Bên cạnh Flappy Bird, có thêm một ứng dụng Việt lên top ở Mỹ
Trước kia, khi bạn upload bức ảnh đầu tiên của mình trên Instagram hoặc Facebook, bạn được bao nhiêu like? Bạn đã cảm thấy như thế nào khi ngồi canh từng like hay comment từ những người xung quanh? Những ngày đó đã dần trôi vào quên lãng nhờ vào sự phổ biến của các dịch vụ chia sẻ hình ảnh và video mới, điển hình như dịch vụ chia sẻ ảnh dưới dạng video Vine hay Fuzel – một trong những ứng dụng di động tốt nhất trên App Store trong năm 2012.
Sau Flappy Bird không lâu, trang tin công nghệ nổi tiếng TechCrunch có bài giới thiệu về về Fuzel, một ứng dụng Việt khác đang lên top App Store Mỹ. Thực tế thì Fuzel được trao danh hiệu “ứng dụng được Ban biên tập App Store lựa chọn” trước khi Flappy Bird gây bão truyền thông đầu tháng 2 vừa rồi.
Khi được giới thiệu tới công chúng lần đầu tiên, Fuzel ngay lập tức gặp không ít khó khăn trước các đối thủ trong cùng thị trường với những tính năng tương đồng như Diptic, PicPlayPost hay Flipagram vừa được hỗ trợ gần 60 triệu USD từ công ty đầu tư Sequoia. Về phần mình, Fuzel sử dụng chức năng trình chiếu slideshow cho phép người dùng có thể cắt, dán và ghép những bức ảnh của mình theo một cách rất riêng và sau đó họ có thể đăng lên Instagram hoặc Facebook.
Fuzel có những tính năng đặc sắc hơn so với các sản phẩm trong cùng lĩnh vực
Đặc biệt, Fuzel là sản phẩm của chính người Việt Nam tạo ra với điểm khác biệt so với các ứng dụng trước đó ở chỗ có nhiều lựa chọn về khuôn ảnh (template), phân bố ảnh theo các hình dạng khác nhau trên khuôn và trang trí ảnh cho thêm phần sinh động. Công cụ trình chiếu của Fuzel cũng cung cấp cho người dùng một loạt các lựa chọn về bố cục trình chiếu (layout) bao gồm các tính năng riêng biệt như tự động đồng bộ ảnh (auto-sync) theo giai điệu của bất cứ bài hát nào trên iTunes.
Video đang HOT
Trao đổi về sản phẩm của mình, đồng sáng lập studio Not A Basement – Hiếu Trần chia sẻ: “Nhiều người trong số chúng ta không phải là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Những bức ảnh chúng ta chụp được rất đỗi bình thường và nhiều khi đó chỉ là những phút ngẫu hứng của chính chúng ta trên phố hay những hình ảnh của cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, khi bạn tích hợp những bức ảnh trên vào ứng dụng của chúng tôi, chúng sẽ biến thành một câu chuyện đáng nhớ.”
“… đôi khi đó chỉ là những phút ngẫu hứng của chính chúng ta trên phố hay những hình ảnh của cuộc sống thường nhật…”
Hiếu cũng cho rằng Fuzel được thiết kế với mục tiêu dễ sử dụng trong khi vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng. Điển hình như việc ứng dụng có thể tự động sắp xếp các bức ảnh của người dùng theo một khuôn mẫu cho sẵn và bạn vẫn có thể chỉnh sửa từng bức hình. Ngoài ra, chế độ sử dụng miễn phí của Fuzel cũng đáp ứng nhu cầu của 70% người sử dụng trong độ tuổi từ 15 tới 28.
Không những vậy, nếu bạn không có thẻ tín dụng hay eo hẹp về ngân sách nhưng vẫn muốn trải nghiệm các tính năng ghép ảnh cũng như sử dụng các công cụ chỉnh sửa, bạn có thể tích điểm trên ứng dụng bằng cách xem các đoạn quảng cáo, gợi ý thêm người dùng hay like các trang giới thiệu của Fuzel trên mạng xã hội.
Trước đó, nhóm thành lập studio Not A Basement lần đầu tiên gặp nhau vào năm 2010 trong khi đang du học tại Singapore trước khi trở về Việt Nam lập nghiệp. Ứng dụng đầu tiên của nhóm chính là Manga Rock – phần mềm đọc truyện tranh chạy trên nền tảng iOS và Android. Startup của nhóm cũng từng gặp không ít khó khăn nhưng họ đã dần khắc phục bản thân và thành công nhờ vào độ phổ biến của Fuzel trong thị trường Đông Nam Á.
Tuy gặp không ít khó khăn nhưng nhóm Not A Basement Studio đã gặt hái được những thành công trong thị trường Đông Nam Á
Hiếu Trần cho biết mặc dù studio Not A Basement không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài nhưng họ vẫn muốn kêu gọi các nhà đầu tư, những người có khả năng giúp đỡ họ tiếp tục phát triển các tính năng mới cho Fuzel.
Theo PLXH/Techcrunch
Sony từ bỏ thị trường ebook để tập trung vào di động
Sau Vaio, mảng kinh doanh sách điện tử (ebook) cũng bị Sony khai tử để tập trung phát triển mảng di động: Smartphone và tablet.
Gần như cùng thời điểm với quyết định từ bỏ mảng sản xuất máy tính Vaio, Sony cũng cho biết họ sẽ rút chân khỏi thị trường ebook tại Mỹ và Canada. Cụ thể, Sony sẽ đóng cửa các cửa hàng trực tuyến bán máy đọc sách (Reader store) ở hai thị trường này vào cuối tháng Ba. Đây được xem là một trong các động thái của Sony trong một nỗ lực cải tổ và hướng mọi nguồn lực vào tập trung phát triển dòng sản phẩm di động là smartphone và tablet. Việc cắt giảm mảng kinh doanh Ebook của Sony cũng không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Đây là một trong những bộ phận làm ăn kém hiệu quả. Thị phần máy đọc sách điện tử của Sony quá nhỏ bé so với các tên tuổi lớn như Amazon hay Kobo.
Mẫu máy đọc ebook PRS-T3 của Sony.
Cũng theo công bố của Sony, các khách hàng hiện tại của hãng sẽ được chuyển tài khoản cũng như thư viện sách của mình cho Kobo. Sony sẽ gửi email cho khách hàng để hướng dẫn họ cách "chuyển nhà" sang Kobo. Các máy Xperia sau này cũng sẽ được cài sẵn app của Kobo, theo các thỏa thuận mà 2 bên vừa đạt được.
Ngoài thị trường sách điện tử, thì mảng phần cứng máy đọc sách có vẻ như cũng bị Sony "khai tử". Bằng chứng như tại thị trường Mỹ, các model máy đọc sách đã được Sony liệt vào danh sách "ngừng sản xuất".
Theo VNE
Vòm sen đang phát sáng tại Rijkmuseum Giám đốc Wim Pijbes (trái) và nghệ sĩ Hà Lan Daan Roosegaarde đứng cạnh tác phẩm "Lotus Dome" (Vòm Sen) tại bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam, ảnh do Inge Van Mill chụp hôm 6. 2. 2014. Vòm sen này là một quả cầu "sống", ráp từ hàng trăm lá nhôm mỏng siêu nhẹ, các lá nhôm sẽ "nở" ra hoặc "khép" vào tùy...