Bé trai ngã gục sau cú đá quả bóng rất mạnh của đồng đội, ngừng tim gần 60 phút được cứu sống ngoạn mục
Chiều ngày 16/1, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cung cấp một tin vui của ngành y tế vào dịp cận Tết Nguyên đán, đó là các thầy thuốc của Bệnh viện cùng với thầy thuốc tuyến dưới đã phối hợp nhịp nhàng cấp cứu thành công, cứu sống ngoạn mục bé trai ngừng tim gần 60 phút.
Trước đó, ngày 20/12/2022, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho bé trai P.T.M (12 tuổi) với chẩn đoán suy đa tạng sau ngừng tuần hoàn với thời gian cấp cứu khoảng gần 60 phút.
Sau hai tuần được điều trị tích cực, với sự quyết tâm của các y bác sĩ, trẻ được cứu sống một cách ngoạn mục và trở về vòng tay yêu thương của gia đình. Sự thành công của ca bệnh là sự phối hợp cấp cứu chuẩn tại cộng đồng, tuyến cơ sở và tuyến trung ương.
Các thầy thuốc của Bệnh viện Nhi Trung ương cùng với thầy thuốc tuyến dưới đã phối hợp nhịp nhàng cấp cứu thành công, cứu sống ngoạn mục bé trai ngừng tim gần 60 phút. Hiện tại, tình trạng của bé ổn định và không có di chứng nào về tinh thần, vận động (Ảnh:BVCC)
Bé trai ngã gục ngay sau cú đá quả bóng rất mạnh của đồng đội không may đâp vào giữa ngực
Anh Phạm Minh C. (bố của bệnh nhi) cho biết: M là một bé trai khỏe mạnh, chiều ngày 20/12/2022, M. chơi đá bóng với các bạn cùng trường, là thủ môn bắt bóng. Khi thấy quả bóng từ chân một anh học lớp 9 đá với lực rất mạnh, M. chỉ có thể che mặt và đầu, không may quả bóng đã đ.ập vào giữa ngực, ngay lập tức M. bị ngã gục xuống đất.
Sau tình huống đó các bạn tưởng M. đùa nên phải mất một khoảng thời gian không rõ bao lâu không thấy M. đứng dậy các bạn mới gọi cô giáo đang họp gần sân bóng và đưa M vào phòng bảo vệ để sơ cứu.
Thật may mắn, vào thời điểm đó anh C. là lái xe vận chuyển cấp cứu đang trên đường về đúng gần đến nơi xảy ra vụ tai nạn. Sau 3 phút anh đã có mặt và chứng kiến M. đã tím tái, ngừng thở và không bắt được mạch. Vì đã nhiều lần trực tiếp chứng kiến các bác sỹ cấp cứu người bệnh, ngay lập tức anh đã tiến hành ép tim cho M. theo mỗi chu kỳ 15 lần ép tim và thổi ngạt 2 lần. Anh C. liên tục ép tim và thổi ngạt cho M. trên xe cấp cứu và bé được chuyển tới bệnh viện huyện cách nơi xảy ra vụ việc trong vòng 5 phút.
Video đang HOT
BS Bùi Thị Tho, khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết, chị đã trao đổi với BS Nguyễn Thị Thanh C – Phó giám đốc Trung tâm y tế huyện Sơn Dương – là người trực tiếp tham gia cấp cứu cho M. ngày hôm đó. BS C. cho biết, khi M. vào tới phòng cấp cứu trong tình trạng không bắt được mạch và vô mạch trên điện tim, đồng tử giãn, nhưng chị và ekip cấp cứu đã ngay lập tức tiếp tục cấp cứu, kịp thời đặt nội khí quản và tiếp tục ép tim, bóp bóng, sử dụng adrenalin theo đúng phác đồ.
Khoảng 20 – 30 phút sau mới thấy được những nhịp tim rời rạc. Sau gần 1 giờ đồng hồ cấp cứu liên tục, cả nhóm cấp cứu vui mừng khi M. hồng trở lại, mạch rõ hơn và M. tiếp tục được các bác sĩ duy trì thuốc trợ tim, hỗ trợ hô hấp và chuyển lên tuyến tỉnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang sau khi ổn định được các dấu hiệu sinh tồn các bác sĩ đã khuyên gia đình nên đưa con lên tuyến trên để tiếp cận với kỹ thuật cao sau cấp cứu ngừng tuần hoàn. Và thật nhanh chóng M được đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi tỉnh ngoạn mục sau “con số quá dài trong cấp cứu ngừng tuần hoàn và khó có thể có sự sống trọn vẹn”
Tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé M. được chẩn đoán suy đa tạng sau ngừng tuần hoàn kéo dài, trẻ tiếp tục được hỗ trợ tích cực chức năng các cơ quan bằng thở máy, sử dụng các thuốc trợ tim mạch, lọc m.áu liên tục, áp dụng liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động, giữ thân nhiệt trong trạng thái 34 độ C trong vòng 48 giờ để bảo vệ não, kiểm soát chặt chẽ áp lực nội sọ, các rối loạn về nội môi… phòng tránh các biến chứng thứ phát.
Bé M được các bác sĩ điều trị tích cực và theo dõi sát tránh các biến chứng thứ phát tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh:BVCC)
Các bác sỹ các chuyên khoa tim mạch, thần kinh đã cùng hội chẩn và tiến hành các thăm dò chuyên sâu để tìm các căn nguyên khác gây ngừng tim, tuy nhiên chưa phát hiện được các bệnh lý thực thể. Sau 1 tuần điều trị, M đã tỉnh lại và không có các dấu hiệu di chứng nào về tinh thần vận động trước sự ngỡ ngàng của các nhân viên y tế và gia đình.
Tất cả mọi nhân viên y tế từ tuyến cơ sơ đến tuyến trung ương cùng gia đình đã vô cùng xúc động, hạnh phúc khi chứng kiến bé M. khỏe mạnh hoàn toàn. Vì hơn ai hết những con người đã trực tiếp cấp cứu và điều trị cho M. đều hiểu rằng con số 1 giờ là quá dài trong cấp cứu ngừng tuần hoàn và khó có thể có sự sống trọn vẹn. Nhưng tất cả đã gạt bỏ suy nghĩ đó, giữ vững niềm tin và tiếp tục công việc để đưa M. trở lại nguyên vẹn với cuộc sống.
Qua trường hợp của bé trai P.T.M cho thấy việc cấp cứu ngừng tim đúng và kịp thời tại hiện trường và tại các tuyến y tế cơ sở góp phần không nhỏ trong việc điều trị thành công cho bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện.
Kỹ thuật này không khó thực hiện tại cộng đồng nhưng nhiều người dân còn chưa biết đến và bỏ qua thời gian vàng để mang sự sống trở lại cho bệnh nhân.
Thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp bị đuối nước gây ngừng tim, nhưng thay bằng được cấp cứu ép tim – thổi ngạt ngay thì người bị nạn vẫn được vác dốc đầu chạy vòng quanh theo cách cấp cứu dân gian, hay những tình huống xoa huyệt nhân trung khi nhìn thấy người bị ngất,… tất cả đều kéo dài thời gian thiếu oxy não dẫn đến hậu quả tăng nguy cơ t.ử v.ong và di chứng não.
Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân nên trang bị kiến thức, kỹ năng cấp cứu ngừng tim để xử trí kịp thời và đúng cách khi gặp các tình huống khẩn cấp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Thi thể bé trai lọt vào trụ bê tông sẽ sớm được đưa lên mặt đất
Theo ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp, hiện các công tác tìm kiếm thi thể bé trai lọt vào trụ bê tông sâu 35m vẫn đang khẩn trương triển khai gấp rút.
Chiều 15/1, thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến 15h cùng ngày, các lực lượng thi công tại công trường cầu Rọc Sen đã hạ thêm cừ larsen (cọc ván thép) cặp hai bên cọc bê tông đến độ sâu 30m và hàn giữ cố định đỉnh cọc và cừ larsen.
Sau đó, lực lượng thi công tiếp tục đào đất trong lòng hố kết hợp với bơm dung dịch bentonite, độ sâu hiện tại khoảng 19 - 20m so với đỉnh cọc.
Các lực lượng thi công vẫn khẩn trương triển khai công tác đưa thi thể bé trai lên mặt đất.
Với các thiết bị lớn, quá trình đào đất diễn ra trong hố sâu nên rất phức tạp.
Trước đó, trong ngày 14/1, các lực lượng đã nhổ được ống vách (D1600) bằng cẩu 80 tấn có treo búa rung 90kW. Để nhổ ống vách này phải dùng cọc ván thép 18m rung hạ để phá ma sát giữa đất với ống vách D1600 rồi nhổ lên.
Sau khi nhổ được ống vách, đội thi công thực hiện kiểm tra tình trạng hố móng, dọn dẹp mặt bằng, gia cường lại các vị trí đứng thiết bị. Đồng thời, điều chuyển thiết bị cần thiết cho công tác đào đất vào vị trí và hạ 4 cọc ván thép dẫn hướng cho gầu cạp.
Các lực lượng khẩn trương tiến hành đào đất trong lòng hố kết hợp với bơm dung dịch bentonite phạm vi phía dưới khung vây ván thép. Tuy nhiên, công tác đào đất rất khó khăn vì đất sét dẻo cứng mút chặt lấy thiết bị...
Các công tác tìm kiếm thi thể bé trai vẫn đang được triển khai khẩn trương.
Như tin đã đưa, vào trưa 31/12/2022, bé trai T.L.H.N. (10 tuổi, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cùng 3 bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen của tuyến đường ĐT857 qua địa bàn xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) và không may bé N. lọt xuống trụ bê tông rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu 35m. Lúc này, các em đi cùng liền kêu cứu.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các lực lượng cùng phương tiện chuyên dụng được huy động đến hiện trường giải cứu bé trai.
Người Đưa Tin tiếp tục thông tin vụ việc.
Vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp: Vì sao chưa đưa được thi thể lên mặt đất? Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp cho biết vẫn đang nỗ lực để đưa thi thể bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m lên mặt đất, tuy nhiên, vẫn đang gặp khó khăn do tầng đất sét cứng. Liên quan đến vụ bé trai bị rơi xuống trụ bê tông sâu 35 m tử vong ở Đồng Tháp, sáng 13/1,...