Bé trai 2 tuổi ngộ độc tím người, đau bụng, nôn mửa do ăn gà rán, khoai tây chiên để qua đêm
Một cậu bé 2 tuổi ở Giang Tô (Trung Quốc) đột nhiên bị đau bụng, nôn mửa và toàn thân tím sẫm vì ăn gà rán và khoai tây chiên để qua đêm. Bác sĩ kết luận cậu bị ngộ độc nitrite, xét nghiệm điện di huyết sắc tố (HgB) đạt 40.7%, cao gấp nhiều lần bình thường.
Mới đây, Lele, một cậu bé 2 tuổi ở Thường Châu (Giang Tô, Trung Quốc) đột nhiên bị đau bụng, nôn mửa, toàn bộ cơ thể chuyển thành màu tím sẫm. Hoảng sợ trước tình trạng của con, cha mẹ đã đưa cậu bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thường Châu.
Ảnh minh họa.
Sau khi kiểm tra, chỉ số điện di huyết sắc tố (HgB) của Lele ở mức cao, đạt 40,7%, cao hơn nhiều lần so với mức bình thường (dưới 1,5%), bác sĩ kết luận cậu bé bị ngộ độc nitrite. Ngay lập tức, Lele được điều trị bằng cách truyền dịch xanh methylen, vitamin C… Tình hình của Lele hiện tại đã được cải thiện và từ từ trở lại bình thường.
Khi tìm hiểu nguyên nhân, mẹ Lele mới nhớ ra rằng trước đó cậu bé đã ăn nốt chỗ gà rán và khoai tây chiên còn lại từ đêm qua để trên bàn. Đó có thể là nguyên nhân gây nhiễm độc nitrite?
Nitrite là gì?
Khi nói đến nitrite, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn để qua đêm mà không được bảo quản đúng cách, các thực phẩm muối chua và nó cũng là một chất gây ung thư. Trên thực tế, nitrite là một chất rất phổ biến trong cuộc sống và nó là một hợp chất chứa nitơ tương đối phổ biến trong tự nhiên.
Sự hiện diện của một lượng nhỏ nitrite không phải là điều quá khủng khiếp. Một lượng nitrat và nitrite nhất định có trong thực vật trong tự nhiên, hàm lượng tùy theo loại rau, phương pháp canh tác và phương pháp bảo quản sau khi thu hoạch. Nitrite thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm thịt, chẳng hạn như thịt hộp, xúc xích ngâm… và cũng có thể đóng vai trò cải thiện hương vị, bảo quản và tạo màu sắc cho thực phẩm.
Vậy tại sao Lele bị ngộ độc nitrite?
Video đang HOT
Các loại thực phẩm thịt như gà rán được thêm vào một lượng nitrite trong quá trình bảo quản và chế biến như đã nêu ở trên. Nếu chúng không được làm lạnh mà được đặt trên nhiệt độ phòng, điều này sẽ gây ra sự phát triển của vi khuẩn, làm nitrite vượt quá tiêu chuẩn.
Nitrite là một chất oxy hóa mạnh. Sau khi cơ thể, nó sẽ kết hợp với hemoglobin trong máu, từ đó chuyển oxyhemoglobin thành methemoglobin, làm mất khả năng mang oxy vốn có của máu đi khắp cơ thể.
Từ đó gây ra sự thiếu oxy, cơ thể chuyển sang màu xanh tím. Nếu một lượng lớn nitrite được ăn vào cùng một lúc, các phản ứng ngộ độc cấp tính khác nhau có thể xảy ra, chẳng hạn như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy và thậm chí giảm huyết áp, khó thở và hôn mê, có thể đe dọa tính mạng.
Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc nitrite?
- Tốt nhất không nên có thức ăn thừa, nếu có thức ăn thừa nên được đóng gói kín và bảo quản nhanh chóng trong tủ lạnh để giảm sự phát triển của vi sinh vật. Trước khi sử dụng lại, hãy nhớ làm nóng lại để giảm rủi ro.
- Các thực phẩm muối chua chỉ nên được ăn sau ít nhất 20 ngày. Vì nitrite hòa tan trong nước nên hãy rửa kỹ thực phẩm muối chua trước khi ăn.
- Nên chọn mua các loại muối đảm chất chất lượng, tránh mua phải muối công nghiệp có hàm lượng nitrat cao.
- Hạn chế ăn salad sống không rõ nguồn gốc của rau củ.
Phổ biến trong mùa hè, nhưng không phải ai cũng biết ăn canh cua đồng đúng cách
Canh cua nấu rau đay, riêu cua đồng,... là những món ăn phổ biến cho mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn canh cua đồng đúng cách dẫn tới bị ngộ độc thực phẩm.
Trong canh cua đồng có rất nhiều thành phần dinh dưỡng nên các bà nội trợ nên nắm rõ việc ăn canh cua đồng đúng cách như thế nào để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe tiêu hóa của cả gia đình.
Canh cua đồng là một món ăn có tác dụng giải nhiệt mùa hè khá tốt, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều gia đình. Cua đồng được chế biến thành các món canh như canh rau đay mồng tơi, canh riêu cua, canh cua đồng hoa thiên lý,...
Dưới đây là những lưu ý để ăn canh cua đồng đúng cách trong mùa hè:
1. Không nấu canh từ cua chết
Hiện nay ở rất nhiều chợ đều bán cua xay sẵn giúp các bà các mẹ tiết kiệm thời gian, về nhà chỉ việc lọc lại rồi nấu là có một bát canh cua đồng ngon.
Tuy nhiên chính cách làm này lại khiến bạn không kiểm định được xem cua xay sẵn mà bạn mua ở chợ có đảm bảo chất lượng hay không, có bị xay từ cua đã chết hay không.
Mối nguy hiểm từ cua đồng xay sẵn (Ảnh: Internet)
Trong cua chết có chứa một thành phần hóa học gọi là histidine, thành phần này nếu ăn phải sẽ khiến người ăn bị nôn mửa, đau bụng thậm chí là gây ngộ độc nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu như cua chết càng lâu thì nồng độ histidine sinh ra lại càng nhiều và bạn lại càng dễ bị ngộ độc hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng bạn nên tự tay chọn các con cua sống, cua cái thường chắc thịt hơn cua đực. Nhận biết cua cái bằng cách quan sát thấy con cua to khoảng bằng một ngón chân cái. Bạn cũng không nên chọn cua đang đẻ hoặc cua quá non khi ăn sẽ bị hoi là lời khuyên ăn canh cua đồng đúng cách.
2. Không ăn cua sống
Món cua tái sống, cua làm gỏi khá phổ biến ở một số vùng quê - thực tế món ăn này rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trùng phổi.
Cua sống có thể chứa nang trùng hút máu phổi (Ảnh: Internet)
Bệnh trùng phổi do ăn cua sống xuất phát từ những nang trùng hút máu phổi kí sinh trong thịt cua, nếu như cua không được khử độc và tiêu trùng bằng cách làm chín thì nguy cơ nhiễm là rất cao.
Người bị nhiễm nang trùng phổi bị ho, khạc ra máu; nguy hiểm hơn các nang trùng này có thể kí sinh lên não gây ra co giật và thậm chí là bị bại liệt. Nếu nang trùng xâm nhập vào gan, thận, tim hay tủy còn gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn nữa. Vì thế một nguyên tắc để ăn canh cua đồng đúng cách chính là không ăn cua sống.
3. Không ăn đi ăn lại
Nhiều bà nội trợ hay bị "tiếc của" khi canh cua đồng ăn chưa hết nên hay giữ lại. Tuy nhiên đây là một thói quen không tốt. Nguyên nhân là do thịt cua đồng có rất nhiều chất đạm, những chất đạm này rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ thường, nhất là vào mùa hè, nhiệt độ cao, oi nóng.
Không nên ăn cua được nấu đi nấu lại nhiều lần (Ảnh: Internet)
4. Không uống trà, ăn quả hồng trong hoặc ngay sau ăn canh cua
Cua là thực phẩm rất giàu chất đạm còn trong quả hồng và nước trà lại có chứa tanin. Khi tanin kết hợp với đạm (protein) có thể gây ra phản ứng khiến bạn cảm thấy lợm giọng, buồn nôn và nôn; thậm chí là bị đau bụng, tiêu chảy,...
Do vậy, trong vòng khoảng 1 tiếng sau khi ăn canh cua thì bạn không nên uống nước trà; quả hồng cũng vậy. Đặc biệt, nếu uống nước trà ngay sau khi ăn cua các chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị cô đặc lại, rất hại cho tiêu hoá.
Còn nếu ăn hồng và canh cua cùng nhau thì các tanin có trong hồng sẽ khiến các protein trong cua bị đặc lại thành các chất rắn gây đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn sẽ bị kết thành sỏi thận.
Bé trai 5 tuổi bị hoại tử ruột sau bữa ăn, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn "độc hại" không nên cho trẻ ăn quá nhiều Người mẹ này này đã thốt lên không biết bao nhiêu từ "giá như" khi nghe bác sĩ thông báo con trai mình bị hoại tử ruột, nếu ăn uống vô tội vạ sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Trang Aboluowang ngày 18/6 đưa tin về trường hợp của cậu bé Tiểu Vũ (5 tuổi) bị hoại tử ruột. Mẹ cậu bé cho...