Bé trai viêm tụy hoại tử do ăn nhiều dầu mỡ
Bé T.T (14 tuổi, Sóc Trăng) nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) được chẩn đoán mắc bệnh viêm tụy hoại tử nặng sau những bữa ăn dịp tết nhiều dầu mỡ.
Ngày 12.6, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bé T. nhập viện trong tình trạng nôn ói, mật xanh nguy kịch.
Bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm tụy hoại tử nặng, phẫu thuật cắt bỏ nang tụy khẩn cấp, điều chỉnh nhiễm trùng bao vây triệt để. Sau hơn 5 tháng phải điều trị tích cực tại ICU, sức khỏe bé T. đã dần phục hồi, có thể nở nụ cười tươi cùng mẹ, sẹo mổ đã lành lặn.
Theo bác sĩ Vũ, bệnh viêm tụy cấp ở trẻ đang là mối quan tâm lớn đối với các bậc phụ huynh. Đặc biệt, khi bệnh nhi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường khi trẻ bị viêm tụy cấp đều có biểu hiện đau bụng, thường sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ. Trẻ bị đau quanh rốn hoặc đau ở vùng trên rốn, cơn đau tăng dần, đặc biệt là đau nhiều hơn sau khi ăn. Trẻ bị viêm tụy cấp có thể có nôn nhiều, mệt.
Viêm tụy cấp ở trẻ em được điều trị bằng cách đặt ống vào dạ dày để rút dịch. Bệnh nhi sẽ phải nhịn ăn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc đặt ống xông đặc biệt qua dạ dày trong suốt thời gian điều trị.
Sau đó, bệnh nhi sẽ được bù dịch, bệnh nhi có thể phải dùng kháng sinh nếu bệnh ở mức độ nặng. Thời gian nằm viện của trẻ sẽ rất lâu, có thể cả vài tháng.
TP.HCM: Thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết, 21 ổ dịch tay chân miệng
Trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận hơn 1500 ca bệnh sốt xuất huyết, gần 1000 ca tay chân miệng, tăng mạnh so với trung bình 4 tuần trước đó.
Số ca sốt xuất huyết nặng tăng gấp 7 lần cùng kỳ 2021, thêm 111 ổ dịch
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong 5 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021.
Số ca sốt xuất huyết nặng là 209 ca, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021 . Trong tuần 22 (từ ngày 27.5.2022 đến 2.6.2022), thành phố có 1.504 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 329 ca (28%) so với trung bình 4 tuần trước. Số ca sốt xuất huyết tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Trong tuần 22 toàn thành phố ghi nhận 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 79 phường, xã thuộc 20 quận, huyện, TP.Thủ Đức.
TP.HCM ghi nhận thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết, 21 ổ dịch tay chân miệng
Tăng 159 ca tay chân miệng, thêm 21 ổ dịch
Trong 5 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 4.768 trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng. Trong tuần 22, thành phố ghi nhận thêm 977 ca bệnh tay chân miệng, tăng 159 ca so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh tăng ở các trường hợp khám ngoại trú và giảm ở các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.
Trong tuần 22, toàn thành phố ghi nhận 21 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh, tăng so với tuần 21.
Trẻ điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM). Ảnh BVNĐTP
Chủ động phòng bệnh trong bối cảnh TP.HCM đang vào mùa mưa
Theo HCDC, hiện TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Mùa mưa là thời điểm sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Ảnh N.D
Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần mỗi tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,...
Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi. Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
Điều trị muộn, bé trai bị cắt bỏ một bên tinh hoàn Bé trai 3 tuổi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vì có khối phồng vùng bẹn gây đau, bác sĩ phát hiện bị xoắn tinh hoàn ẩn, phải cắt bỏ một bên tinh hoàn. Ngày 6.6, bác sĩ Hồ Trung Cường (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, qua thăm khám thấy khối phồng vùng bẹn, đồng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Giấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chất

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo
Có thể bạn quan tâm

Truy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà Nội
Pháp luật
23:47:56 24/05/2025
Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
Tin nổi bật
23:31:12 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025