Bellerin yêu cầu trừng trị nặng ‘anh hùng bàn phím’
Với tư cách là một cầu thủ nổi tiếng và thường xuyên tương tác trên mạng xã hội, Hector Bellerin cảm thấy có quá nhiều kẻ rảnh rỗi thích chọc phá người khác trên không gian ảo và cần bị trừng trị thích đáng.
Với gần 5 triệu lượt theo dõi thông qua 2 tài khoản Twitter và Instagram, Bellerin rất chịu khó tương tác với fan, đặc biệt là về đam mê trọn đời bên ngoài sân cỏ của anh là thời trang. Tuy nhiên, ngoài những phản hồi tích cực, hậu vệ phải của Arsenal cũng nhận lại không ít những lời chế giễu từ những kẻ anh thậm chí chưa bao giờ gặp.
“Thật kỳ lạ là thế giới này vẫn còn những người cư xử như thế”, Bellerin bức xúc. “Tôi nghĩ nếu mọi người có nhiều trách nhiệm hơn với các hành động của mình trên mạng xã hội thì thế giới sẽ trở thành nơi đáng sống hơn nhiều.
Mạng xã hội thật tuyệt khi giúp bạn kết nối với fan nhưng nó cũng đồng thời gây ức chế. Bạn cần phải học cách xử lý chúng. Khi có kẻ như thế, bạn muốn đáp lại nhưng rồi nhận ra chỉ vì chú ý tới 1 thông điệp xấu mà bạn có thể bỏ qua 100 thứ tốt đẹp khác.
Tôi nghĩ bây giờ, các cầu thủ có những nền tảng tuyệt vời để thể hiện bản thân và hãy cố gắng sử dụng chúng theo cách tốt nhất có thể. Nếu bạn may mắn, sự nghiệp của bạn có thể kéo dài tới năm 35 hoặc 40 tuổi, vì thế bạn cần đàm bảo mình có mọi thứ được lên kế hoạch khi bạn nghỉ hưu. Xây dựng thương hiệu cá nhân từ sớm có thể giúp bạn có cơ hội tốt hơn với cuộc sống sau này”.
Quay lại với vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội, cách đây không lâu huyền thoại của Arsenal, Ian Wirght nhận được một tin nhắn kỳ thị chủng tộc được gửi trực tiếp tới mình thông qua Instagram từ một thiếu niên. Cảnh sát đã buộc phải vào cuộc điều tra nhưng Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) mong muốn các nền tảng mạng xã hội cần có hành động mạnh mẽ hơn để chống lại thứ bạo lực này.
Video đang HOT
Di sản của Wenger là mớ hỗn độn ở Arsenal
Arsene Wenger là một trong những HLV vĩ đại nhất lịch sử Arsenal.
Nhưng sau khi tay Pháo thủ, những gì Giáo sư để lại hoàn toàn không tương xứng với tầm vóc huyền thoại ấy. Arsenal thời hậu Wenger hiện là một mớ hỗn độn và chưa biết sẽ trôi về đâu.
2 năm sóng gió
Đúng ngày này 2 năm trước, trên sân Emirates, HLV Arsene Wenger tuyên bố chia tay Arsenal, khép lại 2 thập kỷ gắn bó với Pháo thủ. Phát biểu trong ngày lịch sử ấy, GĐĐH Ivan Gazidis khẳng định: "Hôm nay, Arsenal chính thức bắt đầu một chương mới. Ở đó, chúng ta sẽ đưa những gì HLV Wenger để lại cho đội bóng lên một bước phát triển mới. Tôi chắc chắn, chúng ta sẽ đi theo con đường ấy". Hai năm sau, Gazidis đã... chuyển sang làm GĐĐH của AC Milan. Còn Arsenal thì vẫn lạc lối trên con đường "phát triển lên tầm cao mới" dù đã liên tiếp phải thay lái trưởng.
Năm đầu tiên, người được đưa về thay Wenger là HLV Unai Emery đã không thể đưa Arsenal lọt vào nhóm có vé dự Champions League, điều mà HLV Wenger đã làm được ở 20/22 mùa dẫn dắt Pháo thủ. Và dù là kỷ lục gia của Europa League với 3 lần vô địch, Emery cũng không thể dẫn dắt Arsenal tới chiến thắng ở trận chung kết giải đấu này. Họ bị Chelsea đánh bại 4-1 và trở thành đội thua đậm nhất ở các trận chung kết Europa League.
Những kết quả ấy, cùng với màn khởi đầu tệ hại mùa này, đã khiến Emery bị sa thải, chấm dứt hơn 1 năm đầy áp lực khi ngồi vào chiếc ghế của Wenger. Nhưng sóng gió chưa buông tha Arsenal. Người được chọn tạm quyền dẫn dắt đội bóng thay cho Emery, cựu danh thủ Freddie Ljungberg chỉ giành được vỏn vẹn 1 chiến thắng sau 6 trận trước khi nhường ghế cho Mikel Arteta.
Ở thời điểm Arteta tiếp quản, Arsenal đang đứng thứ 11 trên BXH Premier League. Và dù đã rất cố gắng, cho đến lúc này cựu tiền vệ người Tây Ban Nha vẫn chưa đưa được Pháo thủ trở lại nhóm có vé dự Champions League mùa sau. Với cách biệt 5 điểm so với đội đứng thứ 5 khi mùa giải chỉ còn 9 vòng, Arsenal khó mà tránh khỏi mùa thứ 4 liên tiếp làm khách của sân chơi số một châu Âu.
2 năm sau ngày Giáo sư ra đi, cầu thủ Arsenal vẫn chưa thể lấy lại được vị thế của mình ở Premier League
Ngổn ngang "công trường Emirates"
Những kết quả tệ hại trong 2 năm qua khiến Arsenal thời hậu Wenger chẳng còn là "đại ca" trong mắt các đội bóng nhỏ tại Premier League nữa. Công với việc 2 năm cuối cùng của triều đại Wenger, Pháo thủ đều cán đích bên ngoài Top 4, Arsenal đang trượt dần khỏi nhóm những quyền lực của giải đấu.
Rất khó để trách những người kế nhiệm Wenger vì sự lao dốc này. Bởi thực sự, những gì Giáo sư để lại là một mớ hỗn độn, một công trình xuống cấp đến mức không thể sửa chữa. Arsenal mà Unai Emery tiếp quản là đội bóng không biết phòng ngự, với hàng thủ đa số là những cái tên xoàng xĩnh.
Nhưng đấy cũng là đội bóng không có nổi một tuyến giữa hoàn chỉnh, khi tiền vệ đánh chặn khả dĩ nhất chỉ là một Granit Xhaka chuyên mắc sai lầm và tiền vệ tấn công bao gồm những anh chàng ẻo lả như Mesut Oezil, Aaron Ramsey, Jack Wilshere và Francis Coquellin. Còn hàng công của họ quá nhiều những những tay súng trễ nải, với điển hình là Alexis Sanchez.
Emery không phải không nhận ra rằng ông được bàn giao cho một đội quân ô hợp và kém cỏi. HLV người Tây Ban Nha đã rất nỗ lực "thay máu" đội hình khi mua về những chuyên gia phòng ngự như Lichtsteiner, Leno, Guendouzi, Torreira, Skoratis, David Luiz và bổ sung tiền đạo đắt giá Nicolas Pepe.
Nhưng công cuộc thay máu ấy vẫn là chưa đủ. Việc 14 năm không vô địch Premier League và việc thua tất cả các trận chung kết cúp châu Âu dưới thời Wenger khiến những thất bại đã trở nên hết sức... bình thường với Pháo thủ. Arsenal hỏng vì chính sự cứng nhắc của HLV Wenger. Giáo sư không chấp nhận rằng, cách làm bóng đá của mình đã lạc hậu. Ông thà không vô địch chứ không từ bỏ triết lý bóng đá có phần nuông chiều học trò. Và ông cũng không chấp nhận phá trần lương của đội bóng để bổ sung rầm rộ những siêu sao cho sân Emirates, dù tiềm lực tài chính của Arsenal dư sức làm điều ấy.
Hệ quả là Arsenal cứ trượt dài trong những năm cuối với Wenger. Những biểu ngữ kêu gọi Giáo sư từ chức ngày nào cũng có trên các khán đài Emirates. Nhưng nó không thúc đẩy Wenger làm bất cứ điều gì có tính cách mạng để ngăn đội bóng xuống cấp. Để rồi, khi Arsenal buộc phải thay Giáo sư bằng người khác, thì những gì ông để lại chỉ còn là một công trình không thể cải tạo. Đập đi làm lại, thay mới cả về con người lẫn tư duy, Arsenal mới có thể tìm lại ánh hào quang. Nhưng quá trình ấy cần nhiều kiên nhẫn và niềm tin, những thứ mà Arsenal đang rất thiếu trong giai đoạn hậu Wenger.
Lãi vì Wenger, lỗ cũng vì Wenger
HLV Wenger không chỉ mang về 16 danh hiệu mà còn biến Arsenal thành cỗ máy kiếm tiền hiệu quả nhờ cách làm bóng đá căn cơ. Nhưng việc ông để lại một đội hình kém cỏi khiến những người kế nhiệm liên tục phải phá két để mua sắm. Hệ quả là đầu tháng 3 vừa qua, Arsenal xác nhận lỗ 27,1 triệu bảng trong năm 2019. Đây là lần đầu tiên sau 22 năm, Pháo thủ ghi nhận mức tăng trưởng âm.
9 - Trong 25 cầu thủ đội 1 của Arsenal ở mùa cuối cùng dưới thời Wenger, chỉ còn 9 người trụ lại sân Emirates. Đó là thủ môn dự bị Macey; các hậu vệ Bellerin, Chambers, Holding, Kolasinac, Mustafi; các tiền vệ Oezil, Xhaka và tiền đạo Lacazette.
Minh Tâm
Kỷ lục sút mạnh nhất: Ronaldo & Roberto Carlos chào thua kẻ nghiệp dư Một người kỹ thuật viên năng lượng sở hữu lực sút mạnh hơn cả Cristiano Ronaldo và Roberto Carlos. Javier Galan là một nhân vật lạ tai trong làng bóng đá Tây Ban Nha, nhưng anh lại sở hữu kỷ lục Guinness cho lực sút mạnh nhất thế giới. Không phải Roberto Carlos, không phải Cristiano Ronaldo, không phải Adriano, kỷ lục thuộc...