Bé vừa chào đời bố mẹ đã thấy có răng trong miệng: Bình thường hay đáng lo ngại?
Có kha khá trường hợp các bé sơ sinh vừa lọt lòng đã có răng khiến không ít người hoang mang và thậm chí là lo sợ. Vậy thực hư tình trạng này là như thế nào?
Một đứa trẻ sinh ra đã có răng nghe như trong một bộ phim kinh dị nhưng sự thực là nó hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí là theo quan niệm dân gian của nhiều người Việt, những bé đẻ ra đã có răng là điềm báo sẽ giúp gia đình giàu có. Thế nhưng đây cũng là điều khiến những ông bố, bà mẹ có con mọc răng như thế vô cùng lo lắng. Thực chất, đây là hiện tượng mọc răng sơ sinh và rất hiếm khi xảy ra.
Răng sơ sinh là gì?
Hiện tượng mọc răng sơ sinh là rất hiếm với tỷ lệ 1/2000 – 1/3000.
Răng sơ sinh là răng đã có ngay khi bé chào đời. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ xuất hiện răng sơ sinh là khoảng 1/2.000 đến 1/3.000 ca sinh. Thông thường bé sẽ không có nhiều hơn 3 chiếc răng sơ sinh và xác suất xảy ra không phân biệt bé trai hay gái. Những chiếc răng này thường nằm ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới, thỉnh thoảng ở răng cửa giữa hàm trên hoặc răng hàm thứ nhất, chân răng thường nông, gắn với lợi bằng một mô mềm nên rất dễ lung lay và rụng bất ngờ.
Nguyên nhân trẻ sinh ra đã có răng?
Thực tế, sự phát triển răng của trẻ được bắt đầu từ giai đoạn phôi thai nhưng khi đó là ở mức độ mầm răng chứ chưa phát triển thành răng hoàn chỉnh. Sau khi sinh và phát triển, bé mới bắt đầu quá trình mọc răng. Nguyên nhân khiến trẻ ngay khi sinh đã mọc răng có thể là do tình trạng rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, xáo trộn tâm lí ở người mẹ mang bầu hoặc yếu tố môi trường sống. Những nguyên nhân khác có thể kể đến là:
- Di truyền: theo một số nghiên cứu, răng sơ sinh có yếu tố di truyền, khoảng 15% bé có cha mẹ hoặc người thân gần có răng sơ sinh.
- Hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản sụn ngoại bì): Đây là một rối loạn xương bẩm sinh ở trẻ gây nhiều bất thường như thừa ngón tay, không mọc lông tóc và có răng khi mới sinh. Hội chứng này hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện ở những vùng dân số đặc biệt.
Có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến bé mọc răng sơ sinh (Ảnh minh họa).
- Hội chứng Pierre Robin: Một rối loạn bẩm sinh ở trẻ khiến trẻ mới sinh có xương hàm dưới nhỏ bất thường. Một trong những biến chứng của hội chứng này là bé có răng khi mới sinh.
- Hội chứng Sotos: Bệnh bẩm sinh dẫn đến sự tăng trưởng nhanh trong suốt thời kỳ sơ sinh và nhũ nhi. Em bé có hội chứng này thường có răng lúc mới sinh.
Video đang HOT
- Hội chứng Jadassohn-Lewandowski: Còn được gọi là dày móng bẩm sinh, do sự đột biến gen. Bé mắc hội chứng này sẽ có móng tay hay chân dày và có răng sơ sinh.
- Dị dạng xương hàm: Răng sơ sinh cũng xuất hiện trong trường hợp dị dạng xương hàm như sứt môi, hở hàm ếch.
- Nhiễm trùng: Nếu bé được sinh ra đã bị nhiễm trùng (lây từ mẹ), bé có thể mọc răng sơ sinh do tác dụng phụ của hiện tượng trên, ví dụ như giang mai bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu mẹ có bệnh nặng hay sốt trong quá trình mang thai, bé cũng có thể có răng sơ sinh.
Ảnh hưởng của răng sơ sinh đối với trẻ
Có răng sơ sinh dễ khiến lợi, môi trẻ bị tổn thương (Ảnh minh họa).
Thường những răng sơ sinh có hình dáng bất thường, men răng mỏng hơn bình thường hoặc bất thường và gây ra các ảnh hưởng như: Răng bị lung lay do chân răng ngắn có nguy cơ rơi vào đường thở gây dị vật đường thở; do lung lay gây viêm lợi xung quanh răng hoặc những chiếc răng mọc sớm cũng khiến trẻ bị ngứa, cắn qua cắn lại gây loét dưới lưỡi khó lành, gây khó khăn và đau cho mẹ khi cho trẻ bú.
Ngoài ra, nó có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ như khó nắm bắt núm vú. Đây là một trong những biến chứng hàng đầu ở những bé có răng sơ sinh. Sự hiện diện của những chiếc răng này khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách, kể cả bú bình hay bú mẹ. Vì thế, bé sẽ khó bú liên tục được.
Nếu trẻ có răng sơ sinh, bố mẹ phải làm gì?
Trường hợp trẻ sinh ra đã có răng trong miệng, nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra. Nhổ là biện pháp duy nhất để loại bỏ răng sơ sinh và trước hết là cần chụp phim để xác định là răng sơ sinh hay răng sữa. Răng sơ sinh nhổ bỏ, trẻ hoàn toàn phát triển về hệ răng bình thường như bao trẻ khác. Răng sữa thì giữ lại và vệ sinh răng miệng cho bé như bình thường.
Với những gia đình không muốn nhổ bỏ răng cho trẻ, bác sĩ khuyên, người nhà phải chăm sóc răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ lợi và răng của bé. Thường xuyên kiểm tra lợi và lưỡi của bé xem có bị răng làm tổn thương không, có lung lay không để đảm bảo an toàn cho con.
Nguồn: Parent, Healthline
Hoảng hồn trẻ em đã bị "mỡ" máu ken đặc, phải đặt stent vì nhồi máu cơ tim
Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị tăng cholesterol, đến 7 - 8 tuổi đã bị xơ vữa động mạch vành như một người già 50 - 60 tuổi. Có em bé 9 tuổi đã phải đặt 2 stent vì mỡ máu gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, đe dọa nhồi máu cơ tim.
Những em bé có mỡ máu như một người già
Chiều 14/11, tại buổi khám bệnh cho 40 trẻ em đang được theo dõi rối loạn cholesterol diễn ra tại Viện tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều người mẹ dẫn cả hai con nhỏ đi bởi từ bé các em đã mắc căn bệnh rối loạn mỡ máu.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện tim mạch quốc gia cho biết, bệnh tăng cholesterol máu các em mắc phải có tính gia đình, là bệnh di truyền trội do đột biến gen chuyển hóa LDL- cholesterol, với biểu hiện tăng cao nồng độ LDL-cholesterol trong máu, làm xuất hiện mảng xơ vữa thành mạch sớm.
Ước tính tại Việt Nam, có gần 500 nghìn người mắc bệnh FH. Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và không được điều trị hạ lipid máu thích hợp. Vì thế, các biến cố xơ vữa mạch máu như bệnh mạch vành và tai biến mạch não ở bệnh nhân mắc FH gặp tỉ lệ rất cao và với nhiều bệnh nhân có tổn thương mạch nghiệm trọng.
Trong giai đoạn từ 2015 - 2018 Viện tim mạch theo dõi 40 bệnh nhân, đã kịp thời xử trí một số cháu có những biến chứng của rối loạn lipid máu.
PGS Hương khám cho một cặp chị em bị rối loạn cholesterol máu. Ảnh: H.Hải
PGS.TS Trương Thanh Hương, Viện Tim mạch quốc gia cho (BV Bạch Mai) cho biết, tình trạng rối loạn cholesterol máu ở trẻ em, nói nôm na là mỡ trong máu quá cao. Nhìn bên ngoài, các em hoàn toàn bình thường, thậm chí gầy gò nhưng xét nghiệm máu lại cho thấy mỡ máu cao chót vót.
Như trường hợp của hai chị em bệnh nhi Nguyễn Thị Ngọc C. (8 tuổi) và em trai Nguyễn Thái Gia B. (4 tuổi) ở Nam Định. Hai chị em đều có định lượng cholesterol toàn phần vượt cao so với tiêu chuẩn.
PGS Hương cho biết, cả hai bệnh nhi đều được gửi sang Viện Dinh dưỡng để tư vấn kiểm soát chế độ ăn, làm sao đảm bảo kiểm soát tốt nhất cholesterol nhưng vẫn đảm bảo em bé đủ năng lượng phát triển. Còn chị cháu bé sẽ được dùng thêm thuốc điều trị để giảm tình trạng cholesterol máu.
Căn bệnh này khiến các em tuy rất nhỏ, chỉ từ 5 tuổi, đến 9 - 12 tuổi đã có cholesterol máu như những người 50 - 60 tuổi. Nếu không được kiểm soát, điều trị mỡ máu gây xơ vữa, bít tắc các mạch máu khiến dù là trẻ em nhưng cũng bị biến chứng mạch vành, nhồi máu não, suy thận, ảnh hưởng chi... Tuy nhiên bệnh này nếu dược chẩn đoán, điều trị sẽ kiểm soát được biến chứng, với trái tim khỏe.
Không có dấu hiệu điển hình
PGS.TS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, trường hợp hai anh em H.T.T (17 tuổi) và H.T.M (11 tuổi) cùng mắc bệnh, nhưng người em đã phải đặt 2 stent từ khi em được 9 tuổi.
PGS.TS Đỗ Doãn Lợi.
Cả hai em mắc căn bệnh rối loạn chuyển hóa cholesterol do rối loạn biến đổi gen có tính chất di truyền. Khi bị biến đổi gen, chuyển hóa của cơ thể với cholesterol bị rối loạn, tích tụ và dính vào xung quanh thành mạch máu, tạo thành mảng xơ vữa hẹp rồi gây tắc mạch. Bất cứ ở đâu có mạch máu, từ mạch máu não, mạch máu nuôi tim, thận, mắt... đều có thể bị bít tắc gây biến chứng.
Đáng nói căn bệnh này không có dấu hiệu điển hình mà cholesterol máu cứ âm thầm, tích tụ, lắng đọng thành những mảng bám dày gây bít hẹp mạch máu.. Đến khi các em có dấu hiệu đau ngực, khó thở... thì đã trong tình trạng cholesterol máu rất cao, có thể đã tiến triển xơ vữa động mạch - căn bệnh vốn chỉ gặp ở người già, đặc biệt kèm theo các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá...
Vì thế, nếu trong gia đình có người rối loạn cholesterol máu từ trẻ, những người còn lại như bố mẹ, con, em gái, anh chị em họ... cần được xét nghiệm chẩn đoán. "Dù mang tính chất di truyền, nhưng không phải tất cả các trường hợp bố, hoặc mẹ bị, con cũng bị. Vì thế, chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng để kiểm soát, theo dõi bệnh", PGS Lợi cho biết.
Căn bệnh này cũng cần được điều trị theo từng cá thể riêng biệt. Có trường hợp hai chị em bị, nhưng người phải dùng thuốc, người chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn, người dùng 1 loại thuốc, người phải dùng 2 - 3 loại thuốc để hạ mỡ máu. Có trường hợp mỡ máu nhiều phải lọc máu để loại bỏ mỡ.
Vì thế, việc chẩn đoán, điều trị sớm vô cùng quan trọng và sẽ dự phòng được nguy cơ hẹp động mạch, người bệnh có cuộc sống bình thường. "Những trường hợp mỡ đóng thành mạch, bít tắc không biết có thể gây nên cơn nhồi máu cơ tim, nhồi máu não khiến bệnh nhân tử vong", PGS Lợi cảnh báo.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ biến cố tim mạch sớm ở bệnh nhân mắc bệnh FH cao gấp 10-13 lần so với người không mắc bệnh FH. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh FH thể đồng hợp tử, nếu không được điều trị hạ lipid máu tích cực, bệnh nhân thường tử vong trước 35 tuổi do nhồi máu cơ tim.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh FH thể dị hợp tử, nếu không điều trị 30-50% bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim, đau ngực không ổn định trước 55 tuổi (với nam), trước 60 tuổi (với nữ).
Để chẩn đoán xác định bệnh FH, chúng ta cần thăm khám phát hiện dấu hiệu lắng đọng cholesterol tại các mô cơ thể (dấu hiệu u mỡ ở da, gân, dây chằng, vòng giác mạc), làm xét nghiệm lipid máu cơ bản (cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid) và hoặc làm xét nghiệm gen đột biến [5].
Theo khuyến cáo của Hội xơ vữa thế giới và Hội xơ vữa Châu Âu, những người có khả năng cao mắc bệnh FH là những người mà chính bản thân họ hoặc người thân cùng huyết thống có các biểu hiện sau:
Xơ vữa mạch máu sớm (bệnh mạch vành, tai biến mạch não, hẹp trên van động mạch chủ) - nam trước 55 tuổi, nữ trước 60 tuổi. U mỡ ở da, gân, dây chằng. Dấu hiệu vòng giác mạc trước 45 tuổi. Tăng cholesterol máu.
Các bệnh nhi được khám miễn phí chiều 14/11.
Hiện nay, với các tiến bộ y học, bệnh mạch vành do bệnh FH có thể được ngăn chặn nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị hạ lipid máu tích cực. Các biện pháp điều trị bao gồm: chế độ ăn kiêng chất béo, sử dụng thuốc hạ lipid máu như statin, ezetimibe, thuốc kháng PCSK9, trao đổi huyết tương và phân tách chọn lọc LDL-C trong máu.
Để ngăn chặn các biến cố tim mạch, sự phối hợp giữa ngành y tế và cộng đồng trong sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh FH là cần thiết. Tại Việt Nam, Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên xây dựng thực hiện chương trình quản lý bệnh FH với sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia y tế đầu ngành trong nước và sự hỗ trợ của các nhà khoa học có uy tín trên thế giới.
Bài và ảnh: Hồng Hải
Theo Dân trí
3 bí quyết giảm đau cho bệnh nhân ung thư bạn cần biết Có lẽ cái chết không phải là điều đáng sợ nhất đối với bệnh nhân ung thư mà là sự đau đớn họ phải trải qua trong quá trình điều trị. Nguyên nhân của những cơn đau ung thư Hiện tượng đau chỉ xuất hiện khi các khối u phát triển ăn lan vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng. Đau...