Bé trai 6 tuổi trở thành phi công trẻ nhất thế giới
Mới chỉ 6 tuổi, cậu bé Duoduo trở thành thủy thủ nhỏ tuổi nhất thế giới và thậm chí còn lái một chiếc máy bay trước khi bước sang tuổi thứ 6.
Duoduo và bố, He Liesheng, vui mừng sau chuyến bay dài 30 phút thành công của cậu bé. Ảnh: China Daily
Duoduo gây chú ý cho toàn thế giới vào năm 2012, khi video quay lại cảnh cậu bé vừa chạy bộ vừa khóc giữa trời tuyết lan truyền trên mạng.
“Bố ơi bố, ôm con đi bố!”, Duo khóc trước máy quay. Thân hình nhỏ bé của Duoduo chỉ được bảo vệ khỏi thời tiết -13 độ C ở New York bằng độc chiếc quần lót màu vàng và đôi giày thể thao trắng. Dù đang đi nghỉ ở Mỹ cùng gia đình, Duoduo ngày nào cũng phải luyện “mình đồng, da sắt” theo cách này dưới sự ép buộc của bố, He Liesheng.
Trong khi video trên thu hút cả những chỉ trích lẫn khen ngợi từ dư luận khắp thế giới, He không mảy may quan tâm. Ông bố này khẳng định anh biết mình đang làm gì.
“Tôi luôn cảm thấy các bậc phụ huynh Trung Quốc nuông chiều đứa con duy nhất của họ quá mức”, He nói với CNN lúc đó. “Chúng ta không cho chúng tiếp xúc nhiều với tự nhiên khiến chúng trở nên yếu đi và kém khả năng cạnh tranh so với trẻ em nước ngoài”.
Video đang HOT
He, người tự mệnh danh mình là “người cha đại bàng”, không chỉ muốn con trai thành công mà còn muốn cậu bé bay cao bay xa. “Giống như một con đại bàng, tôi đẩy con mình đến giới hạn để nó có thể học cách tự bay”.
Hai năm sau, hai bố con Duoduo đã giữ đúng cam kết.
Trong căn hộ cao cấp tại thành phố Nam Kinh, các bằng chứng nhận của giới chức Trung Quốc dán đầy trên tường và còn có cả những kỷ lục thế giới: một trong những người nhỏ tuổi nhất khởi nghiệp một công ty đầu tư và một trong những phi công trẻ nhất. Kỷ lục thứ hai được ghi nhận sau chuyến bay dài 30 phút của Duoduo gần Bắc Kinh, ở độ cao hơn 300 mét.
Trên tường nhà còn có các bảng biểu và tài liệu ghi lại chi tiết lịch trình hàng ngày của Duoduo. Cậu bé 6 tuổi chỉ được thức dậy vào 7h trong những ngày nghỉ, còn bình thường, Duo phải ngủ dậy lúc 6h30.
Phi công nhỏ tuổi chỉ có một ngày được nghỉ ngơi. “Cháu có thể xem phim vào chủ nhật”, Duoduo nói.
Duoduo bây giờ hoạt bát, trái ngược hoàn toàn so với hình ảnh run rẩy mà thế giới nhìn thấy cách đây hai năm. Duoduo vẫn còn nhớ cảm giác rét buốt của ngày hôm ấy, nhưng cậu bé cũng nhớ những gì xảy ra tiếp sau đó.
“Khi cháu ở trần chạy bộ, cháu khóc không ngừng. Sau đó, bố cho cháu tắm nước nóng”, Duoduo nói.
Về phần mình, He nói rằng câu chuyện của họ không có gì hơn ngoài những hình ảnh khắc nghiệt. He đã bắt con trai cởi trần chạy bộ giữa trời tuyết, anh cũng bắt cậu bé trượt tuyết, leo núi và tắm nước lạnh. He khẳng định thử thách nào cũng có mục đích của nó.
“Một đứa trẻ không trải qua khó khăn thì không thể trở nên mạnh mẽ được”, ông bố này nói. “Điều đó có nghĩa là từ khi con còn nhỏ, chúng ta nên để chúng chiến đấu nhiều hơn, cho phép chúng trải nghiệm nhiều hơn. Điều đó rất tốt cho sự phát triển của chúng”.
Tuy nhiên, cuộc sống của Duoduo không hoàn toàn chỉ có những thử thách. Cậu bé sống rất thoải mái và hy vọng lớn lên sẽ trở thành một doanh nhân như Bill Gates, vì “lúc đó cháu có thể giúp đỡ người khác và mua nhiều thứ”.
Nói về phương pháp dạy con của bố mình, Duoduo cho rằng nó có hai mặt tích cực và tiêu cực: “Mặt tích cực là cháu có thể học được rất nhiều thứ, còn mặt tiêu cực là bố cháu quá nghiêm khắc!”.
Theo Xahoi
Trung, Đài xích lại gần nhau
Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố nhất trí sớm lập văn phòng đại diện cho các cơ quan phụ trách vấn đề xuyên eo biển Đài Loan của hai bên.
Ông Trương Chí Quân (phải) và ông Vương Úc Kỳ tại Nam Kinh ngày 11.2 - Ảnh: AFP
Ngày 11.2 tại thành phố Nam Kinh, Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan (TAO) của Trung Quốc Trương Chí Quân hội đàm với Chủ nhiệm Hội đồng phụ trách vấn đề đại lục (MAC) của Đài Loan Vương Úc Kỳ. Tại cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai bên kể từ năm 1949, Trung Quốc và Đài Loan đã đồng ý sẽ thành lập văn phòng đại diện cho TAO và MAC càng sớm càng tốt và thiết lập liên lạc định kỳ, theo Tân Hoa xã.
Hai bên còn nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế và "giải quyết hợp lý" các vấn đề chăm sóc y tế cho du học sinh của mỗi bên. Phát biểu lúc khai mạc cuộc họp, ông Trương khẳng định hai bên đang đi đúng hướng và "điểm đến không còn xa nữa". Chủ nhiệm Trương cho hay cuộc gặp là kết quả của sự thống nhất mà hai ông đã đạt được bên lề Hội nghị APEC ở Indonesia hồi tháng 10.2013. Về phần mình, ông Vương khẳng định hai bên có thể ngồi lại không phải là "chuyện dễ" và sự kiện lần này đã mở ra "chương mới" cho quan hệ Trung - Đài, theo AFP.
Tuy nhiên, nội dung về những vấn đề mà hai bên bàn luận không được công bố. Giới quan sát đánh giá cuộc gặp chỉ mang tính biểu tượng và nhằm xây dựng lòng tin. Trước đó, ông Vương tiết lộ ông sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận nào trong chuyến thăm Trung Quốc. Theo lịch trình, ông Vương còn phát biểu tại Đại học Nam Kinh, thăm Thượng Hải trước khi trở về Đài Loan vào ngày 14.2.
Quan hệ hai bên bờ eo biển Đài Loan ấm dần kể từ năm 2008, khi lãnh đạo Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2008. Theo đó, chuyến bay trực tiếp Trung - Đài đã được triển khai vào năm 2008 và du khách đại lục đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho Đài Loan. Hai bên cũng đã ký nhiều thỏa thuận thương mại, cho phép các công ty Đài Loan đầu tư hàng tỉ USD vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo BBC, căng thẳng giữa hai bên vẫn còn đó. Trước cuộc gặp Nam Kinh, ông Vương tuyên bố hai bên sẽ không bàn về vấn đề chính trị và một số nguồn tin tiết lộ phía Trung Quốc cũng đã yêu cầu hạn chế nhiều chủ đề thảo luận, trong đó có vấn đề chính trị, dân chủ, nhân quyền... Ngoài ra, Trung Quốc hiện nay được cho là vẫn còn đặt hơn 1.000 tên lửa nhắm tới Đài Loan. Nhằm ứng phó mối đe dọa đó, Đài Loan không ngừng tăng cường khả năng phòng vệ bằng cách nâng cấp chiến đấu cơ, tàu chiến và đóng tàu mới... Giáo sư Giả Khánh Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định với AFP sự tương tác giữa Đài Loan và Trung Quốc hiện nay mang tính "tích cực", nhưng "phải mất thêm thời gian hai bên mới có thể thật sự hòa nhập với nhau".
Theo TNO
Trung - Đài trước cuộc hội đàm lịch sử Trung Quốc và Đài Loan sắp có cuộc gặp được đánh giá là mang tính lịch sử, thế nhưng quá trình cải thiện quan hệ chính trị vẫn còn nhiều trắc trở. Ông Trương Chí Quân (trái) và ông Vương Úc Kỳ sẽ hội đàm tại Nam Kinh ngày 11.2 - Ảnh: Hexun/AFP Ngày mai 11.2, Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn...