Bé trai 5 tháng tuổi tử vong do bị ống dẫn truyền thức ăn gắn nhầm vào tim
Mặc cho mẹ của bệnh nhân gào khóc nói rằng con mình không ổn, nhưng các bác sĩ vẫn phớt lờ bỏ đi.
Mới đây, tòa án của thành phố Manchester (Anh) đã mở một phiên tòa xét xử vụ án Bệnh viện nhi Hoàng gia Manchester cho một ống dẫn thức ăn vào cơ thể em bé Noah (5 tháng tuổi), nhưng lại làm không đúng cách khiến nó đâm vào tim, dẫn đến đứa trẻ tử vong.
Được biết, Noah được sinh ra với chứng rối loạn dạ dày, nghĩa là cậu bé có một lỗ thủng trên bụng và đã được phẫu thuật sau vài giờ sau sinh. Gia đình đứa trẻ cho biết con của họ đã hồi phục tốt và đạt các mốc quan trọng bình thường như những đứa trẻ khác. Cho đến khoảng cuối tháng 12/2018, Noah đột nhiên bị mất nước, không bú sữa được và sụt cân nhanh chóng. Do đó, cậu bé được bố mẹ, chị Victoria Johnston-Millin và anh Sean McGrath, đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Cậu bé Noah đang vui vẻ khỏe mạnh rồi đột nhiên không bú sữa, sụt cân nhanh chóng nên được cha mẹ đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ của Bệnh viện nhi Hoàng gia Manchester đã quyết định đưa một ống dẫn thức ăn vào cơ thể bé trai thông qua đường ngoại vi (PICC) – một ống dài, mỏng được đưa vào tĩnh mạch trong cánh tay của bệnh nhân và đi qua các tĩnh mạch lớn hơn gần tim. Đường ống này cho phép bác sĩ truyền chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào cơ thể bệnh nhân.
Chị Victoria cho biết khi đó Noah làm rất tốt, nhưng đến ngày 2/1/2019, đột nhiên, cậu bé không khỏe. Và mặc dù bà mẹ này liên tục cố gắng nói với bác sĩ và y tá rằng con mình bất ổn nhưng các nhân viên y tế đã phớt lờ bỏ đi.
Video đang HOT
Chị Victoria kể: “Tôi đã hét lên để được giúp đỡ, tôi đã khóc nhưng không ai đến giúp con tôi cả. Đến 1 giờ sáng ngày 3/1, tôi đến báo bác sĩ về tình hình của con trai. Họ bảo con tôi vẫn ổn. Đến 3 giờ sáng, tôi đến nói với bác sĩ rằng ‘Noah đi rồi, mắt con nhắm nghiền’. Bác sĩ vội vàng chuyển con tôi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Vì tim Noah đã ngừng đập khá lâu nên não của con bị tổn thương nghiêm trọng. Đến ngày 9/1, Noah chính thức rời xa chúng tôi”.
Nhưng cậu bé đã ra đi mãi mãi vì sợi ống truyền thức ăn đã bị gắn không đúng cách, đâm vào tim khiến tim Noah ngừng đập.
Victoria chia sẻ thêm: “Cái chết của Noah để lại cho chúng tôi nhiều câu hỏi. Đầu tiên là việc đưa ống dẫn thức ăn qua đường PICC đã không được thực hiện đúng cách. Sau đó, các bác sĩ đã không ai quan tâm khi thấy ống dẫn không hoạt động bình thường và kết quả chụp X-quang cho thấy nó đã bị nằm lệch so với quy định.
Với tư cách là người mẹ, tôi đã nói rõ những lo lắng của mình nhiều lần với các nhân viên y tế, nhưng không một ai coi trọng lời tôi nói. Mặc dù bây giờ có làm gì thì con tôi cũng không thể sống trở lại, nhưng tôi không muốn điều đau lòng này lại xảy ra với một gia đình khác. Vì vậy, tôi quyết định khởi tố sự việc ra tòa”.
Tuy nhiên, đứng trước những cáo buộc của gia đình bé Noah, Bệnh viện nhi Hoàng gia Manchester đã từ chối nhận lỗi. Song, theo điều tra của cảnh sát, nguyên nhân gây ra cái chết của đứa trẻ đúng là sự tắc trách của các bác sĩ gây ra.
Nhân viên điều tra cảnh sát Zak Golombeck cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng Noah đã chết do ống truyền thức ăn không được đặt đúng cách, khiến nó đâm vào tim của đứa trẻ. Song, ngay cả khi kết quả chụp X-quang cho thấy điều đó, bác sĩ tại bệnh viện nhi cũng đã không sửa sai ngay lập tức, khiến đứa trẻ bị ngưng tim dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng”.
Sau khi có kết quả điều tra của cảnh sát, NHS Foundation Trust – tổ chức quản lý và điều hành Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Manchester đã đứng ra xin lỗi và chấp nhận “hoàn toàn kết luận của cuộc điều tra”.
Người đại diện đơn vị cho biết: “Một lần nữa, chúng tôi xin được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình bé Noah McGrath. Chúng tôi vô cùng xin lỗi gia đình vì đã vô tình để xảy ra sự đau thương này. Chúng tôi xin phép được lấy đây là một bài học để tiếp tục cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình”.
Phục hồi chức năng tổn thương não cần sớm và kiên trì
Tổn thương não (gồm tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, mổ u não...) không chỉ để lại di chứng rất nặng nề cho chính người bệnh mà còn gây tâm lý bất ổn cho người nhà bệnh nhân. Những tổn thương này tuy ở mức độ khác nhau, nhưng lại dẫn đến tàn tật nhiều nhất.
Tổn thương não không chỉ dừng lại ở tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não mà tổn thương não còn là nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ em. Đây là một trong những tổn thương phức tạp, nhiều khó khăn trong công tác điều trị, phục hồi.
Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An thời gian qua đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi bị bại não. Bé N.A (hơn 3 tuổi, Anh Sơn, Nghệ An) bị bại não hơn 2 năm nay. Bố của bé - anh Hải cho biết: Lúc A. mới được 2 tháng tuổi, trong lúc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng động của chiếc xe phanh gấp gần nhà.
Sau đó, bé ngủ tiếp, nhưng khi tỉnh dậy, A. gồng người và có biểu hiện không bình thường, phải đưa vào điều trị tại bệnh viện. Nhưng điều trị ở tuyến dưới khá lâu, tiến triển chậm nên anh Hải quyết định chuyển con đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Tại đây, bé được bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với sức khỏe.
Phục hồi chức năng cho người bệnh.
ThS.BS. Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết, sau tổn thương não, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu. Người bệnh cần tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau tổn thương não.
Sau khi xảy ra tổn thương não, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn.
Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống. Di chứng sau tổn thương não để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng.
GS. Cao Minh Châu - Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng (Đại học Y Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai khuyến cáo, thông thường, bệnh nhân tổn thương não phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm.
Do đó, phục hồi chức năng sau tổn thương não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.
Gần nửa triệu trẻ sơ sinh thiệt mạng năm 2019 vì ô nhiễm không khí Báo cáo mới cho thấy một sự thật đáng báo động: ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh vào tháng đầu đời, với đa số nạn nhân ở các nước đang phát triển. Ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh - AFP/GETTY Viện Tác động...