Bé trai bị que tre đâm xuyên cẳng tay
Bệnh nhi ở Quảng Ninh phải nhập viện vì ngã vào que tre có đầu nhọn khi đùa nghịch.
17h30 ngày 11/11, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé N.H.G.B.(6 tuổi, trú tại Đại Yên, Hạ Long, Quảng Ninh) trong tình trạng bị que tre có đầu nhọn dài 20 cm đâm vào vị trí 1/3 cánh tay.
Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó ở nhà, B. lô đùa và bị ngã vào que tre dùng để xiên thịt nướng. Que tre này đâm xuyên qua cẳng tay của trẻ.
Bé trai bị que tre đâm xuyên cẳng tay phải. Ảnh: BVCC.
Tại bệnh viện, bé B. được các bác sĩ kiểm tra và nhận định vị trí dị vật đâm xuyên nằm sát động mạch quay 1/3 cẳng tay phải. Các bác sĩ đã rút dị vật, đồng thời làm sạch vết thương cho trẻ.
Video đang HOT
Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên cho hay trường hợp bé B. rất may mắn khi dị vật chỉ đi sát mạch máu. Nếu que tre đâm xuyên qua mạch máu, trẻ sẽ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bé khác không được may mắn như trường hợp trên.
Thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ 4-11 tuổi nhập viện do thương tích trong sinh hoạt tại gia đình như nuốt dị vật, bỏng nước sôi hay bị vật dài nhọn (đũa, dĩa, bút) đâm vào cơ thể.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên để con đùa nghịch, chạy khi đang cầm đũa hoặc vật nhọn trên tay. Hành động này rất dễ xảy ra tai nạn, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm, bé gái bị bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa thông tin về một trường hợp bé gái bị bỏng độ II sau khi ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm.
Gia đình bé gái cho biết, do sự bất cẩn của người lớn khi lấy nước tắm cho trẻ đã đổ nước sôi vào chậu trước khi đổ nước lạnh. Bé hiếu động nên đã ngã vào chậu nước gây bỏng nhiều chỗ trên cơ thể.
Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng độ II ở các vị trí: lưng, cánh cẳng tay hai bên, đùi hai bên, hai bên mông và vùng sinh dục... Diện tích bỏng khoảng 12% cơ thể.
Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh, Khoa Ngoại & Chuyên khoa (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ nhỏ, thường gặp nhất là bỏng do nước sôi.
Bé gái bị bỏng nhiều vùng trên cơ thể như lưng, mông, cánh tay, vùng sinh dục (Ảnh: BV Sản Nhi Quảng Ninh).
Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi... để lại những di chứng nặng nề.
Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều chi phí.
Khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát (Ảnh: BV Sản Nhi Quảng Ninh).
Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh khuyến cáo: Trẻ nhỏ vốn hiếu động, do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, cần để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.
Khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tắm:
- Nên chọn bồn tắm thay vì vòi hoa sen: Bởi nhiệt độ vòi hoa sen khó điều chỉnh, có thể xảy ra tinfht rạng bỏng do nước nóng đột ngột hoặc trẻ bị cảm lạnh bất ngờ.
- Cách pha nước: Nên xả nước lạnh trước sau đó mới xả nước nắm vào bồn/chậu. Nếu xả nước nóng trước bé có thể bị bỏng nặng do bất cẩn ngã vào chậu tắm như trường hợp kể trên. Sau khi điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp mới bế bé đặt vào chậu tắm.
- Không để bé một mình trong phòng tắm hoặc để trẻ lớn ở trong phòng tắm với trẻ nhỏ bởi trẻ luôn rất hiếu động, các bé có thể nghịch vòi nước chuyển sang chế độ nóng gây bỏng.
- Luôn đóng cửa phòng tắm, phòng tránh việc trẻ tự ý đi vào phòng tắm nghịch.
3 tháng chiến đấu giành sự sống của bé sinh non nặng 800g kèm bệnh tim bẩm sinh chỉ có vài % cơ hội sống "Với những trường hợp sinh non cân nặng 800g, số trẻ sống chỉ là 30% nếu không kèm bất kỳ bệnh lý bẩm sinh nào khác. Với trường hợp bé mắc tim bẩm sinh, cơ hội sống là rất thấp", bác sĩ Trịnh Trương Tuyên chia sẻ. Ngày 30/4, bác sĩ Trịnh Trương Tuyên (Trung tâm Tim mạch, BV Sản Nhi Quảng Ninh)...