Bé trước và sau khi sinh
Khi ở trong bụng mẹ, bé và mẹ có thể nói là một cơ thể thống nhất. Khi đó, bé cùng ăn, cùng ngủ, cùng có những cảm xúc thay đổi giống như người mẹ. Nếu người mẹ thường buồn bã, lo âu khi mang bầu, đứa bé sinh ra có thể gặp những vấn đề tâm lý như quá hiếu động, thụ động hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tự kỷ rất cao. Chính vì vậy, trong thai kỳ, bà mẹ cần tránh lo âu, thất vọng. Như thế, bé ra đời mới khoẻ mạnh, không bị rối loạn tâm lý.
Trong bụng mẹ Bé có khả năng gì?
Khả năng nghe:
Từ 6 tháng, trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe được tiếng nói, nhịp tim của mẹ cũng như âm thanh bên ngoài.
- Những thực ngiệm của các nhà tâm lý Pháp cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, đứa bé đã cử động đáp ứng với tiếng gọi của mẹ. Với giọng người khác, bé nằm yên.
- Tại Nhật Bản có cuộc thử nghiệm với những trẻ sống gần sân bay. Sau khi ra đời, bé vẫn ngủ yên khi có tiếng ồn của máy bay trong khi những trẻ khác giật mình thức dậy.
- Đối với trẻ sinh non, hiện nay, người ta thường áp dụng phương pháp kang-gu-ru, ấp bé trước ngực. Cách này tốt hơn lồng ấp, giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng.
- Về mặt tâm lý, bé được tiếp xúc trực tiếp với da thịt mẹ, nghe những âm thanh quen thuộc từ lúc trong bụng mẹ như: nhịp tim, âm sắc, giọng nói của mẹ…
Để giúp bé phát triển tâm lý tốt, bố mẹ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về tâm lý, tránh những phiền nhiễu không đáng có đối với đứa con thân yêu của mình.
Khả năng nhìn:
Thị giác là cơ quan xuất hiện rất sớm. Khi kích thích ánh sáng, bé nhắm mắt lại.
Vị giác:
Video đang HOT
Khi mẹ ăn thức ăn ngọt nhiều, khả năng nuốt của bé tăng lên. Với chất mặn thì ngược lại.
Xúc giác:
Bé có khả năng xác nhận đau đớn khi bị kích thích.
Sau khi ra đời – Gia đình có vai trò gì?
Sau khi ra đời, những giác quan này càng phát triển. Cùng với hệ thần kinh, bé có thêm cơ quan khứu giác. Vì thế, khi gặp mùi không thích, bé quay mặt đi.
Cách cho con bú: Tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ. Khi cho bú, người mẹ phải thoái mái về tâm lý, chỉ nghĩ về con. Tư thế phải thoải mái, không ép bé bú. Nếu bé ọc, ngưng cho bú ngay, ôm bé vào lòng vỗ về, vuốt ve.
Trao đổi bằng mắt: Trong khi chăm sóc, nhìn thẳng vào mắt bé.
Trao đổi qua giọng nói: Thường xuyên nói chuyện với bé, giọng chậm, âm điệu dịu dàng. Bé sẽ dùng tiếng khóc của mình để trả lời mẹ. Mẹ cố gắng hiểu được những yêu cầu của bé.
Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý: bé khóc do nhiều nguyên nhân (do đói bụng, giận hờn, ấm ứ, giả vờ, bệnh…)
Thời gian gần gũi sau sinh: Lúc ở trong bụng mẹ, bé được mẹ làm hộ tất cả: từ ăn, uống, ủ ấm, giữ an toàn.
Khi ra đời, bé bị tách khỏi mẹ. Về mặt sinh học, đây là cú sốc tâm lý đầu tiên của bé. Vì thế, thời gian gần gũi của mẹ với bé sơ sinh rất quan trọng, ít nhất là 4-6 tháng đầu đời. Nếu mẹ quá bận, nên thu xếp vắng mặt trong thời gian bé ngủ hoặc cố gắng ở bên con sau giờ làm việc.
Vai trò của bố và gia đình: Sự có mặt thường xuyên, động viên, an ủi của bố sẽ giúp cho mẹ yên tâm, ổn định về tâm lý.
Trong giai đoạn sơ sinh, người bố có ảnh hưởng gián tiếp đến bé thông qua người mẹ.
Chúng ta đều biết rằng, bé là một cá nhân độc lập. Để giúp bé phát triển tâm lý tốt, bố mẹ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về tâm lý, tránh những phiền nhiễu không đáng có đối với đứa con thân yêu của mình.
Theo SKDS
Ù tai - chớ chủ quan
Ù tai là cảm nhận chủ quan của người bệnh về tiếng động xuất hiện trong đầu mà không có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Nhiều người bệnh than phiền tiếng ù làm họ mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, khó tập trung vào công việc...
Ù tai không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng hay dấu hiệu của một bệnh mà thôi. Người ta chia ù tai làm mấy dạng chính: ù tiếng trầm (giống tiếng cối xay lúa hay tiếng máy chạy ì ì, tiếng sóng vỗ...), ù tiếng cao (tiếng muỗi bay vo ve, tiếng ve hay dế kêu, tiếng gió thổi...), ù theo nhịp mạch, ù tiếng ngắt quãng (như tiếng kim đồng hồ chạy tạch tạch, lách tách...). Tiếng ù có thể cảm nhận ở một hoặc cả hai bên tai hoặc ở trong đầu, nó có thể xuất hiện liên tục kéo dài hay từng lúc. Một số trường hợp cường độ của tiếng ù có thể thay đổi phụ thuộc vào tư thế của vai, đầu, lưỡi, hàm dưới hoặc chuyển động của mắt...
Ù tai do đâu mà có?
Ù tai được chia thành 2 nhóm chính ù tai khách quan và ù tai chủ quan.
Tiếng ù khách quan là tiếng ù không chỉ người bệnh mà cả thầy thuốc cũng có thể nghe được. Điển hình là các tiếng ù gây ra do co thắt cơ tạo ra tiếng tạch tạch trong tai. Một số bệnh nhân thấy tiếng ù tai của họ trùng với nhịp mạch đập (ù tai nhịp mạch). Ù tai nhịp mạch là kết quả của rối loạn mạch máu vùng tai hoặc gần tai như chứng xơ vữa mạch, đôi khi nó là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm như phình động mạch cảnh, tăng áp lực nội sọ nguyên phát...
Làm việc trong nhà máy tiếng ồn cao dễ bị ảnh hưởng thính lực.
Tiếng ù chủ quan là tiếng ù mà chỉ người bệnh nghe thấy. Nó thường liên quan đến những tổn thương do quá trình dẫn truyền hoặc tiếp nhận âm thanh và thường kèm theo nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau. Tiếng ù chủ quan có thể do các nguyên nhân dưới đây:
- Bệnh tai có kèm nghe kém:
Nghe kém dẫn truyền: viêm ống tai ngoài, nút dáy tai, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn tính...
Nghe kém tiếp nhận: điếc do tiếng ồn (khi tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài hoặc tiếng ồn lớn), điếc do tuổi già (lão thính), bệnh ménière, điếc do nhiễm độc tai (có thể kèm nghe kém hoặc không), do u dây VIII, điếc do tổn thương các trung khu thính giác trong não...
- Ù tai chủ quan cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc. Có hơn 260 loại thuốc có tác dụng phụ này (như aspirin, quinidine, benzodiazepine...). Cá biệt sau khi đã ngừng sử dụng benzodiazepine tiếng ù tai đôi khi vẫn tồn tại dai dẳng vài tháng (trong hội chứng cai benzodiazepine).
Ù tai có thể do các bệnh toàn thân gây ra như :
- Sự rối loạn thần kinh: sau chấn thương vùng đầu, bệnh xơ cứng rải rác...
- Rối loạn chuyển hoá: bệnh tuyến giáp, tăng lipid máu, thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu sắt...
- Rối loạn tâm lý: buồn rầu, lo âu.
- Nguyên nhân khác: tăng trương lực cơ, xơ hoá cơ, u cuộn cảnh, vaccin bệnh than, thuốc gây ảo giác (ù từng lúc, đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc), ngạt tắc mũi, tăng hoặc giảm áp lực nội sọ (trong viêm màng não hoặc rò dịch não tủy)...
Ù tai có điều trị được hay không?
Cho đến nay rất nhiều phương pháp điều trị được đưa ra nhưng kết quả điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ù, mức độ và thời gian bị ù. Với ù tai khách quan, sau khi tìm và điều trị được nguyên nhân, tiếng ù sẽ giảm đi đáng kể, còn ù tai chủ quan thì kết quả điều trị tương đối hạn chế.
Không phải trường hợp nào cũng tìm được nguyên nhân của tiếng ù và điều trị được nó nhưng luôn phải loại trừ những bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp cơn, u cuộn cảnh, u dây thần kinh tiền đình... Nếu một ngày bạn xuất hiện ù tai thì hãy đi khám ngay vì có rất nhiều bệnh gây ù tai có kết quả tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nên làm gì để phòng tránh ù tai?
Ù tai và nghe kém do tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn (khoảng 70 dB) thường tồn tại vĩnh viễn, chính vì vậy mà những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn nên sử dụng những biện pháp bảo vệ tai. Nút tai (có bán tại hiệu thuốc) là một trong những dụng cụ đơn giản và tương đối hiệu quả với công nhân trong khu công nghiệp (dệt, may...), công nhân xây dựng, thợ sấy tóc... Các nhạc công có loại nút tai chuyên dụng giúp giảm độ lớn của âm thanh mà không làm biến dạng âm thanh. Ngoài ra thợ xay xát, người dùng máy cắt cỏ, thợ cơ khí, thợ làm đường có thể sử dụng mũ che tai để hạn chế tiếng ồn. Thông thường ù tai do tiếng ồn lớn và đột ngột gây ra (chấn thương âm thanh) chỉ có khoảng 35% số người thấy đỡ dần sau 3 tháng và chỉ có khoảng 10% khỏi hẳn, và thường là ở thanh niên.
Để tránh ù tai do nhiễm độc thuốc, trước hết không nên sử dụng thuốc nhỏ tai mà không theo chỉ định của bác sĩ vì có những thuốc nhỏ tai chứa chất gây độc với tai trong, không được dùng khi màng nhĩ thủng (ví dụ như polidexa, nemydexa). Với những người bắt buộc phải sử dụng những thuốc có khả năng gây độc với tai trong thì trong quá trình sử dụng nếu thấy xuất hiện ù tai, chóng mặt hoặc nghe kém phải báo ngay cho bác sĩ biết để điều chỉnh lại việc điều trị nếu có thể.
Theo SKDS
Lo âu, trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong sớm Các nhà nghiên cứu cho biết những người mắc các rối loạn tâm thần nhẹ như lo âu hoặc trầm cảm tăng nguy cơ tử vong sớm. Kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu thuộc ĐH London và ĐH Edinburgh xem xét các trường hợp tử vong sớm do các bệnh như bệnh tim và ung thư ở gần...