Bé trai bị mẹ đẻ, bố dượng đánh gãy xương đùi
Sự việc bé trai 10 tuổi ở Hà Nội bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành suốt 2 năm khiến dư luận xôn xao trong thời gian gần đây không phải hiếm gặp.
Những đứa trẻ bị bố đẻ, mẹ ruột bạo hành qua lời kể của cán bộ phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em sẽ khiến trong chúng ta không khỏi giật mình.
Mẹ đẻ đánh con gãy xương đùi
Bà Nguyễn Thuận Hải, Phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 kể về trường hợp bị chính mẹ đẻ bạo hành khiến trẻ đau đớn về thể chất và sang chấn nặng nề về tâm lý.
Trường hợp cháu N.V.T (sinh năm 2012) bị cha dượng và mẹ đẻ ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh bạo hành đến gãy xương đùi, khắp cơ thể bị bầm tím.
Bé trai bị mẹ đẻ đánh gãy xương đùi đã được tách khỏi mẹ
Nguyên nhân được cho là do bé đùa nghịch lúc ở nhà một mình. Khi người mẹ đi làm về, thấy bé T. ị ra bừa bãi rồi lấy gạo trộn vào chơi. Bực tức quá, mẹ và cha dượng đã đánh bé. Tới hôm sau, thấy toàn thân cậu con trai 4 tuổi thâm tím, chân phải sưng lên, hai người mới đưa tới bệnh viện. Lúc này, bác sĩ thông báo bé T. bị gãy đùi phải. Cháu T. phải nhập Viện Chấn thương chỉnh hình TP.Hồ Chí Minh để điều trị.
Sợ cháu T. có nguy cơ tiếp tục bị bạo hành khi sống cùng cha dượng và mẹ, Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM cũng tìm kiếm bố đẻ của cháu là anh Tô Hoàng M. (SN 1986, đăng ký tạm trú ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) để giao cho cháu cho bố đẻ nuôi dưỡng nhưng không thấy. Trong quá trình tiếp xúc với trẻ, cán bộ trẻ em được biết bé T. thường bị mẹ đánh nhiều hơn.
Đến thời điểm này, bé trai đã có tâm lý ổn định. Sau khi được cán bộ trẻ em can thiệp, bé được sống cùng dì ruột ở huyện Bình Chánh.
Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em cũng đề nghị phòng Bảo vệ trẻ em-Sở LĐTBXH TPHCM và Trung tâm Công tác xã hội hướng dẫn địa phương trong kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho cháu T, đồng thời hướng dẫn để dì ruột nhận trẻ làm con nuôi, thường xuyên theo dõi tâm lý cho trẻ.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thuận Hải, Phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111
Hơn 90% trẻ bị bạo hành thể chất
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) cho biết, trong số những trường hợp trẻ bị bạo hành có tới 91,7% số trẻ bị bạo hành thể chất, 6,9% trẻ bị bạo hành tinh thần.
Theo thống kê qua các vụ bạo hành trẻ em, trẻ em từ 0 -10 tuổi chịu bạo lực nhiều nhất, chiếm tới 56.9%. Đây cũng là giai đoạn đầu của cuộc sống gia đình, các gia đình khó khăn về kinh tế, vợ chồng dễ có mâu thuẫn, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ còn hạn chế vì vậy dễ có hành vi, lời nói bạo lực với con.
Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em cho rằng, các hành vi bạo lực tồn tại là do nhận thức và kỹ năng làm cha mẹ còn thiếu, có sai lầm trong quan niệm giáo dục trẻ, giáo dục bằng trừng phạt, roi vọt, các biện pháp kỷ luật tích cực hầu như chưa có, trong khi đó, cha mẹ, người chăm sóc thiếu kỹ năng mềm trong cuộc sống như xử lý căng thẳng trong gia đình.
Nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc về sự bảo vệ cho trẻ em chưa đầy đủ, chưa thấy hết được sự tổn thương, rối nhiễu tâm trí ở trẻ khi bạo lực trẻ.
Ngoài ra, trẻ em sinh sống trong các gia đình suy giảm chức năng như có quan hệ lỏng lẻo, bạo lực gia đình, cha mẹ nghiện rượu, ma túy, ly hôn, cha mẹ mất sớm… thường bị bạo lực nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nhiều vụ bạo lực đã được chấp nhận, bỏ qua hoặc hòa giải không đưa ra pháp luật nên thiếu đi tính răn đe. Nhận thức, thái độ và sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc can thiệp bảo vệ trẻ em còn thiếu sót do sợ mất thành tích…
Ngày 6/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khai trương Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em – 111 (Tổng đài được nâng cấp Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567).Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt, tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân và các em qua điện thoại.Bộ phận tiếp nhận sẽ phôi hơp vơi cac cơ quan, tô chưc, ca nhân co liên quan đê xac minh thông tin, kịp thời cung câp dich vu bao vê tre em.Tổng đài hỗ trợ miễn phí cho trẻ em bị khủng hoảng nặng về tâm lý do bị xâm hại tình dục, bạo lực, trẻ bị mua bán… và trẻ em bị các rối nhiễu về tâm lý thuộc hộ nghèo trong cả nước bao gồm: đánh giá, trị liệu tâm lý…
Theo Danviet
Hai đứa trẻ bị cha dùng xăng thiêu đốt
Anh H. đã dùng xăng đốt khiến hai con bị bỏng nặng (cấp độ 4), phải vào điều trị tại bệnh Viện Bỏng Quốc gia trong thời gian dài.
Sự việc trẻ bị bạo hành tương tự như bé trai 10 tuổi bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành suốt 2 năm vừa qua ở Hà Nội không phải hiếm gặp. Những trường hợp trẻ bị bố đẻ, mẹ ruột bạo hành qua lời kể dưới đây của cán bộ phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em sẽ khiến trong chúng ta không khỏi giật mình.
Cha dùng xăng thiêu cháy khiến hai trẻ bỏng nặng
Người cha dùng xăng thiêu đốt 2 con (Ảnh minh họa)
Bà Nguyễn Thuận Hải, Phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 cho biết, từ khi thành lập (năm 2014) đến nay, Đường dây 18001567 đã tiếp nhận và tư vấn trên 3.500 trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục....
Đáng chú ý, ngày 5/7/2017, Cục tiếp nhận điện thoại từ chị Đ.L.M (Hà Nội) đề nghị Tổng đài can thiệp để chị được đón hai con là N.M.N (sinh năm 2013) và N.M.H (sinh năm 2015) do hai cháu bị bố là N.T.H bắt, nhốt trong nhà.
Chị M. cho biết, vợ chồng chị thường xuyên mâu thuẫn, đang trong quá trình ly thân. Chồng và mẹ chồng chị thường chửi bới, đánh đập chị cùng hai con.
Vào ngày 16/11/2016, anh H. đã dùng xăng thiêu cháy khiến hai con bị bỏng nặng (cấp độ 4) và được điều trị tại bệnh Viện Bỏng Quốc gia.
Đến ngày 6/5/2017, khi chị M. mang hai con về nhà để lấy giấy khai sinh thì anh H. và mẹ chồng chị bắt giữ hai đứa trẻ, đuổi chị ra khỏi nhà.
Sau khi tổng đài can thiệp, chị M. đã đón được hai con và được Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em giới thiệu tới Ngôi nhà Bình yên (Hội Phụ nữ Việt Nam).
Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của quá trình bạo lực gia đình trong thời gian dài nên hai con của chị M. có dấu hiệu sang chấn tâm lý. Cục Bảo vệ Trẻ em đã hỗ trợ tâm lý miễn phí cho hai cháu.
Khi nhắc lại chuyện chồng dùng xăng đốt con, chị M. tỏ ra buồn bã. Chị bảo, lấy chồng sớm khi không tìm hiểu kỹ là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Giờ đây, khi chuyện đã rồi, chị giận chồng đã ra tay ác độc, nhưng cũng giận mình vì không tìm trợ giúp sớm để các con của chị phải chịu khổ.
Hiện tại, các con của chị đã kết thúc quá trình trị liệu và 3 mẹ con chị M. đã trở về nhà. Tuy nhiên, cuộc sống của 3 mẹ con vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế do chị M. không có công việc ổn định.
Hơn 60% trẻ bị bạo lực từ gia đình
Bà Nguyễn Thuận Hải cho biết, tỉ lệ trẻ em bị bạo lực từ trong gia đình là cao nhất, chiếm 63.2% tổng số các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em.
Đặc biệt, trong gia đình, bố là người gây ra bạo lực nhiều nhất đối với trẻ em, chiếm 37,5%, tiếp đó là người mẹ, chiếm 11.8%, các đối tượng khác trong gia đình như bố dượng, mẹ kế, họ hàng sống chung trong một mái nhà chiếm 13,9%.
Bà Nguyễn Thuận Hải, Phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111
"Đây là một điều đáng buồn bởi những người đáng lẽ gần gũi, thương yêu, chăm sóc trẻ nhiều nhất lại là người gây bạo lực cho trẻ nhất. Đây cũng chính là những nhân tố khiến tình trạng sang chấn tâm lý của trẻ lâu hồi phục hơn so với thủ phạm là người ngoài gia đình", bà Hải nhấn mạnh.
Người phụ trách Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 cho biết, trong nhiều vụ việc, trẻ em vừa là nạn nhân của bạo lực gia đình vừa là người chứng kiến bạo lực gia đình của bố đối với mẹ. Rất khó khăn để xác định giữa phụ nữ và trẻ em, ai là người chịu tổn thương hơn trong các vụ bạo lực gia đình. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là nỗi đau đớn và thiệt thòi của trẻ là vô cùng, nó không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm hiện tại mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ trong tương lai.
Ngày 6/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khai trương Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em - 111 (Tổng đài được nâng cấp Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567).Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt, tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân và các em qua điện thoại.Bộ phận tiếp nhận sẽ phôi hơp vơi cac cơ quan, tô chưc, ca nhân co liên quan đê xac minh thông tin, kịp thời cung câp dich vu bao vê tre em.Tổng đài hỗ trợ miễn phí cho trẻ em bị khủng hoảng nặng về tâm lý do bị xâm hại tình dục, bạo lực, trẻ bị mua bán... và trẻ em bị các rối nhiễu về tâm lý thuộc hộ nghèo trong cả nước bao gồm: đánh giá, trị liệu tâm lý...
Theo Danviet
Trẻ em và những trận đòn thừa sống thiếu chết từ chính tay cha mẹ Hình ảnh thương tích chằng chịt trên cơ thể những đứa trẻ tội nghiệp như lưỡi dao đâm nhói lòng dư luận. 2 ngày nay, câu chuyện về một bé trai tại Hà Nội đột nhiên xuất hiện tại nhà ông bà nội với một cơ thể chằng chịt vết thương khiến dư luận phẫn nộ. Đứa trẻ tội nghiệp ấy là T.G.K...