Bé trai đóng vảy như da cá ở Hà Giang được xuất viện
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, các vảy da trên người bé trai sơ sinh không nứt nẻ thêm đồng thời mọc da mới.
BS Phạm Thanh Hà, Bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình, Hà Giang cho biết, những ngày qua, bé trai sơ sinh mắc bệnh vảy cá được điều trị và chăm sóc theo phác đồ đặc biệt dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé được nằm trong lồng ấp thở oxy, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, kết hợp chăm sóc da tại chỗ, dưỡng ẩm, dùng các loại thuốc chống nhiễm trùng…
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bé có thể tự thở, bú tốt, tiêu hóa tốt. Đặc biệt các vảy trên da không còn nứt nẻ, ra máu và đã bắt đầu mọc da mới.
Các bác sĩ trao lại bé cho gia đình, hướng dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc tại nhà
Video đang HOT
Do đó, các bác sĩ đã làm thủ tục cho bé xuất viện trở về cộng đồng. Trước khi về nhà, bệnh viện đã cấp thuốc và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc và vệ sinh cho bé tại gia đình.
Bé trai nói trên chào đời vào chiều 13/10 tại Bệnh viện Quang Bình khi mới 37 tuần tuổi. Mẹ bé 31 tuổi là người dân tộc Mông sống tại huyện Bảo Yên, Lào Cai. Trong quá trình mang thai, mẹ bé chưa từng đi khám sàng lọc trước sinh nên không biết thai nhi mắc bệnh.
Khi chào đời, toàn thân bé bao bọc bởi lớp da cứng chắc, ngăn cách bởi các vết nứt sâu, được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis hiếm gặp với tỉ lệ 1/500.000 trẻ. Bệnh này còn được gọi là da vảy cá bẩm sinh do đột biến nhiễm sắc thể số 2.
Khi trẻ mắc bệnh này, da có tốc độ phát triển nhanh gấp 7 lần bình thường và hạ bì dày gấp 10 lần.
Biểu hiện bên ngoài đặc trưng là các các lớp da dày, cứng hình kim cương, ngăn cách bởi các vết nứt sâu bao phủ khắp cơ thể như vảy cá.
Ngoài ảnh hưởng hình dạng cơ thể, bệnh da vảy cá còn khiến trẻ khó khăn vận động, cử động lồng ngực bị hạn chế do da kéo căng, dễ dẫn tới khó thở và suy hô hấp.
Trong buổi hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Nhi Trung ương chiều 14/10, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, với tình trạng da căng cứng, nứt sâu khiến trẻ mắc bệnh này có tiên lượng rất dè dặt do nguy cơ nhiễm khuẩn cao kèm theo một số nguy cơ khác như suy hô hấp, mất nước, rối loạn thân nhiệt, ăn uống khó khăn.
Sau hội chẩn, các bác sĩ lưu y theo dõi sát tình trạng hô hấp và toàn trạng, cho trẻ nằm lồng ấp đảm bảo đủ độ ẩm, ăn sữa mẹ truyền qua ống thông dạ dày, đặc biệt chăm sóc da mắt bằng gạc tẩm parafin, gạc có mỡ kháng sinh.
Đến nay chưa có phương pháp điều trị, cách duy nhất là chú ý chăm sóc, giữ gìn, thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm giúp da mềm hơn, giảm nứt.
Gửi phân tích mẫu gen của bé sơ sinh mắc bệnh "da vảy cá" cực hiếm gặp ở Hà Giang
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá, cháu bé sơ sinh mắc bệnh da vảy cá ở huyện Quang Bình (Hà Giang) là trường hợp rất hiếm gặp, tỷ lệ gặp chỉ là 1 trên nửa triệu người...
Cháu bé sơ sinh mắc bệnh da vảy cá được chăm sóc trong lồng ấp
Sau buổi hội chẩn trực tuyến trường hợp bé trai sơ sinh mắc bệnh da vảy cá hiếm gặp hiện đang điều trị Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) vào chiều 14-10, các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những đánh giá và đưa ra phương án điều trị ban đầu cho trẻ.
Trước đó, ngày 13-10, Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình tiếp nhận sản phụ 31 tuổi (dân tộc Mông, trú tại Lào Cai) vào sinh ở tuần thứ 37. Trẻ sinh ra có tình trạng da khô, toàn thân nứt nẻ, mảng vảy cứng dày khắp cơ thể tạo thành nhiều khe kẽ, rớm máu tại các vết rạn nứt trên da.
Da vùng quanh mắt bị kéo căng khiến mí mắt đảo ngược ra ngoài, không nhìn thấy nhãn cầu và vành tai 2 bên. Trẻ không bú được, phản xạ sơ sinh yếu. Các ngón tay, ngón chân sưng cứng, dính nhau...
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bước đầu chẩn đoán trẻ mắc bệnh da vảy cá bẩm sinh (Harterquin ichthyosis) - một chứng bệnh rất hiếm gặp (chỉ gặp ở 1/500.000 trẻ em) do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể số 2.
Với tình trạng da căng cứng, nứt sâu khiến trẻ mắc bệnh này có tiên lượng rất dè dặt do nguy cơ nhiễm khuẩn cao kèm theo một số nguy cơ khác như suy hô hấp, mất nước, rối loạn thân nhiệt, ăn uống khó khăn.
Để giải quyết những vấn đề trên, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất hướng chăm sóc và điều trị cho trẻ: cho nằm lồng ấp đảm bảo đủ độ ẩm, ăn sữa mẹ truyền qua ống thông dạ dày, đặc biệt chăm sóc da mắt bằng gạc tẩm parafin, gạc có mỡ kháng sinh.
"Đây là bước đầu chẩn đoán trên lâm sàng là trẻ mắc bệnh vảy cá bẩm sinh, tiếp theo chúng tôi sẽ nhận mẫu máu của bệnh nhân và cha mẹ cháu và gửi phân tích gen tại Viện Gen để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác" - PGS Điển chia sẻ.
Trước đó, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cũng đỡ đẻ một bé trai mắc căn bệnh này. Sau đó trẻ đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị vào sáng 12-10.
Bé bị vảy cá bẩm sinh tình trạng rất nặng: da căng, ngón tay chân dính nhau Bệnh viện Nhi trung ương vừa có buổi hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình, Hà Giang để điều trị cho bé sơ sinh mắc bệnh vảy cá bẩm sinh. Thông tin ban đầu cho thấy cháu đang ở tình trạng rất nặng. Bé trai mắc chứng da vảy cá toàn thân ở Quảng Ninh. Chiều 13-10, một em bé...