Bé trai hai tháng tuổi bị chó cắn khi đang ngủ
Bé trai ở Nghệ An đang ngủ trên võng thì bị chó cắn làm chảy máu, tổn thương vùng mặt.
Bệnh nhi được người nhà đưa đến khoa Răng hàm mặt – Mắt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng trên mặt có nhiều vết thương do chó cắn. Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu để ngăn máu chảy và khâu các vết thương cho bé. Sau ba ngày điều trị, sức khỏe của bé đã ổn định, vết thương khô dần.
Bé hai tháng tuổi bị chó cắn vào mặt. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Người mẹ cho biết, bé nằm ngủ một mình trên võng trong khi mẹ nấu ăn ở bếp. Đột nhiên mẹ nghe tiếng con khóc thét, chạy đến thì phát hiện con chó nhà nuôi đang cắn bé.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ phải chú ý nhiều hơn đến con trẻ, nhất là gia đình có vật nuôi trong nhà. Cần có biện pháp để bảo vệ trẻ, hạn chế cho bé tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, nhất là vào mùa nắng nóng.
Theo bác sĩ, khi trẻ bị chó cắn, cần nhanh chóng đưa bé đến vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng. Lưu ý không được rửa chà xát vết thương quá mạnh. Có thể dùng nước muối đậm đặc, dung dịch sát khuẩn như cồn… để rửa vết thương.
Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút, khi rửa vết thương thì không nên cầm máu. Sau 15 phút bị thương mà máu vẫn tiếp tục chảy thì tiến hành cầm máu bằng cách đặt lên vết thương ba miếng gạc y tế, chờ 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều lại đặt thêm vài miếng gạc nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc đã đặt trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Chờ đến khi máu ngừng chảy thì băng vết thương.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để buộc garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Bé 12 tháng tuổi bị mảnh cùi dừa găm vào thanh quản
Bé được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu chiều 10/4 trong tình trạng khó thở, thở rít.
Ban đầu bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm thanh khí phế quản cấp, chỉ định nhập viện ở khoa Tim mạch. Tuy nhiên, sau đó các bác sĩ nhận thấy chẩn đoán này không phù hợp với các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhi. Nghi ngờ bé hóc dị vật gây khó thở, các bác sĩ tìm hiểu từ gia đình nhưng không có thông tin gì về tình trạng hóc hay sặc thức ăn của bé. Nội soi mềm họng thanh quản bé, bác sĩ phát hiện có hình ảnh dị vật găm vào dây thanh bên phải của bệnh nhi.
Dị vật là mảnh cùi dừa trắng găm vào thanh quản bệnh nhi được các bác sĩ nội soi gắp ra. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ đã tiến hành nội soi và gắp từ thanh quản bé ra một mảnh dị vật màu trắng kích thước 0.5 x 1 cm, là mảnh cùi dừa. Hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, không còn khó thở, được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Tai mũi họng.
Dị vật đường thở là một trong những tai nạn nguy hiểm có thể gây tử vong, nhất là dị vật vùng thanh quản vì có thể gây co thắt thanh quản, khó thở. Cha mẹ cần cẩn thận hơn khi cho con ăn uống và chơi các đồ chơi nhỏ vì dễ bị sặc vào đường thở.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Đừng tưởng trẻ hóc dị vật khi ăn, khi ngủ cũng có thể gặp phải điều nguy hiểm này mà người lớn hoàn toàn không hay biết Thói quen ngậm đồ ăn khi ngủ làm cho thức ăn rơi vào đường thở khiến trẻ phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị hóc dị vật là hạt lạc trong lúc ngủ trưa. Bác sĩ Trịnh Thanh Hưng, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Sản...