh trong giai đoạn bệnh nhân vẫn còn xuất hiện những nốt ban. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu gia đình cần cho trẻ nhập viện sớm để được theo dõi và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ như viêm gan, viêm phổi hoặc viêm não do sức đề kháng của các bé còn yếu.
Bác sĩ Trang khuyến cáo khi phát hiện trẻ trong giai đoạn sơ sinh mắc phải bệnh thủy đậu cha mẹ nên đưa con đến khám sớm tại các cơ sở y tế, không nên tự điều trị tại nhà. Nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong giai đoạn đang cho con bú thì cần phải vệ sinh sạch sẽ bàn tay một cách thường xuyên, đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn lây trực tiếp qua giọt bắ.n hay dịch tiết từ nốt phỏng nước. Đặc biệt, khi phát hiện trẻ dưới 6 tháng tuổ.i bị mắc thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được dùng thuố.c kháng vi rút trong khung giờ vàng là 24 đến 48 giờ đầu. Nếu dùng thuố.c kháng virus muộn hơn 24-48 giờ thì phát ban của trẻ dễ bị biến chứng nặng hơn và nhiều hơn.
Bác sĩ Trang nhấn mạnh tiêm chủng vaccine thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với tr.ẻ e.m việc tiêm chủng vaccine phòng thủy đậu càng quan trọng.
Gia đình nên đưa trẻ tới các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn và tiêm chủng vaccine theo quy định hiện hành. Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm phòng vaccine thủy đậu, cần tiêm phòng sớm trong vòng 5 ngày sau đó. Người bệnh cần được cách ly để tránh để lây nhiễm cho những người trong gia đình, cũng như cộng đồng.
Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lại không? Hiện nay thời tiết đang giao mùa, độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan nhanh chóng, trong đó có bệnh thủy đậu. Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trẻ đã từng mắc thủy đậu rồi liệu có mắc lại không? Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây...