Becamex IJC dự kiến phát hành 80 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá, kế hoạch lợi nhuận 2020 đạt 250 tỷ
Năm 2020, Becamex IJC đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.080 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với thực hiện năm 2019 nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế lại ước giảm 12%, ghi nhận 250 tỷ đồng.
CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Mã chứng khoán IJC – sàn HOSE) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ năm 2020 dự kiến tổ chức ngày 19/06/2020 tới đây.
Theo kế hoạch trình Đại hội đồng cổ đông Becamex IJC năm 2020: Becamex IJC sẽ chia cổ tức 2019 cho các cổ đông 10% bằng tiền mặt trong quý 4/2020, kế hoạch doanh thu dự kiến tăng 28% so với 2019. Cụ thể, mảng kinh doanh bất động sản kỳ vọng đạt 1.418 tỷ đồng, tức tăng tới 61% so với năm 2019. Đối với bất động sản năm 2020, kế hoạch doanh thu chủ yếu tập trung vào các dự án tại khu vực thành phố mới Bình Dương và thị xã Tân Uyên như: Dự án Khu biệt thự Sunflower, khu đô thị IJC, khu dân cư Hoà Lợi F1, các dự án nhà ở thương mại dịch vụ công nhân và một số dự án khác.
Đối với lĩnh vực thu phí giao thông, doanh nghiệp dự kiến lưu lượng xe qua 2 trạm là 20,3 triệu lượt xe, bằng với năm 2019, doanh thu dự kiến giảm 3%, đạt 277 tỷ đồng.
Đối với hoạt động xây dựng, doanh nghiệp tiếp tục tập trung triển khai nhận thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng giao thông. Doanh thu ước tính 110 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2019.
Video đang HOT
Ngược lại mảng doanh thu khác cụ thể là hàng hóa siêu thị như kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ; cho thuê trang thiết bị khách sạn… dự kiến giảm 25% xuống 250 tỷ đồng.
Mặc dù ước tính doanh thu tăng trưởng khá cao song lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 250 tỷ, giảm tới 12% so với kết quả đạt được năm 2019.
Đáng chú ý Đại hội tới Becamex IJC sẽ trình kế hoạch phát hành 80 triệu cổ phiếu với hình thức đấu giá trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Giá trị phát hành dự kiến 800 tỷ đồng. Mục đích phát hành để đầu tư giai đoạn tiếp theo dự án Sunflower và dự án Aroma. Thời gian dự kiến là trong năm 2020.
Trên thị trường cổ phiếu IJC vừa phục hồi từ vùng đáy 1 năm cuối tháng 3 vừa qua, hiện đang giao dịch quanh mức 13.000 đồng/cp, tăng 62% trong hơn 2 tháng.
SSI tiếp tục phát hành thêm 8 CW mới, tỷ lệ đều 1:1
Ngày 29/5, SSI chính thức phát hành thêm 8 mã chứng quyền mới dựa trên 8 mã cổ phiếu cơ sở, trong đó có đến 3 mã ngân hàng, 2 mã thuộc nhóm cổ phiếu Vingroup. Tất cả đều có kỳ hạn 6 tháng, tỷ lệ chuyển đổi 1:1.
Cụ thể, SSI phát hành 3 triệu chứng quyền TCB, 5 triệu chứng quyền STB, 5 triệu chứng quyền VPB, 1,5 triệu chứng quyền VHM, 1,5 triệu chứng quyền VRE, 2 triệu chứng quyền VNM, 5 triệu chứng quyền HPG và 2 triệu chứng quyền MWG.
Sau khi niêm yết, nhà đầu tư có thể mua bán lại CW trên thị trường thứ cấp tại sàn HOSE, thanh toán theo chu kỳ T 2 tương tự như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ được thanh toán chênh lệch bằng tiền với chứng quyền đáo hạn trong trạng thái có lãi.
Ghi nhận từ đầu tháng 5 đến nay, với sự hồi phục của thị trường cơ sở, nhiều mã CW đã có mức sinh lời khá. Chẳng hạn như CHPG2004 dựa trên chứng khoán cơ sở là HPG có thời điểm tăng đến 480% so với đầu tháng 5; các mã khác dựa trên MBB cũng có thanh khoản rất tốt như CMBB2002 và CMBB2003; các chứng quyền dựa trên cổ phiếu cơ sở FPT cũng tăng tốt trên 40% trong tháng 5 như CFPT2003 và CFPT2004...
Trong xu hướng thị trường giảm mạnh khi bị tác động bởi dịch bệnh Covid, nhà đầu tư có sự lựa chọn duy nhất để phòng hộ rủi ro là sử dụng sản phẩm Hợp đồng tương lai. Nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường chứng khoán chưa xác định xu hướng/ xác định đáy rõ ràng, thì nhà đầu tư có thể sử dụng Chứng quyền mua như một công cụ đầu cơ phí rẻ nhưng có nhiều lợi nhuận khi thị trường tăng mạnh như tháng 4 và tháng 5 vừa qua, như một cách phân bổ tài sản.
Theo khuyến nghị của chuyên gia SSI, nhà đầu tư yêu thích giao dịch sản phẩm chứng quyền trong dài hạn nên dành thời gian để nắm thêm các khía cạnh kỹ thuật liên quan tới sản phẩm chứng quyền.
Ví dụ nhà đầu tư có thể tự định giá chứng quyền dựa trên công cụ cung cấp bởi HOSE, để tránh mua chứng quyền được định giá quá cao hay chứng quyền đang giao dịch ở giá cao do tác động từ sự bất cân đối trong cung cầu chứng quyền.
Đặc biệt, giá thanh toán chứng quyền là trung bình giá cuối ngày giao dịch 5 phiên trước khi chứng quyền đáo hạn nên nhà đầu tư cần lưu ý mốc thời gian này để tránh mua chứng quyền dù có giá rất thấp, có thể chỉ 10 đồng, nhưng về thực tế hoàn toàn không có cơ hội sinh lời.
Sonadezi Châu Đức (SZC) lên kế hoạch lãi sau thuế 2020 giảm 14% Năm 2020, Sonadezi Châu Đức lên kế hoạch doanh thu tăng trưởng nhẹ nhưng lợi nhuận lại giảm tương đối so với cùng kỳ. Ngày 31/3 vừa qua CTCP Sonadezi Châu Đức (mã chứng khoán SZC) vừa tổ chức thành công cuôc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 Cụ thể, Sonadezi Châu Đức lên kế hoạch đạt tổng doanh...