Belarus đóng cửa một phần biên giới, thay thế Bộ trưởng Nội vụ
Lý do đóng cửa một phần biên giới được Belarus đưa ra là nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm qua (30/10) quyết định đóng cửa một phần biên giới của nước này với Ba Lan, Latvia, Litva và Ukraine; đồng thời thay thế Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong bối cảnh phe đối lập đang kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: DW.
Belarus hiện chỉ cho phép công dân nước này và xe tải từ 4 nước láng giềng tới nước này qua một số cửa khẩu của nước này; không cho phép công dân của 4 nước tới Belarus. Lý do đóng cửa một phần biên giới được Belarus đưa ra là nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Belarus cũng từng đe dọa đóng cửa biên giới với các quốc gia này do những mối đe dọa an ninh. Tuy nhiên, theo các nguồn tin địa phương, việc đóng cửa này đã không được thực hiện.
Giới chức Litva vừa mới xác nhận, các ô tô đi vào Belarus đã bị cấm nhập cảnh từ 7h tối qua (29/10) (theo giờ Việt Nam), dự kiến chiều ra khỏi Belarus cũng sẽ bị cấm trong vài giờ tới./.
Tổng thống Belarus bất ngờ tuyên thệ nhậm chức
Alexander Lukashenko tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu tại buổi lễ không được thông báo trước tại Minsk.
"Ông Alexander Lukashenko nhậm chức tổng thống Belarus hôm nay trong buổi lễ tại Dinh Độc lập", hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta ngày 23/9 đưa tin.
Lukashenko, 66 tuổi, đặt tay phải lên cuốn hiến pháp và tuyên thệ trước hàng trăm người tham dự. Ông cho biết đất nước cần sự an toàn và đồng thuận "trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng toàn cầu", ám chỉ Covid-19. "Tôi không thể và không có quyền bỏ rơi người Belarus", ông nói.
AlexanderLukashenko tuyên thệ nhậm chức tổng thống Belarus ở Minsk ngày 23/9. Ảnh: Belta.
Lễ nhậm chức của tổng thống vốn thường được công bố rộng rãi như một dịp trọng đại của đất nước. Tuy nhiên, trang web chính thức của Lukashenko không đưa ra bất kỳ thông báo nào và buổi lễ cũng không được truyền hình trực tiếp.
Phe đối lập chỉ trích lễ nhậm chức là "bất hợp pháp". Người biểu tình mang cờ tụ tập thành các nhóm nhỏ ở thủ đô, bao gồm bên ngoài ít nhất ba trường đại học. Họ kêu gọi mọi người xuống đường phản đối Lukashenko vào buổi tối. Một số người hô "hãy ra đây, chúng tôi sẽ chúc mừng ông!".
Những cuộc biểu tình ở Belarus đã tiếp diễn hơn 6 tuần sau khi Lukashenko, người cầm quyền 26 năm qua, hồi đầu tháng 8 tuyên bố tái đắc cử với hơn 80% phiếu bầu. Phe đối lập ở Belarus và EU không công nhận kết quả bầu cử, cho rằng cuộc bỏ phiếu bị gian lận.
Khi áp lực từ phương Tây với Lukashenko gia tăng, ông tìm kiếm sự ủng hộ từ đồng minh thân thiết Nga và đã thường xuyên điện đàm với Putin. Lukashenko hôm 16/9 cho biết ông đã yêu cầu Nga cung cấp vũ khí, sau khi được nước này đồng ý cho vay 1,5 tỷ USD.
Các ngoại trưởng EU hôm 21/9 không thống nhất được việc áp biện pháp trừng phạt với các quan chức bị cáo buộc liên quan đến gian lận bầu cử ở Belarus. Cyprus, quốc gia có quan hệ tốt với Nga, đã phủ quyết đề xuất trừng phạt của EU.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lính dù Nga hôm nay nhảy dù xuống Belarus trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung có sự tham gia của 900 lính Nga và khoảng 100 khí tài.
Tổng thống Lukashenko: Belarus không cần các nước khác công nhận kết quả bầu cử Tổng thống Belarus Lukashenko khẳng định đã tiến hành một cuộc bầu cử hợp pháp vào tháng 8 vừa qua và không cần các nước khác công nhận kết quả bầu cử tổng thống. Phát biểu tại một diễn đàn về phụ nữ ở thủ đô Minsk vào 17/9, Nhà lãnh đạo Belarus khẳng định Chính phủ nước này đã tổ chức một...