Becamex (BCM) lãi quý 2 giảm 65%, thấp nhất từ khi lên sàn chứng khoán
Sự sụt giảm trong hoạt động của Becamex diễn ra trên hầu hết các mảng kinh doanh, nổi bật nhất là mảng Bất động sản khi chỉ đem về doanh thu 832 tỷ đồng, giảm 49%.
Tổng Công ty đầu tư và phát triển Công nghiệp – Becamex IDC (Mã CK: BCM) vừa công bố KQKD quý 2/2020 với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, doanh thu thuần quý 2/2020 của Becamex đạt 1.254 tỷ đồng, giảm 39%, trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 248,3 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ 2019 và là con số thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh, liên kết quý 2 chỉ đem về 127,8 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 49% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm mạnh 67% xuống 7,35 tỷ đồng; Lợi nhuận khác giảm một nửa còn 7,5 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính không thay đổi nhiều với 167 tỷ đồng. Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 253,4 tỷ đồng, tiết giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế từ 6 tháng đầu năm, Becamex đạt doanh thu thuần 2.484 tỷ đồng, giảm 27% và Lợi nhuận sau thuế 580,6 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2019. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đạt 515 đồng.
Tại thời điểm cuối quý 2/2020, tổng tài sản Becamex đạt 44.910 tỷ đồng, trong đó có 605 tỷ tiền và các khoản tương đương (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn). Becamex hiện đầu tư vào công ty con, liên kết với giá trị ghi sổ gần 10.300 tỷ đồng. Nợ vay của Becamex hiện lên tới 14.330 tỷ đồng, chiếm 31% cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty.
Video đang HOT
Thế giới Di động 'gãy' đà tăng trưởng vì Covid-19
Lần đầu tiên từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2014, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Thế giới Di động sụt giảm so với cùng kỳ.
Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với khoản doanh thu 26.593 tỷ đồng trong quý. Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng doanh số toàn chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy, và bách hóa này chỉ giảm 1,4%.
Nhờ việc tiết giảm đáng kể giá vốn trong quý vừa qua mà lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ toàn chuỗi tăng 21%, đạt 5.770 tỷ đồng. Biên lãi gộp qua đó được cải thiện từ mức 17,8% (quý II/2019) lên gần 22%.
Tuy vậy, chi phí bán hàng tăng 18% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 156% đã khiến lợi nhuận trước thuế của Thế giới Di động giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, đạt 1.254 tỷ đồng. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp quý II cũng giảm 56%, thu về 894 tỷ đồng.
Lần đầu tiên lợi nhuận đi lùi
Theo đại diện doanh nghiệp, lợi nhuận quý II giảm mạnh chủ yếu do chịu ảnh hưởng rõ rệt của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, trong tháng 4, hàng trăm cửa hàng của Thế giới Di động đã phải gián đoạn hoạt động, thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, việc đóng cửa gần 30% cửa hàng Thegioididong.com và Điện máy Xanh vào tháng 4 là một bất lợi lớn, do đây là tháng cao điểm hàng năm về tiêu thụ sản phẩm làm mát.
Trong khi đó, các chi phí hoạt động trọng yếu được điều chỉnh vẫn không thể cắt giảm hoàn toàn trong thời gian giãn cách xã hội dẫn đến tác động đáng kể lên lợi nhuận ròng của công ty.
tỷ đồngLỢI NHUẬN 6T ĐẦU NĂM CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNGLợi nhuận sau thuế20132014201520162017201820192020050010001500200025002013 Lợi nhuận sau thuế: 65 tỷ đồng
Gộp chung 6 tháng, ông chủ chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất thị trường này ghi nhận 56.267 tỷ đồng doanh thu, tăng 8%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.798 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.
Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập đã giảm 4%, xuống mức 2.027 tỷ đồng. Nguyên nhân do số thuế Thu nhập doanh nghiệp kỳ này cao hơn đáng kể so với kỳ trước.
Nửa đầu năm 2020 cũng đánh dấu lần đầu tiên lợi nhuận ròng 6 tháng của Thế giới Di động đi lùi so với cùng kỳ kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2014.
So với kế hoạch 110.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 3.450 tỷ đồng lợi nhuận ròng sau thuế cả năm, nhà bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất cả nước đã hoàn thành 51% chỉ tiêu doanh thu và 59% mục tiêu lợi nhuận sau nửa năm.
Khai tử chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ, mở 462 điểm bán mới
Thế giới Di động cho biết, tháng 6 qua đi cũng kết thúc mùa cao điểm máy lạnh của tập đoàn. Cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tiêu dùng bị ảnh hưởng khiến doanh thu riêng tháng 6 đã giảm 8% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, công ty vẫn ghi nhận được biên lợi nhuận ròng ở mức 3,7%, tương đương cùng kỳ.
Trong kế hoạch kinh doanh của mình, nhà bán lẻ này cho biết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh khách hàng đang thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm với nhiều lựa chọn về nhãn hàng và mức giá hợp lý.
Thế giới Di động đang dành phần lớn chỉ tiêu cửa hàng mở mới cho chuỗi Bách hóa Xanh. Ảnh: MWG.
Cùng với đó, chuỗi cũng đẩy mạnh nhóm sản phẩm có biên lợi nhuận gộp tốt như gia dụng, phụ kiện, đồng hồ, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Nhờ vậy, biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm đã đạt trên 21% (tăng mạnh so với mức 17,8% cùng kỳ). Khoản tăng thêm này cũng giúp công ty bù đắp được tỷ lệ chi phí vận hành đang tăng lên do tỷ trọng đóng góp doanh thu của Bách hóa Xanh ngày càng lớn.
Nửa năm qua, Thế giới Di động đã mở thêm 26 cửa hàng Điện máy Xanh, phần lớn do chuyển đổi từ cửa hàng Thegioididong.com. Ngoài ra, cuối tháng 6, công ty đã quyết định đóng toàn bộ các cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ do chưa đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng.
Tính đến cuối tháng 6, Thế giới Di động đã sở hữu tổng cộng 3.501 cửa hàng với 3 chuỗi Thegioididong.com (971 điểm); Điện máy Xanh (1.044 điểm); và Bách hóa Xanh (1.486 điểm). So với đầu năm, số lượng cửa hàng sở hữu đã tăng 462 điểm bán, trong đó mức tăng chủ yếu tập trung ở chuỗi bách hóa xanh.
Trong đó, duy nhất tăng trưởng doanh thu của chuỗi điện thoại sụt giảm 15% so với cùng kỳ còn lại chuỗi điện máy ghi nhận tăng 4% và chuỗi bách hóa tăng 132%.
Tập đoàn cũng dự kiến mở rộng và tăng cường độ phủ của chuỗi bách hóa nhằm nhanh chóng cải thiện công suất phục vụ của các kho/ trung tâm phân phối ở khu vực tỉnh, điều này dẫn đến doanh thu bình quân tính cho mỗi cửa hàng ghi nhận ở mức 1,1 tỷ đồng.
Cắt quyền doanh nghiệp quyết nới room, ý kiến đồng thuận tăng lên Việc trao quyền doanh nghiệp quyết nới room và nới ở mức nào vẫn đang là chủ điểm "nóng" vì có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng ý kiến đồng thuận có dấu hiệu tăng lên. Nới room chưa đạt như kỳ vọng Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/2009/Q-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu...