“Bến nước” nghìn năm tuổi đẹp tuyệt trần ở Giang Tô, Trung Quốc
Xu hướng du lịch tại các phố cổ ở Trung Quốc đã khiến nhiều du khách tìm tới một số danh lam thắng cảnh ở các thị trấn cổ như: Ô Trấn, Chu Trang,…
Những điểm đến này được mệnh danh là những danh lam thắng cảnh “nghìn đời” tại Trung Quốc vẫn giữ được nét cổ kính mà không thể có được ở thành phố.
Nhắc đến cổ trấn ở Trung Quốc với nhiều lượt du khách tới thăm mỗi năm, thường là ở Tô Châu hay Chu Trang. Tuy nhiên cũng có những thị trấn cổ nhỏ, tuy không được nhiều người biết đến nhưng vẫn mang nét cổ kính quyến rũ, trong đó có một nơi ở Giang Tô là phố cổ Đằng Khẩu (Dangkou).
Phố cổ Đằng Khẩu thuộc huyện Tây Sơn, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô có lịch sử gần một nghìn năm, cách khu đô thị khoảng 20 km. Nơi đây có nền văn hóa đặc biệt, được ví như một “tiểu Tô Châu”. Ngoài ra phong cảnh của Đằng Khẩu cũng không thua kém gì cổ trấn nghìn năm Ô Trấn.
Chữ “Dang” được hiểu là “hồ nước cạn” ở vùng Giang Nam, vì có hình giống cái mề ngỗng nên có tên là Ngỗng Giếng Đăng. Từ nơi đây cũng sinh ra nhiều dòng sông khác nhau nên được gọi là” bến nước “, và một trong những con sông đi qua thị trấn cổ là sông “Beicang”.
Sông Beicang chảy qua toàn bộ cổ trấn, tổng chiều dài hơn 1.200 mét, chỗ rộng nhất gần 200 mét, chỗ hẹp nhất chỉ có thể cho một chiếc thuyền nhỏ đi qua, trên sông có 28 cây cầu cổ. Trên đây, có rất nhiều cây cầu với hình dạng khác nhau, và mỗi cây cầu có một câu chuyện riêng.
Video đang HOT
Cổ trấn lúc đầu không có tên là “Đằng Khẩu” mà là “Đình Hà”, nghe đồn là quê hương của Đinh Lan, một trong 24 vị trung hiếu ở Trung Quốc. Khi vào cổ trấn thì có thể vẫn còn thấy tấm bảng có viết “Dangkou”, được viết bởi Tang Bohu.
Nhiều công trình kiến trúc mang phong cách vùng Giang Nam được lưu giữ trong cổ trấn, hầu hết được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh, chạm khắc tinh xảo và đẹp mắt. Trong cổ trấn, nơi ở của hoàng tộc Zhonghua có nhiều kiến trúc độc đáo đáng để tham quan.
"Chùa tiên" nằm cao 2500m so với mực nước biển: Điểm du lịch không dành cho người yếu tim
Ngôi chùa nổi tiếng Trung Quốc tọa lạc ở vị trí cheo leo hiểm trở, rốt cuộc ai là người đã tạo nên kỳ quan thần bí này?
Cheo leo giữa hai đỉnh núi là hai ngôi chùa vô cùng bí ẩn
Nằm ở độ cao gần 2500 mét so với mực nước biển, đỉnh núi Phạm Thịnh ở Quý Châu, Trung Quốc được ví như tiên cảnh nhân gian với bốn bề bao quanh bởi mây khói. .
Nhìn từ dưới chân núi, toàn bộ ngọn núi như một tòa tháp khổng lồ nhô lên từ dưới mặt nước, thẳng đứng và có gờ dốc, muốn leo lên tới đỉnh núi, du khách sẽ phải leo hơn 8000 bậc. Ngoài ra, quanh năm luôn có mây và sương mù bao quanh lấy đỉnh núi, tăng thêm cảm giác mạnh cho những ai có ý định chinh phục kỳ quan này.
Đặc biệt, mặc dù biệt lập tại một khu vực nguy hiểm như vậy, nhưng núi Phạm Thịnh lại sở hữu lượng cá thể động vật lên tới 2000 loài, trong đó có tới hơn 100 loài nằm trong sách đỏ.
Ngọn núi cao hơn 2500 mét, được bao quanh là mây mù và sương khói
Hùng vĩ và choáng ngợp đến vậy, nhưng khi tới tham quan nơi đây, điều khiến du khách bất ngờ hơn cả là sự xuất hiện của hai ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng ngay trên đỉnh núi, đồng thời cũng là nơi nguy hiểm nhất.
Ngôi chùa nằm giữa mây trời
Gần với mây trời, quanh năm được bao phủ bởi những lớp sương khói mờ ảo, khung cảnh tại ngôi chùa lúc nào cũng khiến khách tham quan như lạc vào một nơi thần tiên thoát tục.
Núi Phạm Thịnh cao lớn giữa mây trời
Hai ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Minh (1368 - 1644). So với những ngôi chùa bị phá hủy cùng thời, chùa trên núi Phạm Tịnh vẫn giữ được nhiều phần nguyên vẹn của kiến trúc cổ.
Chùa trên núi Phạm Tịnh sở hữu lịch sử kiến trúc lâu đời, hơn 500 năm xây dựng
Với khoảng cách 2500 mét so với mặt nước biển, ngôi chùa trên đỉnh núi Phạm Thịnh hùng vĩ và lộng lẫy.
Diện tích của chùa tuy không lớn nhưng được thiết kế bằng lối kiến trúc tinh tế. Khuôn viên chính của chùa bao gồm một chính điện thờ Phật Di Lặc, một điện thờ Phật Thích Ca. Hai pho tượng Phật tọa lạc trên đỉnh mây mù sương khói khiến người đến chiêm bái cảm thấy thêm phần thiêng liêng.
Hai tháp của chùa được nối với nhau bằng một cây cầu đá hình vòm, thuận tiện cho việc đi lại. Đứng trên cây cầu đá nối hai điện nhìn xuống là vách núi cao 2500 mét. Xung quanh chùa đền hầu như đều là vách đá. Đi bộ trên rìa của ngôi chùa và nhìn xuống có thể làm cho người ta cảm thấy vừa sợ hãi vừa choáng ngợp.
Hai điện được nối lại với nhau bằng cây cầu, dưới cầu là vách đá hiểm trở nguy hiểm.
Mặc dù sở hữu độ cao nguy hiểm nhưng nơi đây vẫn thu hút vô vàn khách du lịch. Khi đến đây tham quan, du khách cũng cần có thể lực tốt mới có thể leo được đến nơi.
Bậc đá dẫn lên chùa nhỏ hẹp, người đi lên cần nắm thật chắc những sợi xích sắt dài ở hai bên, gặp những bậc đá dựng đứng phải dùng cả tay và chân mới leo được lên.
Với những người mắc chứng sợ độ cao, e rằng địa điểm tham quan này không phải là một lựa chọn thích hợp.
Không dễ để đi lên được ngọn núi này
Chính vì sở hữu một vị trí tuyệt vời với đỉnh núi chạm trời, quanh năm luôn được mây và sương mù bao phủ, nên đến giờ người ta vẫn luôn tò mò ai là người đã xây dựng ngôi chùa ở nơi cheo leo, nguy hiểm này.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù nguồn gốc của công trình vĩ đại này vẫn là một bí ẩn lịch sử chưa có lời giải, nhưng chắc chắn rằng, người có thể hoàn thành tác phẩm kiến trúc này phải là một nghệ nhân với tài năng thiết kế vĩ đại, bởi, kể cả với những công cụ xây dựng tiên tiến hiện nay cũng khó mà tạo nên điều kỳ diệu này.
Được chính phủ Trung Quốc quan tâm đầu tư nên "chùa tiên" trên núi Phạm Thịnh vẫn luôn được trùng tu thường xuyên và thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi năm.
Đến chùa trên núi Phạm Thịnh tận hưởng khung cảnh vừa hùng vĩ vừa yên bình, và khám phá sự bí ẩn của kiến trúc, đây chắc chắn là một địa điểm lý tưởng đáng để ghé thăm.
10x Việt "tái mặt" khi ngủ trại, lên đỉnh núi Snowdon ở xứ Wales Hà Phương Anh (20 tuổi) hiện là sinh viên chuyên ngành Nghiên cứu phát triển và Ngôn ngữ Trung, Đại học SOAS, London. Xứ Wales thường được ví như xứ sở thần tiên với khung cảnh cổ kính, đầy chất thơ. Tuy nhiên, với cô bạn trẻ người Việt, chuyến du ngoạn đến nơi này đã mang đến những điều thú vị "dở...