Bé trai Hải Dương nguy kịch, liệt nửa người vì không tiêm phòng
Thấy con sốt, đau đầu, cha mẹ nghĩ ốm bình thường nhưng uống hạ sốt mãi không đỡ. Sau 3 ngày vào viện, trẻ đã bị phù não.
Nguy kịch vì không tiêm vắc xin ngừa viêm não
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương cho biết, hiện đang là mua cao điểm viêm não ở trẻ em, kéo dài từ tháng 5 -8.
Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tiếp nhận 100 ca viêm não, trong đó trường hợp bệnh nhi Vũ Thế K., 10 tuổi ở Nam Sách, Hải Dương được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng rất nguy kịch.
Mẹ bệnh nhi cho biết, ban đầu con đi học về kêu sốt, đau đầu, soi họng thấy đỏ nên nghĩ con ốm do viêm họng bình thường. Gia đình sau đó tự mua thuốc cho uống và thấy con đỡ đau họng, đau đầu nên chủ quan.
BS Nam khám cho bệnh nhi K. trước khi xuất viện. Ảnh: T.Hạnh
Tuy nhiên ngày thứ 2, trẻ bắt đầu nôn trớ, đến ngày thứ 3 vẫn sốt cao, uống hạ sốt không đỡ nên đưa vào BV Nhi Hải Dương cấp cứu.
Do tình trạng nặng, trẻ được chuyển tiếp lên BV Nhi Trung ương để điều trị.
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, khi trẻ được tuyến dưới chuyển lên, tình trạng khá nguy kịch, hôn mê, sốt cao 39-40 độ, phải thở oxy qua mặt nạ, phù não khiến áp lực nội sọ rất cao.
Dù được điều trị tích cực nhưng 2 ngày đầu, tình trạng trẻ tiếp tục nặng lên, yếu nửa người trái, phải đặt nội khí quản, thở máy, đặt máy đo áp lực sọ não liên tục.
Video đang HOT
Đến ngày thứ 4, áp lực sọ não mới về bình thường và đến ngày thứ 7, trẻ được rút ống nội khí quản. Đến hôm nay, qua 10 ngày điều trị, trẻ đã qua cơn nguy kịch, có thể tự thở, tự ăn nhưng bị di chứng yếu nửa người trái, không đi lại được.
Trong ngày mai, bệnh nhi sẽ được chuyển sang BV Châm cứu Trung ương để tập phục hồi chức năng. Tuy nhiên phải sau 6 tháng đến 1 năm mới có thể đánh giá được chức năng vận động.
BS Nam cho hay, cháu K. bị viêm não Nhật Bản do cha mẹ không tiêm nhắc lại vắc xin cho con. Cháu bé đã tiêm được mũi 1, mũi 2 nhưng 2 năm sau mới tiêm mũi 3 và từ đó đến nay không tiêm nhắc lại.
Dấu hiệu sớm cần nghĩ tới viêm não
TS Lâm cho biết, viêm não thường do virus (chiếm 60%), phổ biến nhất là virus viêm não Nhật Bản, Herpes, virus EV gây bệnh tay chân miệng…
Đáng lưu ý, những năm gần đây ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ lớn bị viêm não Nhật Bản và rất nặng.
“Qua tìm hiểu, hầu hết các trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, không tiêm nhắc lại”, TS Lâm thông tin.
TS Nguyễn Văn Lâm lưu ý, sốt cao và đau đầu là 2 triệu chứng rất điển hình của viêm não. Ảnh: T.Hạnh
Khi nhiễm virus, tác nhân gây bệnh thường tấn công trực diện vào nhu mô não, tỉ lệ tử vong từ 10-15%, đặc biệt cao trong 7 ngày đầu. Ngoài ra có tới 35-45% bệnh nhi dù điều trị khỏi vẫn để lại các di chứng về thần kinh, vận động, ngôn ngữ, điếc, thậm chí sống thực vật suốt đời.
“Nếu bệnh nhi mắc di chứng nhẹ có thể phục hồi sau 6 tháng đến 1 năm nhưng trường hợp nặng rất khó, nếu may mắn chỉ có thể tự phục vụ sinh hoạt cá nhân”, TS Lâm nhấn mạnh.
Do viêm não có tỉ lệ tử vong và di chứng rất lớn nên TS Lâm đặc biệt lưu ý các bậc cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu, đưa con đến cơ sở y tế kịp thời trong 1-2 ngày đầu khởi phát bệnh.
“Triệu chứng phổ biến nhất là trẻ sốt rất cao kèm đau đầu, uống hạ sốt không hạ, buồn nôn và nôn ngay cả khi không đúng bữa ăn, cơ thể kích thích, vật vã”, TS Lâm chia sẻ.
Với viêm não do virus tay chân miệng, trẻ có thể xuất hiện các bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay các chấm hoại tử.
Ở giai đoạn muộn, trẻ viêm não có thể rối loạn ý thức, ngủ gà, lơ mơ, li bì, co giật thậm chí hôn mê… lúc này trẻ đã bị phù não nặng, điều trị rất khó khăn, tỉ lệ hồi phục thấp.
Với trẻ sơ sinh, việc chẩn đoán viêm não sẽ khó khăn hơn, do các biểu hiện ban đầu đôi khi trùng với biểu hiện của các bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng. Để xác định, bác sĩ sẽ phải chọc dịch não tuỷ để xét nghiệm.
Hiện nay, điều trị viêm não khó khăn, chủ yếu điều trị triệu chứng.
Trong số các loại viêm não, hiện viêm não Nhật Bản đã có vắc xin ngừa bệnh. Trong đó trẻ cần được tiêm đầy đủ 3: Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi thứ hai 1 năm. Sau đó cứ 3-5 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.
Đau tức bụng đi khám phát hiện khối u to như quả dưa hấu trong bụng
Ông Nguyễn H.T, 51 tuổi, quê Chí Linh - Hải Dương, vừa được các bác sĩ của BV Bạch Mai, Hà Nội, phẫu thuật cắt bỏ khối u khổng lồ, to như quả dưa hấu trong bụng.
Cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, sút cân, bụng to dần và kèm theo đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, không sốt, không rối loạn đại tiện, ăn uống bình thường, bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng... Kết quả chụp CT ổ bụng cho thấy có hình ảnh khối lớn vùng giữa bụng, kích thước 23x26cm, tỷ trọng hỗn hợp âm bao gồm phần mỡ, tổ chức, vôi hóa. Bệnh nhân được nhập viện để chẩn đoán và điều trị.
Trước đây, ông T. không mắc bệnh nội khoa gì, gia đình có bố bị ung thư phổi, em trai bị ung thư xương.
Khi vào viện, các bác sĩ cho biết ông T. tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Ông T. cho biết ông thường xuyên bị đau tức âm ỉ vùng quanh rốn, không nôn, không rối loạn đại tiện, không sốt.
Khám bụng, bác sĩ sờ thấy 1 khối cứng chắc vùng trên rốn ranh giới rõ, ấn tức, di động hạn chế, da vùng bụng bình thường.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang phát hiện vùng giữa bụng có khối tỷ trọng hỗn hợp kích thước lớn 23x26cm, gồm phần mỡ, tổ chức vôi hóa không đồng nhất, ranh giới rõ.
Ông T được chẩn đoán u mỡ sau phúc mạc nghi ung thư.Theo biên bản phẫu thuật, toàn bộ ổ bụng chứa một khối u rất lớn kích thước 40x30cm, chiếm gần hết ổ bụng, tương đối di dộng, mật độ không đồng nhất, đè đẩy các tạng xung quanh, chân xuất phát từ sau phúc mạc vị trí hậu cung mạc nối.
Phẫu tích bóc theo vỏ u, giải phóng các tạng xung quanh như dạ dày, lách, đại tràng ngang ra gặp nhiều khó khăn do kích thước u quá lớn. Khối u cân được 5,8 kg gửi làm giải phẫu bệnh. Kết quả mô bệnh học sau mổ: Sarcoma mỡ biệt hóa cao.
Theo GS Mai Trọng Khoa - nguyên giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, sarcomas là một bệnh lý ung thư bắt đầu trong các mô như xương và mô mềm, đây là danh từ chỉ một nhóm lớn nhưng hiếm gặp của các loại ung thư. Mô mềm hỗ trợ, kết nối, bao quanh các phần của cơ thể. Các sarcoma mô mềm thường gặp hơn sarcoma xương.
Sarcoma mô mềm (SCMM) là ung thư của mô liên kết, bao gồm nhóm thứ nhất xuất phát từ các tế bào của mô liên kết có nguồn gốc trung mô trừ xương, tạng, võng nội mô và nhóm thứ hai xuất phát từ các tế bào của mô thần kinh ngoại vi. Có hơn 50 loại sarcoma mô mềm, chúng khác nhau về chủng loại và hình dáng tế bào.
Về nguyên nhân, các thuốc trừ sâu diệt cỏ, đặc biệt chất Digoxin và một số chấn thương và phóng xạ có liên qua đến sự xuất hiện của SCMM nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
Còn Sarcoma mỡ là loại sarcoma mô mềm phổ biến thứ 2 ở người lớn. Thường xảy ra ở độ tuổi (50-80 tuổi), gặp ở nam nhiều hơn nữ, gặp ở chi dưới nhiều hơn chi trên, cũng có thể gặp ở các vị trí khác như khoang sau phúc mạc với sarcoma mỡ trong bụng và có thể tạo thành các khối sarcoma mỡ khổng lồ.
GS Khoa cho biết trong những năm gần đây y học đã có những tiến bộ mới trong chẩn đoán và hóa chất điều trị sarcoma mô mềm mang lại nhiều hứa hẹn và hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn tiên lượng với nhóm bệnh nhân này.
Bí kíp chữa rôm sảy bất ngờ cho trẻ sơ sinh Rôm sảy là tình trạng thường gặp ở bé mỗi khi thời tiết nắng nóng, làm trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ,... Chữa rôm sảy bằng nhiều phương thuốc từ lá cây mang lại hiệu quả mà ít người biết đến. Các bạn cùng tham khảo các bài thuốc dưới đây nhé. Bí kíp chữa rôm sảy bất ngờ cho...