Bến Tre: Điều tra vụ 3 ngư dân đột ngột tử vong trên tàu cá
Trong khi tàu cá đang đánh bắt trên biển, 3 ngư phủ có biểu hiện mệt mỏi, thở gấp rồi tử vong rất nhanh.
Hai ngư phủ khác phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 22.1, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết vào khoảng 5 giờ 30 ngày 22.1, thuyền trưởng Bùi Quốc Bảo (54 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) đưa tàu cá TG-93239-TS chở 3 thi thể ngư dân và 13 thuyền viên vào Trạm Kiểm soát biên phòng Bình Thắng (thuộc Đồn Biên phòng Cửa Đại, H.Bình Đại, Bến Tre) để cầu cứu, đồng thời trình báo về việc 3 ngư dân tử vong.
Theo tường trình ban đầu của thuyền trưởng Bảo, cả 3 thi thể là các ngư dân cùng đi đánh bắt trên tàu cá TG-93239-TS. Vào khoảng 20 giờ ngày 20.1, trong lúc tàu cá đang khai thác thủy sản thì ông V.V.H (52 tuổi, ngụ P.2, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) có biểu hiện buồn nôn, khó thở và nằm xuống sàn tàu thở gấp một lúc thì tử vong. Thuyền trưởng cho tàu chở nạn nhân vào bờ.
Lúc 13 giờ 20 ngày 21.1, khi tàu đang trên đường di chuyển vào bờ thì phát hiện ngư dân N.Đ.T (52 tuổi, chưa rõ quê quán) cũng có dấu hiệu mệt, khó thở và tử vong ngay sau đó. Đến 16 giờ 20 cùng ngày (21.1) đến lượt ngư dân T.K (34 tuổi, ngụ xã Đại An, H.Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) cũng có dấu hiệu mệt, khó thở rồi nhanh chóng tử vong.
Người thân của các ngư dân tại khu vực tàu cá TG-93239-TS neo đậu. Ảnh BẮC BÌNH
Ngoài 3 trường hợp tử vong trên, trong 13 ngư dân còn lại có 2 người có biểu hiện mệt mỏi là Nguyễn Văn Hải (48 tuổi, quê ở Mỹ Thạnh Trung, H.Cai Lậy) và Danh Dương (48 tuổi, quê ở xã Tân Mỹ Chánh, TP.Mỹ Tho, cùng Tiền Giang) cũng đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Video đang HOT
Theo các ngư dân, trước đó vào ngày 18.1, cả 3 ngư dân tử vong và 2 ngư dân đang nằm viện có nhậu chung với nhau trên tàu. Hiện vụ việc đang được Đồn Biên phòng Cửa Đại phối hợp cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Khắc phục 'thẻ vàng' IUU - Bài 1: Quản lý chặt từ cấp cơ sở
Qua gần 4 năm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ "thẻ vàng", Ủy ban châu Âu (EC) tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện.
Nguy cơ nâng lên cảnh báo "thẻ đỏ" nếu Việt Nam chậm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các quy định quốc tế về chống khai thác IUU. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.
Không chỉ vậy, do EU là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín, vị thế, quan hệ ngoại giao của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng trên các diễn đàn khu vực và thế giới. Trước nguy cơ trên, tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU chỉ đạo các ban, bộ, ngành và địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài, quyết tâm gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.
Các tàu cá của tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản đều được tổ chức giám sát, quản lý chặt chẽ. Ảnh tư liệu: TTXVN
Bài 1: Quản lý chặt từ cấp cơ sở
Tại cuộc họp trực tuyến mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật thủy sản phải đến từng cán bộ, từng người dân. Cấp xã, phường, thị trấn phải là lực lượng nòng cốt trong quản lý, tuyền truyền người dân chống khai thác IUU. Cùng với tuyên truyền ngư dân tại mọi nơi, trên mọi phương tiện, Chi cục Kiểm ngư vùng 1, Cục Kiểm ngư đã thực hiện việc vận động ngư dân ký cam kết không khai thác bất hợp pháp khi ra khơi.
Tăng tuyên truyền
Theo ông Đinh Văn Tráng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng 1, khi ngư dân được nghe tuyên truyền qua báo, đài, tờ rơi, tập huấn... người dân sẽ chỉ được nghe và nắm phần nào các quy định. Nhưng qua việc ngư dân ký cam kết đã giúp nâng cao một bước nhận thức của họ. Khi ký cam kết, họ sẽ phải đọc và hiểu rõ về trách nhiệm của mình trên biển. Việc ký cam kết cũng gắn trực tiếp với nghề ngư dân đang khai thác cũng giúp họ hiểu rõ về nghề đó được và không được làm những cái gì.
Ông Đinh Văn Tráng cho biết, từ khi Hiệp định Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực, ngư dân bên nào sẽ đánh bắt ở bên đó. Để ngư dân biết và nắm được thông tin, lực lượng kiểm ngư thường xuyên tuần tra, kiểm tra nhắc nhở hướng dẫn ngư dân khai thác đúng vùng biển. Khi lên tàu ngư dân kiểm tra, các cán bộ vẫn phải thường tuyên truyền, nhắc nhở cho ngư dân hiểu về đánh bắt bất hợp pháp, về vùng biển được phép khai thác...
Việt Nam đã và đang nỗ lực với nhiều giải pháp ngăn chặn việc khai thác IUU và những nỗ lực của Việt Nam đã được phía EC ghi nhận. Nhưng, EC tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện là: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác và thực thi pháp luật.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết tháng 8, tỷ lệ tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đạt 90,26%. Hệ thống giám sát tàu cá, cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá đã được kết nối, chia sẻ, được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; đồng thời phân quyền truy cập cho các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan của Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ được giao và bước đầu đã đạt được kết quả trong theo dõi, quản lý tàu cá hoạt động trên biển.
Bên cạnh đó, số lượng tàu cá cũng đã thực hiện đánh dấu theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá đạt 90,53%. Việc quản lý đội tàu khai thác hải sản theo quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đã có kết quả tích cực bước đầu theo hướng duy trì, không tăng số lượng tàu cá hiện có.
Với hai vấn đề trên, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy sản cho hay, các địa phương sẽ phải thực hiện việc lắp đặt 100% thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá 15m trở lên và đánh dấu tàu cá trong năm nay và trong quá trình khai thác trên biển, tàu phải bật VMS 24/24. Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng ngư dân tắt máy VMS khá lớn. Vì vậy, địa phương phải triển khai giám sát chặt vấn đề này và nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Xử phạt nghiêm
Về kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất cập bến, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, trước khi xuất bến, tàu cá phải có đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn; các giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác và có thiết bị giám sát hành trình. Bởi, việc ghi chép sổ nhật ký khai thác còn nhiều sai sót nên ngư dân phải ghi nhật ký khai thác đúng, chính xác. Địa phương cũng cần kiểm tra, hướng dẫn, nếu ngư dân tiếp tục tái diễn sai phạm cần xử lý theo quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Tại cuộc họp mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu các cấp xã, phường, thị trấn ven biển phải chịu trách nhiệm chính; có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, đây là cấp chính quyền gần ngư dân nhất. Nếu ngư dân vi phạm thì chính quyền, các đoàn thể cần phải đến tận nhà ngư dân có những biện pháp vận động, tuyên truyền hướng dẫn để ngư dân hiểu và không vị phạm . Từ đó, hiệu quả của tuyên truyền sẽ cao hơn.
Để tránh tình trạng các tàu né xử phạt nặng, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra tra giám sát, xử phạt nghiêm nếu tiếp tục vi phạm sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở. Việc này cần triển khai đồng bộ cả 28 tỉnh, thành, tránh tình trạng tàu cá né phạt bằng cách chạy sang tỉnh khác cập bến.
Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết, thời gian tới, Tổng cục Thủy sản tiếp tục phối hợp cùng các địa phương đào tạo, tập huấn, tuyên truyền việc thực thi các quy định của pháp luật, kiểm soát IUU cho lãnh đạo các sở, chi cục thủy sản, cảng cá và ngư dân. Tổng cục tiếp tục hướng dẫn các đơn vị cách thức kiểm soát, ghi chép nhật ký khai thác, quản lý tàu...
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ "thẻ vàng". Đề án sẽ triển khai theo 4 nhóm vấn đề trọng tâm mà EU khuyến nghị. Đặc biệt, việc quản lý nghề cá sẽ ứng dụng mạnh công nghệ thông tin; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tàu cá; hoàn thiện Trung tâm giám sát tàu cá từ Trung ương đến địa phương.
Việc triển khai truy xuất nguồn gốc điện tử thay thế cho các bản giấy để tạo sự liên thông và trên Trung ương có thể nắm được và chỉ đạo điều hành. Dự kiến sẽ thành lập Trung tâm điều hành quản lý nghề cá tại Hà Nội. Trung tâm này kết nối trực tiếp với các tỉnh để chỉ đạo, điều hành xuống các cảng cá đảm bảo hiệu quả thông suốt.
Cùng với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, lực lượng kiểm ngư các địa phương cũng tiếp tục tăng cường thực thi nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động thủy sản trên vùng biển và đồng hành hỗ trợ ngư dân khai thác an toàn, đúng vùng biển.
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, thời gian qua lực lượng kiểm ngư đã tập trung vào việc chống khai thác IUU; tăng cường tuần tra, giám sát và bảo vệ ngư dân khai thác hải sản tại các vùng biển giáp ranh để cảnh báo, ngăn ngừa các tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, đồng thời bảo vệ, xua đuổi và ngăn cản tàu nước ngoài bắt giữ trái phép tàu cá Việt Nam.
Cùng với việc kiểm soát hoạt động khai thác hải sản, lực lượng kiểm ngư tiếp tục phối hợp với các địa phương tuyên truyền pháp luật liên quan chống khai thác IUU. Đặc biệt, là các quy định về ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Điều này để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân và các thành phần có liên quan, giúp đỡ ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, đảm bảo trật tự an ninh trên biển.
Quảng Bình: Phát hiện 6 ngư dân trốn cách ly ra khơi đánh cá Bất chấp dịch COVID-19 đang bùng phát ở địa phương, 6 ngư dân ở Quảng Bình dù đang ở trong vùng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 vẫn lên tàu ra khơi đánh cá. Chiều 14/9, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng Trạm Kiểm soát Biên phòng Gianh, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh vừa...