Belarus sẽ thành lập dân quân để ‘tăng gấp nhiều lần’ người bảo vệ đất nước
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus cho biết kế hoạch thành lập lực lượng dân quân sẽ “tăng số lượng người bảo vệ tổ quốc lên gấp nhiều lần”.
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, Viktor. Ảnh: BelTA / TASS
Theo hãng tin TASS (Nga), ngày 27/5 Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin thông báo rằng Belarus có kế hoạch thành lập một lực lượng dân quân.
“Trong khi khắc phục các vấn đề và làm rõ sự phát triển của các lực lượng vũ trang tại cuộc họp ngày hôm qua, Tổng tư lệnh [Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko] đã ra lệnh thành lập một lực lượng dân quân nhân dân ở đất nước chúng tôi” – ông Khrenin cho biết, theo Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Belarus.
Theo ông Bộ trưởng Khrenin, “điều quan trọng nhất là chúng ta có cả con người và vũ khí”.
“Chúng tôi cần thảo luận những vấn đề này với các thống đốc, xác định nó về mặt luật pháp”, Bộ trưởng Khrenin cho biết và nói thêm rằng kế hoạch trên sẽ “tăng số lượng người bảo vệ quê hương lên gấp nhiều lần.”
Video đang HOT
“Điều quan trọng đối với chúng tôi, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, là chúng tôi có thể cho mọi người thấy một cách hòa bình rằng họ không nên đến [lãnh thổ Belarus], vì họ sẽ nhận được phản ứng tương xứng”, Bộ trưởng Quốc phòng Khrenin cảnh báo.
Xe tăng Nga tập trận tại Belarus đầu năm 2022, trước khi bắt đầu chiến dịch ở Ukraine. Ảnh: DW
Trước đó, ngày 26/5, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh thành lập Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam ở biên giới Ukraine. Trong một video clip từ cuộc họp tại tại Bộ Quốc phòng, ông Lukashenko nói rằng thời gian đã trôi qua và họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến này. Ông lưu ý thêm rằng cùng với Bộ Tư lệnh Miền Tây và Tây Bắc, đây sẽ là Chi khu Miền Nam.
Theo TASS, nhà lãnh đạo Belarus tuyên bố thêm rằng ngay cả khi Bộ Chỉ huy Tác chiến miền Nam chưa được thành lập, Belarus vẫn phải thực hiện việc bảo vệ các biên giới phía Nam ngay lập tức. Ông cho biết, các lực lượng hoạt động đặc biệt và các đơn vị chiến thuật cấp tiểu đoàn đang theo lệnh luân phiên và đã được di chuyển về phía nam theo chỉ thị của tổng thống. Lực lượng này đang hỗ trợ bảo vệ biên giới cùng với bộ đội biên phòng.
Ông Lukashenko cũng lưu ý rằng ngay cả trước khi thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam, Minsk cũng đã có nghĩa vụ phải nhanh chóng tìm cách bảo vệ biên giới phía Nam của mình.
Sự gia tăng của binh sĩ Belarus dọc theo biên giới được cho là sẽ gây thêm căng thẳng cho Ukraine
Belarus là đồng minh thân cận của Nga và nước này được cho là đã hỗ trợ Điện Kremlin thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2. Bất kỳ sự gia tăng nào của binh sĩ Belarus dọc theo biên giới sẽ gây nhiều căng thẳng hơn cho quân đội Ukraine khi nước này đang phải căng sức phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga ở khu vực Donbass, cách đó hàng trăm km về phía đông.
Đầu tháng này, Belarus thông báo sẽ đưa các lực lượng hoạt động đặc biệt đến đóng quân ở ba địa điểm gần biên giới Ukraine. Cùng với đó, Tổng thống Lukashenko ca ngợi các tên lửa do Nga sản xuất đã tăng cường khả năng phòng thủ của nước này.
Nhà lãnh đạo Belarus cũng tuyên bố rằng NATO đã tham gia vào một cuộc xung đột toàn cầu với Nga. Ông Lukashenko gần đây đã trừng phạt Ba Lan và các đồng minh khác của EU vì đã trang bị vũ khí cho Ukraine, mà theo ông là đã làm leo thang xung đột.
Mỹ trừng phạt 2 ngân hàng Nga sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên
Mỹ đã áp đặt trừng phạt với hai ngân hàng Nga, một công ty Triều Tiên và một cá nhân mà Washington cáo buộc hỗ trợ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng
Theo một thông cáo đăng trên website ngày 27.5, Bộ Tài chính Mỹ cấm mọi giao dịch với Far Eastern Bank và Bank Sputnik, hai ngân hàng Nga mà Washington cho là làm việc với CHDCND Triều Tiên, cũng như đóng băng toàn bộ tài sản ở Mỹ của các ngân hàng này.
Bộ Tài chính Mỹ cũng trừng phạt một người tên là Jong Yong Nam, đại diện tại Belarus của một tổ chức trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Số 2 Triều Tiên (SANS). Người này bị Washington cáo buộc hỗ trợ các tổ chức Triều Tiên có liên quan đến việc phát triển tên lửa đạn đạo.
Hàn Quốc phóng tên lửa Huynmu-2 trong cuộc tập trận bắn đạn thật đáp trả vụ thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên hôm 25.5. Ảnh AFP
Ngoài ra, Mỹ cũng đưa Công ty Thương mại Air Koryo (AKTC), doanh nghiệp trực thuộc hãng hàng không quốc gia Triều Tiên, vào danh sách đen. Air Koryo vốn cũng đang chịu sự trừng phạt của Mỹ.
"Mỹ sẽ tiếp tục triển khai và thực thi các biện pháp trừng phạt hiện có trong khi thúc giục CHDCND Triều Tiên quay trở lại con đường ngoại giao cũng như từ bỏ việc theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo", Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Brian Nelson cho biết trong thông cáo.
Động thái mới nhất của Mỹ diễn ra sau khi Trung Quốc và Nga bác bỏ một nghị quyết do Mỹ đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm trừng phạt Triều Tiên vì vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới đây. Đây là lần đầu tiên hội đồng có sự chia rẽ kể từ khi bắt đầu trừng phạt Triều Tiên vào năm 2006, theo Reuters.
Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng thử ba tên lửa đạn đạo vào sáng 25.5, bao gồm một tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17. Seoul cũng nói Bình Nhưỡng đã cho thấy những dấu hiệu sẽ sớm tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy.
Nga thể hiện thiện chí tiếp tục đàm phán với Ukraine Hãng tin AFP dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky ngày 22/5 tuyên bố Moskva sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán, song cần có được sự nhất trí từ phía Kiev. Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine tại cuộc đàm phán ở vùng Gomel, Belarus ngày 28/2/2022. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Belarusian...