Belarus dỡ bỏ các trại tị nạn ở biên giới với EU
Nhà chức trách Belarus ngày 18/11 dỡ bỏ các khu lán trại tị nạn chính ở biên giới với Ba Lan, nơi người di cư đang tụ tập.
Động thái này được cho là nhằm “giảm nhiệt” cuộc khủng hoảng trong những tuần gần đây giữa Minsk và Liên minh châu Âu (EU).
Người di cư tập trung gần cửa khẩu Bruzgi-Kuznic tại khu vực biên giới Belarus – Ba Lan ngày 17/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giới chức Belarus, khoảng 1.000 người di cư sẽ được chuyển tới trú tại các nhà kho lớn trước khi được đưa tới các trung tâm khác, tuy nhiên vẫn còn 800 người phải ở ngoài trời trong thời tiết giá lạnh của mùa Đông.
Trong khi đó, lực lượng biên phòng Ba Lan xác nhận các khu lán trại đã được dỡ bỏ ở phía biên giới của Belarus, nhưng cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình.
Trước đó, Belarus đã đề xuất kế hoạch trong đó EU tiếp nhận 2.000 người di cư trong khi Belarus sẽ hồi hương 5.000 người khác. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Ủy ban châu Âu (EC) và Đức bác bỏ.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức Horst Seehofer cho biết nước này sẽ không tiếp nhận người di cư đang mắc kẹt tại khu vực biên giới Belarus và Ba Lan. Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ba Lan Mariusz Kaminski tại thủ đô Vacsava ngày 18/11, ông Seehofer cũng cam kết với Ba Lan về sự hỗ trợ của Đức trong cuộc khủng hoảng này. Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Seehofer nhấn mạnh Chính phủ Đức không có thỏa thuận nào với Belarus về việc tiếp nhận 2.000 người tị nạn và thông tin này là không đúng.
Về phần mình, EC từ chối bình luận về đề xuất của Belarus, tuy nhiên trước đó đã khẳng định hiện chưa đàm phán với Minsk về những khó khăn hiện nay của người di cư ở biên giới hai bên.
Belarus đề xuất kế hoạch nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng di cư
Ngày 18/11, Belarus thông báo đã đề xuất một kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới giữa nước này và Ba Lan, trong đó Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận 2.000 người di cư trong khi Belarus sẽ hồi hương 5.000 người khác.
Người di cư dựng trại tạm gần cửa khẩu Bruzgi-Kuznic tại khu vực biên giới Belarus - Ba Lan ngày 17/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện không rõ liệu kế hoạch trên có thể được EU chấp nhận hay không. Tuy nhiên, trong diễn biến tích cực cho thấy cuộc khủng hoảng di cư có dấu hiệu hạ nhiệt, hàng trăm người Iraq đã làm thủ tục tại sân bay ở thủ đô Minsk để đáp chuyến bay về nước trong ngày 18/11.
Trước đó một ngày, Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận sẽ tham gia "các cuộc đàm phán kỹ thuật" với Belarus về cách thức hồi hương những người di cư đang tìm cách vượt qua biên giới Ba Lan. Người phát ngôn EU Eric Mamer cho rằng Belarus cần phải cho phép tiếp cận để triển khai hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cung cấp nơi ở tạm thời cho những người di cư ở nước này.
Căng thẳng giữa EU và Belarus đã leo thang trong thời gian gần đây. EU cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong khối này nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này.
Phía Belarus luôn bác bỏ cáo buộc này, coi đây là cáo buộc vô căn cứ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán khỏi chiến tranh.
Điện Kremlin: EU không nên đổ lỗi cho Nga khi căng thẳng Điện Kremlin ngày 18/11 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) không nên đổ lỗi "mọi chuyện" cho Nga khi căng thẳng giữa Nga với phương Tây gia tăng liên quan đến vấn đề Ukraine và cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus và Ba Lan. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới, người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Thăm Smolensk "Quảng Trị" của nước Nga

Saudi Arabia lên kế hoạch trả hết nợ cho Syria tại WB, đẩy nhanh quá trình tái thiết

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và đặc phái viên Mỹ là 'hữu ích và hiệu quả'

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ

Giá gạo tại Nhật Bản lập đỉnh mới

Nga xác nhận tấn công Sumy, nhưng cung cấp thông tin hoàn toàn khác

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ

Vấn đề chống khủng bố: Hy Lạp điều tra vụ đánh bom tại Athens

Malaysia tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương bên lề AFMGM-12

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Có thể bạn quan tâm

Vượt mặt loạt bom tấn, tựa game "vô danh" bất ngờ bứt phá, trở thành cái tên được đánh giá cao nhất năm 2025
Mọt game
07:44:43 15/04/2025
12 tính năng nổi bật tạo nên siêu phẩm iPhone 17 Pro sắp ra mắt
Đồ 2-tek
07:42:25 15/04/2025
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ doanh nghiệp tố đoàn thanh tra thuế giả mạo trong công tác
Pháp luật
07:38:58 15/04/2025
Bức ảnh người cô quát cháu nhưng lại được cư dân mạng khen tới tấp: Lý do là gì?
Netizen
07:30:31 15/04/2025
Sao Việt 15/4: Ông xã H'Hen Niê làm trợ lý cho vợ, Trúc Anh 'Mắt biếc' gây chú ý
Sao việt
07:27:30 15/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình đến khách sạn 'check var', bí mật của Việt bị bại lộ
Phim việt
07:24:31 15/04/2025
'Chìa khoá' để Apple không tăng giá iPhone 17 Pro
Thế giới số
07:24:24 15/04/2025
Xôn xao nghi vấn 1 nữ diễn viên đình đám xứ Hàn có liên quan đến vụ trộm ở căn hộ gần 100 tỷ đồng: Người trong cuộc nói gì?
Sao châu á
07:02:40 15/04/2025
De Bruyne vẫn còn rất hay
Sao thể thao
06:22:55 15/04/2025
3 món hấp nên ăn nhiều vào tháng 4: Vừa tiết kiệm thời gian lẫn công sức lại thơm ngon, được cả nhà yêu thích
Ẩm thực
06:06:17 15/04/2025