Bé ung thư tặng hết đồ chơi sau đợt điều trị cuối cùng
Trong sinh nhật thứ 8 của mình, Zoe Figueroa, Mỹ, quyết định tặng toàn bộ số búp bê em có cho các bệnh nhi.
“Em đã có mọi thứ em cần”, Zoe nói với mọi người sau khi sức khỏe dần ổn định và hoàn thành tất cả đợt điều trị ung thư. Zoe phải hóa trị, cấy ghép tế bào gốc, xạ trị, phẫu thuật và thực hiện những liệu pháp miễn dịch khác nhau liên tục trong 16 tháng để chữa bệnh u nguyên bào thần kinh giai đoạn cuối.
U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào chưa trưởng thành hoặc đang phát triển, là khối u thể rắn ngoài não thường gặp ở trẻ em.
Zoe và số đồ chơi em được tặng trong quá trình điều trị ung thư.
Vì luôn nỗ lực vượt qua những đợt điều trị đau đớn, Zoe được ba mẹ và mọi người cổ vũ bằng rất nhiều đồ chơi búp bê dễ thương. Tuy nhiên, em đã quyết định tặng lại hết số búp bê này cho các bệnh nhi tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente Los Angeles, vào bữa tiệc sinh nhật của mình ngày 6/7. Trong bữa tiệc, Zoe xuất hiện rạng rỡ khỏe mạnh với một chiếc váy công chúa màu vàng. Cô bé cũng kêu gọi mọi người tham gia tiệc mang theo một món đồ chơi để quyên góp cho bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh giống mình.
Kết quả, cô bé đã quyên góp được 750 USD và 200 món đồ chơi khác nhau.
“Chúng tôi không chắc chắn tương lai của con bé sẽ như thế nào khi tỷ lệ tái phát khối u nguyên bào thần kinh là 50%. Tôi sợ lúc ấy không thể chữa trị cho Zoe”, người mẹ chia sẻ.
Hiện tại, Zoe cùng gia đình luôn cố gắng sống lạc quan và suy nghĩ tích cực nhất có thể để sức khỏe được cải thiện tốt hơn. Mẹ em vẫn liên lạc với các bác sĩ để có thể ứng biến nhanh nhất có thể nếu tình trạng sức khỏe của con gái mình xấu đi.
“Chúng tôi luôn hy vọng một ngày không xa có thể chữa dứt bệnh cho bé”, bà mẹ chia sẻ.
Video đang HOT
Theo Helino
'Quyền lực' của một bà mẹ ung thư và 'tối hậu thư' 2 tháng
"Nhờ" căn bệnh ung thư bạch cầu quái ác, người mẹ 41 tuổi khám phá trong mình sức mạnh, quyền lực, khả năng truyền cảm hứng mãnh liệt. Bà mẹ đã khiến cho rất nhiều người hành động để cứu người.
Tin sét đánh ung thư lại trở thành động lực cho những người như cô Neena để cố gắng giúp mình và giúp đời - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu bỗng một ngày, bác sĩ thông báo bạn bị ung thư bạch cầu? Không tin vào tai mình, sốc, hoảng loạn, sợ hãi, tuyệt vọng... - cũng như hầu hết những bệnh nhân ung thư khác, Neena Kumari-Sharma trải qua hết những cảm giác đó.
Càng sốc hơn bởi từ xưa đến nay, hai bên người thân nội ngoại cô không có ai bị ung thư.
Càng sợ hãi hơn khi Neena nhìn hai đứa con song sinh mới 5 tuổi của mình.
Để có cơ hội sống sót, Neena - người Anh - cần được cấy ghép tế bào gốc.
Hãng truyền thông BBC dẫn các số liệu thống kê cho thấy 1/3 các ca hiến tặng tế bào gốc đến từ người thân của bệnh nhân bởi sự trùng khớp về mặt di truyền đóng vai trò quyết định.
Riêng Neena không tìm được sự trùng khớp đó từ gia đình.
Trong 2/3 ca còn lại, bệnh nhân lệ thuộc vào nguồn hiến tặng, cả trong nước và quốc tế. Phần lớn những người bệnh tìm được nguồn hiến tặng thích hợp là người da trắng, còn lại người gốc châu Á như Neena hoặc người da đen thì cơ hội rất hiếm hoi.
Thất bại trong việc tìm kiếm người hiến tặng từ tất cả người thân, bạn bè cũng như các nguồn hiến tặng khác từ các cơ sở dữ liệu sẵn có, bà mẹ quyết định tự mình lập chiến dịch kêu gọi đăng ký hiến tặng tế bào gốc.
"Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng sau này nếu các con tôi có thắc mắc, chúng có thể an lòng rằng mẹ đã làm tất cả những gì có thể, mẹ đã nỗ lực hết sức", cô Neena nói.
Cô đơn nhưng không cô độc
"Tôi thấy mình thật quyền lực khi đứng lên, can đảm và truyền tải thông điệp đến mọi người."
Neena Kumari-Sharma Neena
Cô quyết định không thụ động ngồi chờ cơ hội hiếm hoi rơi xuống đầu mình.
Thuyết phục được tổ chức từ thiện hỗ trợ bệnh nhân ung thư DKMS giúp đỡ, Neena bắt đầu dành toàn thời gian có thể sắp xếp được để đi khắp nước Anh vận động mọi người đăng ký hiến tặng tế bào gốc.
Không có người thân bên cạnh, bệnh nhân ung thư Neena vẫn tươi cười, mạnh mẽ xuất hiện khắp các nơi công cộng như trung tâm thương mại, đền thờ để truyền tải thông điệp đăng ký hiến tặng tế bào gốc cứu người.
Trong lần vận động trước một cuộc biểu diễn nhạc cổ điển hồi tháng trước, Neena đã có tới 1.600 khán giả lắng nghe. Nhiều người trong số đó đã bật khóc. Sự xúc động đã thúc đẩy họ hành động.
BBC dẫn lời cô Neena cho rằng sở dĩ thông điệp của cô chạm được tới trái tim của mọi người bởi cô là một bệnh nhân, một người mẹ chỉ mới 41 tuổi có 2 con.
Bạn chỉ còn 2 tháng!
Cứ thế, trong vòng có 9 tuần, Neena đã kêu gọi được 1.500 người đăng ký hiến tặng tế bào gốc. Cơ sở dữ liệu của họ được lưu để khi có bệnh nhân thích hợp, họ sẽ hiến tế bào gốc cứu người.
Nhưng trong số 1.500 người đông đúc đó, không ai hợp để hiến tặng cho Neena.
Bác sĩ thì mới "ra tối hậu thư" với cô rằng cô chỉ còn 2 tháng để tìm người hiến cho mình trước khi mọi chuyện trở nên quá trễ.
Trong tình cảnh lẽ ra rất tuyệt vọng đó, Neena vẫn tìm thấy sức mạnh và niềm hạnh phúc.
"Giờ đây tôi biết mình có khả năng tổ chức các sự kiện, biết rằng tôi có thể truyền tải thông điệp của mình đến cả thế giới, biết rằng tôi có thể dấn thân".
Trước khi bắt đầu chiến dịch, Neena không biết tương lai sẽ đi về đâu. Giờ đây cũng vẫn như thế. Tuy nhiên sự cảm nhận của cô thì khác hẳn.
"Tôi vẫn không biết điều gì sẽ xảy ra với tôi nhưng giờ đây tôi biết mình có thể cứu được mạng sống của người khác. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã là phần thưởng xứng đáng rồi!", cô Neena chia sẻ.
Theo thanhnien
Hội chị em nên cẩn thận với những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung sau đây Đừng để ung thư cổ tử cung có cơ hội xuất hiện trong cơ thể bạn nếu không biết tới một số yếu tố ít người ngờ đến ngay trong bài viết này. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nói về nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, căn bệnh này cũng được xếp vào...