Bé trai bị đũa đâm vào mũi, thủng sàn sọ mà không biết
Bé trai 3 tuổi ở Đồng Nai cầm đũa chơi, bị té và bị đũa đâm vào mũi, thủng sàn sọ mà không biết.
Ngày 2.10, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM thông tin về ca bệnh bị thủng sàn sọ ở trẻ em sau chấn thương.
Bác sĩ CK.2 Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng, cho biết bệnh nhân là bé trai 3 tuổi (ngụ Đồng Nai).
Trước đó, bé cầm đũa chơi và bị té, bị đũa chọc vào mũi trái. Bé tự rút chiếc đũa ra khỏi mũi, mũi có chảy máu nhưng tự cầm, nên gia đình cũng không đưa bé đi khám. Hai ngày sau bé sốt, được gia đình đưa đến phòng khám tư nhưng uống thuốc không giảm nên được đưa vào bệnh viện tỉnh.
Sau phẫu thuật và thủng sàn sọ, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và chuẩn bị xuất viện . DUY TÍNH
Video đang HOT
Tại đây, bé được chẩn đoán viêm màng não, sau 2 tuần điều trị thì cho xuất viện nhưng vẫn còn tình trạng chảy dịch ở mũi trái. Khi tái khám thì bác sĩ nói bé bị viêm mũi xuất tiết. Gia đình lo lắng nên đưa bé đến Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM.
Qua chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán rò dịch não tủy trái sau chấn thương thủng sàn sọ, viêm màng não (hiện đã ổn định).
Bệnh viện Tai mũi họng đã hội chẩn với Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 để đưa ra hướng phẫu thuật và bít lại lỗ rò dịch não tủy.
Theo đó, phẫu thuật viên tiếp cận hốc mũi trái tìm vị trí tổn thương ở mảnh sàng sọ, khe khứu; vá lỗ rò bằng cách lấy mỡ bụng bệnh nhi lấp vào vị trí tổn thương, tấn giữ bằng vạt vách ngăn và bơm keo sinh học.
Sau phẫu thuật vá thủng sàn sọ 10 ngày, bệnh nhi tỉnh táo, chạy chơi, không nhức đầu, không còn chảy dịch mũi trong bên trái.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, cha mẹ tránh cho trẻ cầm những vật sắc nhọn như đũa, bút chì chạy chơi. Nếu trẻ chọc đũa vào mũi có thể gây đứt động mạch sàng trước, có thể gây tụ máu nội sọ, tổn thương ở mắt gây chảy máu, tổn thương thần kinh thị gây mù mắt.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn khuyến cáo, sau khi trẻ bị chấn thương như trên thì nên đi khám tại các bệnh viện để phát hiện tổn thương sàn sọ, vá điều trị sớm, tránh tình trạng tổn viêm màng não.
“Việc vá rò dịch não tủy qua đường nội soi mũi xoang bằng phương pháp nhiều lớp mang lại thành công cao, hậu phẫu nhẹ nhàng, xuất viện sớm và không để lại di chứng. Năm qua, Bệnh viện Tai mũi họng đã phẫu thuật vá rò dịch não tủy cho 32 bệnh nhân là người lớn bằng kỹ thuật này, tỷ lệ thành công là 100%”, TS-BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng, thông tin thêm.
Cũng theo TS-BS Lê Trần Quang Minh, chấn thương sàn sọ xuyên thấu như trường hợp bệnh nhân trên là ít gặp, chỉ chiếm 10%. Nếu chấn thương gây viêm màng não không được điều trị thì gây nhiễm trùng não nhiều lần và có nguy cơ gây tử vong.
Bé trai chảy máu mũi rỉ rả, nội soi lấy ra con vắt căng tròn máu
Dị vật sống như con vắt rất nguy hiểm khi tiếp xúc với niêm mạc và gây ra các biến chứng lâu dài (viêm nhiễm, mất máu...).
Ngày 16.8, bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bé trai 18 tháng tuổi vì bị con vắt chui vào trong mũi.
Theo bệnh sử, 2 tuần trước, bé trai có về quê nội ở Thái Nguyên chơi và đi tắm suối. Sau đó mũi phải của bé xuất hiện chảy máu rỉ rả và tái đi tái lại nhiều lần (khoảng 10 lần), đi khám bác sĩ tư nghi ngờ viêm mũi xuất huyết cho uống thuốc nhưng không giảm. Gia đình đưa bé đến 1 bệnh viện đa khoa khám, lúc này con vắt chui ra lỗ mũi nên bác sĩ khuyên đưa đến bệnh viện chuyên khoa để lấy dị vật.
Tối 14.8, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM.
Con vắt được lấy ra từ mũi bệnh nhân. Ảnh BVCC
Bệnh nhi được khám trong tình trạng tỉnh, sinh hiệu ổn, mũi phải có dị vật sống động ở cửa mũi. Khi bác sĩ tiến hành lấy dị vật thì dị vật chui vào hốc mũi. Do Do bệnh nhi nhỏ tuổi và không không hợp tác tốt nên được chuyển vào phòng phẫu thuật nội soi để gây mê và lấy dị vật, kết quả lấy ra 1 con vắt có kích thức 4 cm căng máu, còn động đậy . Sau khi lấy dị vật, các bác sĩ tiến hành kiểm tra lại hốc mũi 2 bên nhằm tránh sót dị vật.
Theo bác sĩ, dị vật sống như con vắt rất nguy hiểm khi tiếp xúc với niêm mạc và gây ra các biến chứng lâu dài (viêm nhiễm, mất máu...). Do đó, việc phát hiện sớm để loại bỏ dị vật sống nhanh chóng rất quan trọng. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ em cần hiểu biết về sự nguy hiểm của các loại dị vật sống, cần đưa bé đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật mũi: chảy máu mũi hoặc chảy mũi hôi 1 bên.
Con vắt có ở nơi ẩm thấp. Trọng lượng 100 mg, dài 3 - 5 cm. Có thể hút máu rất nhiều (8 - 10 lần trọng lượng cơ thể). Chúng có giác bám vào lớp niêm mạc mũi, khi hút máu tạo ra chất không đông (hirudin) nên thường không gây đau, rát, khó phát hiện. Khi cư trú trong mũi ở các ngách khe, dị vật gây ra tình trạng chảy máu mũi, phù nề, xuất tiết, nghẹt mũi. Ở thanh quản gây ra tình trạng ho, khó thở thanh quản. Nếu dị vật bị bỏ quên lâu ngày trong hốc mũi sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu mũi kéo dài và thiếu máu mãn tính. Nếu dị vật bám vào thanh quản dễ gây tình trạng tắc nghẽn đường thở, gây nguy hiểm đến sinh mạng.
Cùng mẹ đi cạo mủ cao su, bé trai 12 tuổi bị dao cạo đâm xuyên bụng Hôm nay (14/12), BS.CK II Lê Ngọc Hà, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi phẫu thuật, sức khỏe của bé Đ.D (12 tuổi, ngụ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) bị dao cạo mủ cao su đâm xuyên bụng đã ổn định. Theo đó, khoảng 20h30 ngày 13/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh...