Bé trai nghèo bị bệnh máu khó đông cần được giúp đỡ
Mang trong mình căn bệnh máu khó đông (Hemophilia A) bẩm sinh, bé Hồ Phước Hữu (sinh năm 2014, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) phải sống trong cơ thể gầy guộc, xanh xao. Do hoàn cảnh khó khăn không có tiền điều trị nên 2 khớp chân của bé sưng to, đau buốt, các chi teo nhỏ.
2 khớp gối bé Hữu sưng to và đau nhức vì căn bệnh máu khó đông
Cha bé Hữu là anh Hồ Văn Hưng (sinh năm 1977, phường Mỹ Phước) với dáng vẻ hiền lành, lộ rõ sự khắc khổ. Chia sẻ về hoàn cảnh bản thân, anh Hưng tâm sự: “Từ lúc được Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) xét nghiệm cho kết quả, con trai tôi bị căn bệnh máu khó đông, tôi hoang mang lắm. Trước đó, con trai lớn của tôi cũng mất vì căn bệnh này nên tôi rất sợ”.
Hiện, anh Hưng làm thợ hàn và các nghề “ai kêu gì làm nấy” nhưng không ổn định. Vợ bỏ đi được một thời gian, giờ anh Hưng phải một mình nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học lại lo thêm căn bệnh hiểm nghèo của bé Hữu. Theo đó, bé Hữu phát bệnh năm 2015 (khi mới 1 tuổi). Trong một lần phát bệnh, bé Hữu phải chuyển viện lên tuyến trên và được chẩn đoán bị máu khó đông. Từ khi xuất viện đến nay, do không tiền nên anh Hưng không đưa con tái khám, cũng từ đó, bé Hữu ngày càng gầy guộc, xanh xao.
“Bác sĩ cho biết, triệu chứng của bệnh hemophilia là xuất huyết, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và tập đi, sau những cú ngã hoặc va chạm khi tập đi thường xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Ở trẻ 2-3 tuổi, chảy máu trong cơ khớp hay gặp với biểu hiện sưng đau, giảm vận động của chân tay hay để lại di chứng teo cơ khớp vì tái phát nhiều lần, xơ hóa, các khớp hay chảy máu là khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu tay. Các cơ hay chảy máu là cơ bắp chân, cơ đùi và cơ cánh tay. Do nhiều lần bị va đập, hiện khớp chân con tôi sưng to, rất đau buốt. Lần tái khám gần nhất ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ cho biết việc điều trị rất lâu dài và tốn kém” – anh Hưng cho biết.
Hôm gặp bé Hữu, dù cố trò chuyện với bé nhưng vì khớp chân sưng to, bé Hữu chỉ biết kêu đau nhức và không ngừng khóc, trông rất tội nghiệp. Anh Hưng chia sẻ thêm: “Trước Tết được Hội Bảo trợ người tàn tật – trẻ mồ côi – bệnh nhân nghèo TP. Long Xuyên hỗ trợ chi phí đưa bé Hữu đi tái khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 1. Khi trông thấy tình trạng của con tôi, các bác sĩ đã cho nhập viện và truyền máu. Bác sĩ nói rằng, bất cứ khi nào cháu mệt, xanh xao là phải được đưa vào viện truyền máu liền. Nhưng mỗi lần điều trị là mất cả tuần lễ. Tôi thì công việc không ổn định, còn 2 con nhỏ ở nhà, không biết phải tính sao”.
Được ba gửi ở nhà trẻ gần nhà, bé Hữu rất ngoan ngoãn. Vốn tính thích vận động, anh Hưng cho biết dù đã nhờ cô chăm sóc cẩn thận nhưng đôi lúc vì hiếu động nên bé Hữu cũng bị trầy xước nhẹ dưới da. Với người bình thường thì không sao, nhưng với bé Hữu là cả vấn đề. Mỗi lần như vậy, anh Hưng phải nghỉ làm chăm con bị sốt và đau nhức khớp dữ dội. “Khi đó, tôi chỉ biết mua thuốc giảm đau cho con uống cầm cự và chườm đá vào chỗ đau, chứ không biết làm sao” – anh Hưng cho biết.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật – trẻ mồ côi – bệnh nhân nghèo TP. Long Xuyên Nguyễn Thị Bảo Châu cho biết: “Được giới thiệu về trường hợp bệnh tình của cháu Hữu, sau quá trình xác minh thì biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Không đành lòng nhìn cháu Hữu chịu đau đớn vì bệnh tật, hội đã giúp đỡ bằng cách hỗ trợ trước 5 triệu đồng để lên TP. Hồ Chí Minh khám bệnh. Nhưng với việc điều trị lâu dài bằng cách truyền máu, cần nhiều chi phí, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm chung tay giúp đỡ bé Hữu “chiến đấu” với bệnh tật”.
PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Xúc cảm bất ngờ từ câu chuyện của thầy giáo Danh Văn
"Có một sự đặc biệt khi tôi bắt tay vào giúp đỡ thầy giáo Danh Văn. Cho đến tận chiều ngày 17, khi tiễn thầy giáo trẻ lên xe trở về quê, tôi mới cảm thấy hoàn thành sứ mệnh của mình", Th.S Lê Minh Hiển chia sẻ.
Một ngày cuối tháng 11 năm 2019, chúng tôi nhận được thông tin từ Th.S Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy về hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thầy giáo trẻ không may gặp tai nạn, hiện đang nguy kịch.
Thầy Danh Văn sinh năm 1990, đang dạy học trên đảo Hòn Đước, thuộc Trường Tiểu học - THCS Tiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Một buổi trưa sau giờ lên lớp, thầy giáo Văn bị tai nạn, ngã gãy chân, được người dân trên đảo đã gom tiền đưa vào đất liền cấp cứu. Tuy nhiên, do có tiền sử bệnh máu khó đông nên tính mạng thầy Văn gặp nguy nan.
Căn bệnh máu khó đông khiến thầy giáo Danh Văn gặp nguy hiểm (Ảnh: Khánh Hòa).
Từ Kiên Giang, thầy Văn được chuyển tuyến lên Bệnh viện Chợ Rẫy, rồi nhận được những sự giúp đỡ từ rất nhiều người, cả những người thân quen cũng như chưa từng biết, cả người ở trong nước và đang ở nước ngoài.
Báo VietNamNet cũng đã có bài viết "Khẩn cầu cứu thầy giáo trẻ dạy học trên hòn đảo nhỏ" nhằm kêu gọi bạn đọc sẻ chia với hoàn cảnh của thầy Văn và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Số tiền hơn 100 triệu đồng do bạn đọc gửi về tài khoản của Báo VietNamNet ủng hộ thầy Văn ngay trong ngày đầu tiên. Tổng số tiền Báo đã đóng tạm ứng viện phí cho thầy giáo Danh Văn đến ngày xuất viện khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi bài viết đăng tải, nhiều nhà hảo tâm đã trực tiếp đến bệnh viện để đóng tạm ứng viện phí cho thầy Văn.
Không chỉ với Báo VietNamNet, Phòng Công tác xã hội cũng đã liên lạc với nhiều cơ quan báo đài với mục đích lan truyền câu chuyện xúc động về một thầy giáo trẻ kiên trì và dành nhiều tình thương cho các em học sinh miền biển đảo. Cho đến ngày thầy giáo Văn xuất viện, số tiền kêu gọi được lên tới hơn 1 tỷ đồng.
TS.BS Trần Thanh Tùng báo cáo Thứ trưởng ca bệnh của thầy Văn và kế hoạch xuất viện (Ảnh: Minh Hiếu).
Chia sẻ với VietNamNet về trường hợp đặc biệt này, Th.S Lê Minh Hiển cho biết: "Khi nhận được thông tin từ Bác sĩ Trưởng khoa Huyết học, một người có tiếng là quan tâm đối với những bệnh nhân nghèo, tôi đã cảm nhận được một sự cấp thiết. Ngày hôm sau, khi có mặt tại Khoa Huyết học, tôi gặp được một đồng nghiệp của thầy Văn, không quản ngại từ Kiên Giang xa xôi lên TP.HCM để hỗ trợ gia đình chăm sóc thầy Văn. Điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu sâu hơn về hoàn cảnh của thấy giáo".
Thông qua cuộc trò chuyện với đồng nghiệp của thầy Văn, Th.S Hiển hiểu hơn về tâm tính hiền lương của thầy giáo trẻ. 7 năm dạy học trên hòn đảo xa bờ, nơi cách nhà cả trăm cây số, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhưng chưa bao giờ thầy Văn có ý định rời đảo, rời các học trò. Nhiều đêm, thầy Văn thắp đèn dầu để dạy bù cho những học sinh nghỉ học đi biển cùng ba mẹ, để các em theo kịp kiến thức cùng cả lớp.
Ông Danh Định, ba của thầy giáo Văn đang chụp bức hình kỷ niệm giúp con trai và Th.S Lê Minh Hiển (Ảnh: Minh Hiếu).
"Tôi cảm nhận được một sự sẻ chia lớn của thầy Văn với học trò. Tôi nghĩ rằng bản thân mình may mắn có điều kiện làm việc ở thành phố, có thể tiếp cận với cơ sở vật chất hiện đại. Đối với những vùng đảo xa, nơi có thầy giáo dạy học cho các em nhỏ, cha mẹ các em giữ biển, giữ đảo cho quốc gia, điều đó càng thôi thúc tôi liên tục nhờ các cơ quan báo chí, truyền thông kêu gọi để giúp đỡ. Cả quá trình điều trị bệnh và kêu gọi cho thầy giáo Văn, tôi thấy khá lo lắng, nhưng khi cộng số tiển do các nhà hảo tâm ủng hộ được 1,3 tỷ đồng, chúng tôi rất bất ngờ. Hiếm khi có trường hợp nào được giúp đỡ nhiều như vậy", Th.S Hiển chia sẻ.
Gia đình thầy giáo Danh Văn vô cùng cảm động bởi tấm lòng của các nhà hảo tâm, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ và phòng công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy.
5 giờ chiều ngày 17/1, thầy giáo Văn được đưa lên xe cứu thương để trở về quê nhà. Trong sự vui mừng của gia đình, của thầy giáo trẻ, còn có cả sự vui mừng của các bác sĩ đã chữa trị cho thầy Văn và những người làm công tác xã hội như Th.S Hiển. Họ là những người đều đã sống hết lòng vì người khác.
Khánh Hòa
Theo vietnamnet
Bác sỹ từng tham gia chống dịch SARS chỉ ra "điểm yếu" của virus corona Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, virus corona thường suy yếu khi nhiệt độ trên 20 độ C, nhất là trên 25 độ C. Do đó, người dân không nên bật điều hòa quá lạnh. Trao đổi với báo Tri Thức Trực Tuyến, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết,...