Bé trai ‘mất tích cùng bảo mẫu’ không muốn về với bà ngoại
Được vợ chồng bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ, ngụ Nhà Bè, nuôi nấng từ nhỏ, thương như con ruột, bé trai 6 tuổi không muốn về ở với bà ngoại.
Nguyễn Phúc Quí (6 tuổi, tên ở nhà là Giao) quanh quẩn bên bà Nguyễn Thị Mỹ, 54 tuổi, trong căn phòng 20 m2 ở huyện Nhà Bè. Tay mân mê món đồ chơi hình siêu nhân, thằng bé nói: “Con thương ba mẹ (vợ chồng bà Mỹ). Con chỉ muốn sống cùng mẹ Mỹ chứ con không về với bà ngoại đâu”. Hỏi vì sao, cậu lý nhí: “Con sợ bà ngoại”.
Gương mặt buồn rượi, bà Mỹ đưa tay gạt nước mắt, cho biết việc vợ chồng bà phải lén lút mang Giao đi khỏi khu trọ “là giọt nước tràn ly”, khi bà Hoàng (50 tuổi, bà ngoại Giao) liên tục đến khu trọ gây gổ khiến thằng bé sợ hãi. Chỉ đến khi vợ chồng bà đọc VnExpress, mới biết bà Hoàng trình báo và Công an huyện Nhà Bè đang tìm mình. Ngay sau đó họ đưa Giao đến trình diện.
Bé Giao và bà Mỹ đang ở nhờ tại huyện Nhà Bè. Ảnh: Dương Trang.
Bà Mỹ kể, bà Hoàng mang Giao đến gửi lúc thằng bé gần 7 tháng tuổi. Bản thân bà lớn lên từ trại mồ côi, không có con, nên khi biết thằng bé không có cha, mẹ đã bỏ đi, vợ chồng bà hết mực yêu thương. Hàng ngày bà đi bán ốc, có ngày đi phụ bê quán hủ tiếu, còn chồng bà làm thợ hồ. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn nhưng vợ chồng bà khao khát được nuôi Giao cho đến khi thằng bé trưởng thành.
Video đang HOT
“Giao không có máu mủ gì với vợ chồng tôi. Nhưng đằng đẵng gần 6 năm chăm bẵm, xem nó như con ruột, chúng tôi thực lòng rất yêu thương thằng bé”, bà Mỹ nói.
Nếu được nuôi Giao, vợ chồng bà vẫn tiếp tục đi làm để trang trải cuộc sống và lo thủ tục giấy tờ hợp pháp như xin nhập hộ khẩu cho Giao vào nhà chị ruột của mình, thuyết phục bà Hoàng cùng tạo điều kiện, cung cấp giấy khai sinh để thằng bé có thể đi học như bạn bè cùng trang lứa.
“Còn nếu thằng nhỏ muốn về ở với bà ngoại chúng tôi cũng không có ý kiến gì. Nhưng có một sự thật là, nó luôn sợ hãi mỗi khi gặp bà Hoàng. Tôi không đành lòng thấy nó sống trong cảnh vừa thiếu thốn, vừa bất an”, bà Mỹ nói.
Mấy ngày nay, bà Hoàng chạy đôn chạy đáo lo thủ tục cho Giao đi học lớp 1 nhưng vì không có nhà, không có hộ khẩu, nên đang gặp nhiều khó khăn. Bà cho rằng không có chuyện bỏ rơi cháu ngoại gần 6 năm qua. Chỉ vì khó khăn, không đủ điều kiện chăm sóc nên bà phải gửi cháu cho bảo mẫu. Trong những năm đầu bà vẫn thường xuyên qua lại thăm hỏi, mang quà bánh cho Giao. Hai năm gần đây, do bà không đủ 32 triệu đồng trả tiền công cho bà Mỹ (tính dồn nhiều năm) bà mới lớn tiếng, ít lui tới.
Lúc biết tin vợ chồng bà Mỹ đã đưa Giao về sau hơn ba tháng “ mất tích”, bà Hoàng vui mừng đến rơi nước mắt. “Đang ở chỗ làm thì công an huyện gọi điện báo tin, tôi tức tốc chạy lên gặp cháu. Tôi ôm nó nhưng thằng bé đẩy tôi ra. Lúc đó tôi rất chạnh lòng, hụt hẫng, nhưng thấy cháu an toàn, mạnh khỏe là tôi mừng”, bà Hoàng nói.
Hiện, bà Hoàng làm nghề sơn móng tay chân, thu nhập 200.000 đồng một ngày. Cuộc sống khó khăn nhưng bà quyết tâm đưa Giao về ở với mình. “Chúng tôi là ruột thịt máu mủ. Bà cháu rau cháo nuôi nhau. Trước mắt tôi sẽ cố gắng vay mượn họ hàng, đi làm thêm để trang trải cuộc sống và cho thằng bé đi học”, bà cho biết.
Bà Hoàng thuê trọ nhiều năm ở huyện Nhà Bè. Ảnh: Dương Trang.
Trả lời VnExpress, bà Lại Thị Mai Hương (Chánh văn phòng UBND huyện Nhà Bè) cho biết, chính quyền địa phương đã đứng ra hòa giải, giải thích cho bà Hoàng và vợ chồng bà Mỹ hiểu là cần tạo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho Giao. Để cậu bé ổn định về mặt tinh thần, có chỗ ăn ở tốt, có được tình yêu thương và được đi học.
“Mong muốn của bà Hoàng không có gì sai, song mỗi lần thấy bà ấy là thằng bé la hét. Bà ấy phải hiểu rằng nếu ngay lập tức bắt Giao về sẽ ảnh hưởng đến tinh thần thằng bé”, bà Hương nói và cho rằng, giải pháp phù hợp nhất lúc này là vợ chồng bà Mỹ nên thuê phòng trọ ở gần bà Hoàng, để bà ngoại cháu thuận tiện trong việc qua lại. Từ đó, xây dựng tình cảm bà cháu cho đến khi cậu bé quen với việc có bà ngoại, để sau này về ở chung.
Con gái bà Hoàng sinh Giao năm 18 tuổi, sau đó bỏ đi biền biệt. Do phải đi làm thuê lo cho con gái út ăn học, bà gửi cháu ngoại cho bà Nguyễn trông coi với giá 60.000 đồng một ngày.
Trước đó, ngày 24/8, bà Hoàng trình báo Công an huyện Nhà Bè về việc cháu ngoại bị vợ chồng bà Mỹ mang đi. Con gái bà sinh bé Giao năm 2014, sau đó bỏ đi nên bà phải đi làm khai sinh cho thằng bé. Phải đi làm thuê kiếm sống và lo cho con gái út ăn học nên bà nhờ bà Mỹ trông nom.
Những người ở khu trọ của bà Mỹ cho biết, vợ chồng bảo mẫu nghèo nhưng thường dành đồ ăn ngon, mua cho Giao những thứ nó thích. Họ sống ở khu trọ khá hiền lành, ai nhờ việc gì đều giúp. Hôm 10/7, bà Hoàng đến đón cháu ngoại về làm thủ tục nhập học lớp một thì vợ chồng bà Mỹ và bé Giao đã dọn khỏi khu trọ. Trước đó hai bên từng xảy ra cãi vã.
Nhận trình báo của bà Hoàng, Công an huyện Nhà Bè rà soát những nơi vợ chồng bà Mỹ từng sinh sống. Hôm 18/10, vợ chồng bảo mẫu đưa Giao đến trình diện.
Tìm thấy học sinh lớp 1 mất tích sau khi tan trường ở Đắk Lắk
Mẹ cháu Quân (học sinh lớp 1, Đắk Lắk) đến trường đón con nhưng không thông báo, đến khi báo chí đăng tải thông tin người này mới chở con về ngoại và bỏ đi.
Liên quan vụ học sinh lớp 1 là Huỳnh Dương Quân (trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Đắk Lắk) bị mất tích sau khi tan trường, sáng 5/11, công an TP Buôn Ma Thuột xác nhận, bé đã được mẹ đưa về ngoại sau khi báo chí đăng tải thông tin.
" Mẹ cháu làm ăn xa nên tự ý về đón con ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản vào chiều 3/11, mà không thông báo cho gia đình. Người mẹ chở cháu Quân đi chơi và không liên lạc với mọi người. Sau khi báo chí đăng tải thông tin và công an truy tìm thì người này mới đưa con về bà ngoại vào tối 4/11 và bỏ đi", đại diện công an TP Buôn Ma Thuột nói.
Cháu Quân được người mẹ đưa về nhà sau hơn một ngày mất tích.
Anh Nguyễn Ngọc Ẩn (cậu của Huỳnh Dương Quân) cho hay chiều 3/11, người chị họ đến đón Quân nhưng không thấy, nên lập tức báo với gia đình để tổ chức tìm kiếm.
Một học sinh lớp 1 mất tích bí ẩn sau giờ học Sau khi 1 học sinh lớp 1 mất tích, ngành giáo dục TP Buôn Ma Thuột phối hợp với cơ quan công an và gia đình tổ chức tìm kiếm nhưng chưa có kết quả. Sáng 4-11, bà Mai Thị Hồng Hà, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với cơ...