Becamex IDC, người lao động lỗ vì cổ phần ưu đãi
Becamex IDC sau khi thành lập Bộ phận quan hệ nhà đầu tư có nhiều việc phải làm để các nhà đầu tư bên ngoài hiểu về Becamex IDC, để cổ phiếu BCM phán ánh đúng giá trị công ty vì hiện nay nhà đầu tư mua đấu giá cổ phiếu BCM đã bị thua lỗ.
Góp ý trên được ông Vũ Hữu Điền, Phó tổng giám đốc Đầu tư Dragon Capital chia sẻ tại ĐHCĐ Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM) diễn ra sáng 6/6.
Ngoài ra, ông Điền cũng lưu ý, với một Tổng công ty lớn như Becamex IDC nên lựa chọn công ty kiểm toán lớn hàng đầu trong nhóm Big 4 để kiểm toán.
Các nhà đầu tư bên ngoài tham gia đấu giá cổ phần BCM với giá khởi điểm, cũng là giá trúng thầu 31.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá đóng cửa phiên 6/6 là 22.200 đồng/cổ phần. Trong báo cáo HĐQT, BCM nhận định, “giá cổ phiếu hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp”.
Trước băn khoăn của cổ đông, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty chia sẻ: “Các vị đừng quá bi quan, tất nhiên chúng tôi còn buồn hơn quý vị. Nhưng chiến lược của công ty là phát triển dài hạn thì các cổ đông đi cùng công ty từ đầu sẽ được đền đáp. Với sự ủng hộ của cổ đông, Ban điều hành sẽ cố gắng đưa công ty lớn lên trong giai đoạn ngắn nhất”.
Tổng giám đốc Becamex IDC ông Phạm Ngọc Thuận cũng cho biết, ngay trước khi ĐHCĐ diễn ra, một số cố đông băn khoăn về giá cổ phiếu BCM chỉ hai mấy nghìn. Ông Thuận nói: “Có anh chị lo ngại cổ phiếu 25 nghìn gì đó, nhưng anh chị yên tâm đi chúng tôi cố gắng để cổ đông hài lòng”.
“Chúng tôi cố gắng xây dựng chiến lược dài hạn cho kế hoạch 5-10 năm tạo nên thương hiệu và tiềm lực cho Becamex. Năm 2019 đặt kế hoạch tăng trưởng cao là do có sự chuẩn bị từ các năm trước chứ không phải năm nay mới lo năm sau”, ông Thuận chia sẻ.
Năm 2019, Becamex IDC đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng đến 93% so với năm trước, dự kiến đạt hơn 1.700 tỷ đồng. Kế hoạch này dựa trên cở sở hạch toán doanh thu và lợi nhuận mảng khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và nguồn cổ tức từ các công ty thành viên khoảng 900 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo kế hoạch kinh doanh hợp nhất, BCM có tổng doanh thu dự kiến 8.998 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.613 tỷ đồng tăng 10% so với năm trước.
Về giá trị cổ phiếu, theo ông Điền, cổ phiếu BCM đang giao dịch ở mức P/E chỉ khoảng 9 lần, mức định giá quá rẻ so với phần lớn cổ phiếu của thị trường và đặc biệt thấp so với định giá một số cổ phiếu doanh nghiệp quy mô lớn khác. Becamex IDC đã thành lập Bộ phận quan hệ nhà đầu tư, là điều mà nhiều công ty niêm yết khác chưa làm được nhưng bước tiếp theo cần phải cho nhà đầu tư biết Becamex IDC là ai và có cái gì.
Để giảm bớt thiệt hại cho người lao động vì việc mua cổ phần ưu đãi, BCM đã trình ĐHCĐ thông qua việc gỡ bỏ thời gian hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần mua ưu đãi cam kết làm việc theo thâm niên trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo kế hoạch cổ phần hóa, có khoảng gần 5 triệu cổ phần BCM được bán ưu đãi cho người lao động trong đợt IPO.
Tại ĐHCĐ lần này, BCM cũng trình ĐHCĐ thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 49% và bỏ hai ngành nghề kinh doanh liên quan đến chế biến lương thực thực phẩm và dược để đủ điều kiện thu hút cổ đông ngoại đến 49% vốn cổ phần.
Năm 2018, BCM thông qua cổ tức 6% dự kiến chi trả trong tháng 7 và năm 2019, cổ tức dự kiến là 8% trên vốn điều hiện tại hơn 10.125 tỷ đồng.
Thu Hương
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên chiều 6/6: Tranh thủ gom hàng
Áp lực bán mạnh gia tăng ngay sau giờ nghỉ trưa khiến VN-Index có thời điểm mất gần 12 điểm, rơi xuống dưới mốc 940 điểm. Tại đây, lực cầu bắt đáy gia tăng, đã kéo VN-Index trở lại mức điểm của phiên sáng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, tâm lý thận trọng bao trùm toàn thị trường. Các giao dịch mua bán chủ yếu mang tính chất thăm dò khiến thị trường diễn biến ảm đạm, thanh khoản mất hút. Việc bên mua chủ yếu đứng ngoài quan sát, trong khi bên bán tăng dần sức ép khiến sắc đỏ dần chiếm ưu thế.
Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực xả hàng đã gia tăng mạnh, khiến đà giảm của VN-Index tăng lên nhanh chóng, có lúc chỉ số giảm hơn 12 điểm, thủng mốc 940 điểm. Tuy nhiên, tại mức đáy này, lực cầu bắt đáy gia tăng, kéo VN-Index theo chiều thẳng đứng, nhưng cũng chỉ đủ sức kéo VN-Index trở lại mức điểm của phiên sáng, chứ không thể giúp chỉ số thoát khỏi phiên giảm điểm.
Đóng cửa, với 110 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index giảm 3,2 điểm (-0,34%) xuống 948,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 125,89 triệu đơn vị, giá trị 3.146,16 tỷ đồng, giảm 4% về khối lượng, nhưng tăng 17% về giá trị so với phiên 5/6.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 25 triệu đơn vị, giá trị gần 939 tỷ đồng. Đáng chú ý có các thỏa thuận của 2,4 triệu cổ phiếu VNM, giá trị 303,8 tỷ đồng; 3,4 triệu cổ phiếu SBT, giá trị 59,5 tỷ đồng...
Sức cầu tốt ở nhóm bluechips giúp nhiều mã trong nhóm này hồi phục, qua đó hạn chế đà giảm của VN-Index, có thể kể tới như CTG, TCB, VPB, EIB, VRE, MSN, FPT, DHG..., trong đó FPT 2,1% lên 44.500 đồng, EIB 3,4% lên 18.350 đồng; CTG 1% lên 20.300 đồng...
Các mã VIC, SAB, VJC, PNJ, CTD, REE... cũng về được tham chiếu. GAS -2,2% về 99.800 đồng, HPG -4,6% về 22.700 đồng; HVN -1,2% về 41.500 đồng, VNm -0,8% về 126.500 đồng... là các mã tạo sức ép nhiều nhất lên chỉ số.
Về thanh khoản, ROS dẫn đầu sàn HOSE với 12,64 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 0,2% về 30.050 đồng. Tiếp đó là HPG với 7,08 triệu đơn vị. Trong nhóm cổ phiếu khớp lệnh cao nhất, lượng khớp của 2 mã này vượt khá xa so với nhóm còn lại phổ biến từ 1-3,8 triệu đơn vị, nhưng có điểm chung là hầu hết giảm điểm.
SRC tiếp tục đi ngược thị trường với sắc tím sau thông tin liên quan đến đấu giá cổ phần. Đây cũng là phiên tăng trần thứ 2 của mã này, đạt 28.600 đồng, khớp lệnh 0,35 triệu đơn vị. Tính từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu này đã tăng hơn gấp đôi.
Một số mã khác cũng đạt sắc tím như TRC, TIP, KSH...
Trên sàn HNX, chỉ số sàn này giao dịch trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch trước áp lực bán trên diện rộng, sức cầu hạn chế nhưng thanh khoản vẫn cải thiện nhẹ.
Đóng cửa, với 43 mã tăng và 74 mã giảm, HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,49%) xuống 103,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,18 triệu đơn vị, giá trị 253 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng và 5% về giá trị so với phiên 5/6. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn gần 3 triệu đơn vị, giá trị 32,4 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu bluechips, có khá nhiều mã tăng như PVS ( 0,5% lên 21.700 đồng), NVB ( 1,3% lên 8.100 đồng), DBC ( 9,5% lên 22.000 đồng), SHS ( 0,9% lên 11.300 đồng)..., nhưng chưa đủ bù cho các mã giảm như ACB (-1,4% về 28.500 đồng), VCG (-1,5% về 26.200 đồng), PVI (-2,2% về 35.300 đồng), PHP (-1,9% về 10.300 đồng), CEO (-1,8% về 11.100 đồng)...
Toàn sàn chỉ có 3 mã khớp lệnh từ 1 triệu đơn vị, trong đó dẫn đầu là PVS với 2,19 triệu đơn vị, HUT và MPT cùng khớp trên 1,1 triệu đơn vị và đều giảm điểm.
Trên sàn UPCoM, diễn biến cũng tương tự như trên HNX khi thời gian giao dịch hầu hết là dưới tham chiếu, sức cầu yếu.
Đóng cửa, với 82 mã tăng và 71 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,02%) về 54,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,73 triệu đơn vị, giá trị tỷ đồng, giảm 27% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên 5/6. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,2 triệu đơn vị, giá trị 24,7 tỷ đồng.
GVR, VGG, SEA, KLP... là số ít mã lớn còn tăng điểm, trong khi giảm điểm chiếm ưu thế như QNS, VGT, LPB, VEA, DVN, MPC...
OIL, BSR đều đứng giá tham chiếu, trong đó BSR khớp 1,25 triệu dẫn đầu sàn cũng là mã duy nhất đạt lượng khớp từ 1 triệu đơn vị trở lên.
Đáng chú ý, nhiều mã thủy điện tăng giá như QTP, BSA, HND...
N.Tùng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Gelex (GEX): Hai tổ chức có liên quan đến Thành viên HĐQT đăng ký giao dịch lượng lớn cổ phiếu Công ty TNHH VLCC và CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Đỏ, là 2 tổ chức có liên quan đến bà Đỗ Thị Phương Lan, Thành viên HĐQT CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, mã chứng khoán GEX) đã đăng ký mua bán lượng lớn cổ phiếu GEX. Cụ thể, nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư, Công ty TNHH...