Bé uống sữa thay cháo có được không
Bé nhà em 20 tháng tuổi, nặng 14 kg. Suốt hai tháng nay bé không chịu ăn cháo mà chỉ uống sữa, có lúc không cả uống sữa.
Bé hiện nay sức khỏe vẫn bình thường. Em cho đi khám dinh dưỡng, uống thuốc nhưng con vẫn không chịu ăn mà chỉ đòi uống sữa. Hiện em cho bé ngày 5 cốc sữa cả tối, lượng mỗi lần 200 ml, vì bé cũng không chịu ăn thêm váng sữa nữa. Hàng ngày bé vẫn bú mẹ, vì em vẫn có sữa.
Trước đây, khẩu phần ăn của bé là 2 chén cháo, sáng và tối xen lẫn sữa chua, váng sữa, và sữa kèm hoa quả. Em đổi món thường xuyên, khi bé không ăn cháo em đã đổi sang cơm, mì, miến, phở nhưng bé vẫn không chịu và chỉ đòi uống sữa. Em rất lo vì nếu cứ như vậy thì con em sẽ không đủ chất. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin nói thêm là hiện bé vẫn tăng cân. (Phan Thiện)
Ảnh minh họa: MT.
Trả lời:
Bạn không nói rõ chiều cao của bé là bao nhiêu, nhưng bé 20 tháng tuổi cân nặng 14 kg dù là trai hay gái thì cũng có nguy cơ thừa cân. Nếu lạm dụng cho bé uống sữa quá nhiều, lại ăn nhiều sản phẩm của sữa có lượng chất béo cao sẽ làm bé ngang dạ nên không muốn ăn.
Video đang HOT
Vì bé vẫn có cảm giác khát nên đòi uống sữa, mà càng uống nhiều sữa thì lại no nên không muốn ăn nữa. Giai đoạn này bạn nên cho bé chế độ ăn gồm 600 ml sữa mỗi ngày và ba bữa cháo. Bạn nên cho bé bú mẹ (uống sữa) xen kẽ giữa các bữa cháo, rồi bổ sung hoa quả tươi. Bên cạnh việc cho bé ăn cháo, bạn nên cho con làm quen với thức ăn thô dần để con còn phát triển cơ nhai và khám phá nhiều món ăn mới.
Nếu bé vẫn không chịu ăn cháo bạn xem lại cách chế biến, thay đổi món ăn cho bé ba bữa khác nhau. Ví dụ cháo thịt, cháo cá, cháo tôm đi kèm với ba loại rau xanh phù hợp… cộng thêm hai thìa cà phê mỡ gà hoặc dầu ăn. Khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới nào cần cho bé thăm dò ăn ít một, không nên thay thế hoàn toàn vì có thể bé không ăn được hoặc ăn ít.
Sau mỗi bữa ăn bạn cho bé ăn thêm hoa quả tươi để tăng thêm vitamin và chất khoáng. Bạn cần kiên trì, không nên sốt ruột. Nếu sau một tháng mà tình trạng không cải thiện thì bạn nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được kiểm tra, tư vấn cụ thể.
Thạc sĩ – bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi
Phòng khám tư vấn dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Theo VNE
Sau đẻ mổ: Không nên uống sữa!
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà, sau đẻ mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì dễ gây tiêu chảy cho sản phụ.
Độc giả Thanh Nhàn chia sẻ: "Hôm trước em có tham khảo ý kiến của chị dâu về chuyện đẻ mổ. Chị ấy cũng mới sinh mổ đón bé đầu lòng năm ngoái. Chị ấy truyền dạy cho em nhiều kinh nghiệm hay lắm như đẻ mổ xong thì phải "đánh hơi" được mới có thể ăn các thử khác, cho bé bú ngay sau đẻ để sữa nhanh về, chườm vết mổ bằng khăn ấm để đỡ bị ngứa sau này... Chị còn nhắc đi nhắc lại em là nhớ phải chờ cho đến khi xì hơi được mới được ăn các loại đồ ăn bình thường, còn trước đó chỉ được ăn cháo trắng loãng thôi".
Độc giả này bày tỏ thắc mắc, sau khi nghe chị dâu tư vấn như sau: "Chị kể ngày chị sinh con phải ăn cháo trắng loãng và không được uống sữa trong suốt 4 ngày liền. Làm cách này sẽ giúp nhanh thông ruột, đi vệ sinh không phải rặn đau và vết mổ đẻ nhanh lành"
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ. Hiện làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) cho biết: "Khi sinh mổ tùy theo được mổ tê hay mê mà sản phụ sẽ được hướng dẫn ăn uống sau mổ khác nhau. Nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm, lúc đầu có thể ăn cháo loãng sau mổ 3 giờ có thể chuyển sang ăn cơm, không cần chờ sau khi đi trung tiện như quan điểm xưa mới được ăn.
Nếu sinh mổ có gây mê thì chỉ ăn uống lại sau khi đã tỉnh hoàn toàn không còn cảm giác buồn nôn, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau đó từ từ chuyển sang ăn cơm từ khoảng 6-8 giờ sau mổ, nếu sau khi ăn cơm bụng không đầy hơi thì có thể ăn cơm tiếp tục như bình thường"
Với câu hỏi của độc giả, bác sĩ đưa ra lời khuyên, sau mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì dễ gây tiêu chảy. Theo bác sĩ Song Hà, sản phụ cũng nên lưu ý thêm sau khi sinh dù phải sinh thường hay sinh mổ, cơ thể ít nhiều cũng mất đi một lượng máu nhất định. Do vậy để đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng sau sinh, sản phụ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng. Điều này cũng giúp cơ thể sản xuất ra sữa mẹ đều đặn.
Lượng sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng có được phần nhiều phụ thuộc vào chất dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày. (ảnh minh họa)
Lượng sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng có được phần nhiều phụ thuộc vào chất dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày. Chất dinh dưỡng này không những giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh mà còn giúp vết mổ mau lành.
Do vậy sau sinh cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng... đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra nên bổ sung thêm viên sắt và các loại thuốc bổ đa sinh tố nếu cơ địa của sản phụ gầy yếu. Sản phụ cần nhớ yếu tố tinh thần của mẹ cũng rất quan trọng đến lượng sữa mẹ, mẹ tinh thần thoải mái thì lượng sữa sẽ tiết nhiều hơn.
"Ngoài thức ăn trên cũng có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách uống sữa hoặc ăn các chế phẩm của sữa như: sữa chua, phômai, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón.
Nên hạn chế ăn uống những chất kích thích như hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá... Nếu mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý gan thận thì chế độ ăn phải được cân đối bởi các bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Song Hà nhấn mạnh.
Để vết mổ nhanh lành sau sinh, bác sĩ Song Hà khuyên: "Sau khi sinh mổ chị em lưu ý hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối đa khi tiếp xúc với những người xung quanh đang bị cảm, vì nếu bị cảm sức đề kháng của cơ thể giảm, vết thương vì thế lâu lành và dễ bị nhiễm trùng. Sau 24 giờ nên cố gắng xoay trở người, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nếu nằm quá lâu trên giường sản dịch sẽ bị ứ lại trong lòng tử cung dễ gây sốt, nhiễm trùng hậu phẫu... Vận động sớm cũng giúp tăng cường nhu động ruột tránh nguy cơ dính ruột về sau. Do trong suốt quá trình mang thai và sinh nở các khớp xương vùng chậu và cơ dãn tối đa, sau khi chị em sinh xong cơ thể chưa thể hồi phục ngay như lúc ban đầu được, các mẹ nên nhờ những người thân trong gia đình phụ giúp trong công việc nhà cũng như chăm sóc bé để giúp hỗ trợ cho cơ thể và vết mổ mau lành.
Ngày đầu tiên sau mổ khi còn trong bệnh viện, sản phụ sẽ được thay băng, những ngày sau chỉ thay băng khi có chỉ định của bác sĩ như khi vết mổ ướt, dính máu... Khi đã xuất viện về nhà nếu vết mổ sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi... sản phụ nên tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Để vết mổ được lành tốt, không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì bôi lên vết mổ khi chưa được bác sĩ cho phép."
Theo VNE
11 lưu ý khi uống sữa đậu nành Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể mang lại một số hậu quả nghiêm trọng trên cơ thể của bạn. 1. Phải được đun sôi kỹ trước khi uống Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin,...